Sâm lai châu được chia làm 2 loại là sâm tự nhiên và sâm trồng. Giá mỗi loại sâm, lô sâm có sự chênh lệch nhau tùy thuộc vào độ tuổi của củ sâm, trọng lượng củ, hình dáng của củ,...
Sâm lai châu được chia làm 2 loại là sâm tự nhiên và sâm trồng. Giá mỗi loại sâm, lô sâm có sự chênh lệch nhau tùy thuộc vào độ tuổi của củ sâm, trọng lượng củ, hình dáng của củ,...
Sâm Lai Châu là một loại sâm quý hiếm có tên khoa học là Panax vietnamensis. Đây là loài sâm tự nhiên chỉ mọc ở vùng núi cao của tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Sâm Lai Châu có giá trị lớn trong y học cổ truyền và hiện đại nhờ vào các thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Loài sâm này thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý. Giá sâm Lai Châu cũng khá đa dạng, dưới đây là những thông tin chung về sâm Lai Châu và giá bán.
Trên thị trường giá Sâm Lai Châu dao động khác nhau và thậm chí có sự chênh lệch đánh kể. Do đó khách hàng khi mua khá băn khoăn không biết sâm Lai Châu giá bao nhiêu tiền 1kg. Khách hàng cần chú ý về mức giá khi mua sâm, tránh mua giá quá rẻ bởi đó có thể là loại sâm “đội lốt” sâm Lai Châu thật.
Bảng giá sâm Lai Châu thường dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi của cây, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Tại Việt Nam, giá sâm Lai Châu trên thị trường có 2 loại giá cho dòng sản sâm tươi gồm:
- Giá dao động 55-200 triệu/1kg: Sâm tự nhiên còn khai thác trong rừng nguyên sinh.
- Giá dao động 20 - 150 triệu/1kg: Sâm được người đồng bào thiểu số trồng tại tỉnh Lai Châu.
Lưu ý: Cũng như các loại sâm khác, giá cho mỗi loại được tính theo số củ và sâm đạt mấy năm tuổi/1kg, sâm càng ít củ và nhiều đốt mắt, nhiều năm tuổi thì sẽ có giá càng cao.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bảng giá sâm Lai Châu:
Giá bán Sâm Lai Châu tự nhiên sẽ không có mức giá cố định tùy thuộc vào lô sâm, hình dáng của củ sâm, độ tuổi,.. và loại sâm này có giá đắt đỏ hơn so với sâm trồng. Cụ thể, mức giá sâm lai châu tự nhiên dao động như sau:
Giá sâm Lai Châu tự nhiên khá cao, tùy vào hình dáng, số lượng củ/kkg
Hiện nay có khá nhiều đơn vị bày bán sâm Lai Châu trồng. Dòng này có giá bán thấp hơn vì sản lượng sâm trồng nhiều, hình dáng củ sâm không đẹp bằng dòng sâm tự nhiên, giá sâm Lai Châu trồng dao động 20 – 150 triệu đồng/kg. Cụ thể:
Sâm lai châu trồng có giá thấp hơn so với loại sâm tự nnhiên
Nếu như giá của sâm Lai Châu được quyết định bởi độ tuổi của sâm, chẳng hạn như một củ sâm có niên đại cả hàng chục, hàng trăm năm tuổi, có thể mức giá từ 100 triệu đến cả nửa tỷ đồng. Những chế phẩm từ sâm Lai Châu như: Sâm Lai Châu ngâm mật ong, Rượu sâm Lai Châu, viên sâm Lai Châu, nước sâm Lai Châu, trà sâm Lai Châu…có giá dao động khoảng từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn về mức giá của các dòng sản phẩm này nhanh nhất.
Để đảm bảo được sâm Lai Châu chất lượng và giá cả hợp lý, việc lựa chọn đúng nhà cung cấp là rất quan trọng. Hãy chọn những đơn vị có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cam kết chất lượng sản phẩm.
Tỉnh Lai Châu nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 400 km, gồm 8 huyện, thị và 108 xã, phường, thị trấn, với dân số trên 40 vạn người. Đây là vùng đất đa dân tộc với 20 dân tộc anh em bao gồm Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô, H’Mông, Dao và Hoa.
Với địa hình núi cao trên 1.000 m, Lai Châu tập trung diện tích rừng nguyên sinh, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Dưới tán rừng là nơi sinh sống của nhiều loại cây dược liệu quý như sâm Lai Châu và thảo quả. Sâm Lai Châu thường mọc tập trung ở độ cao 1.400 m – 2.200 m so với mặt nước biển, yêu thích môi trường ẩm và khí hậu mát quanh năm, lạnh vào mùa đông.
Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus), còn được biết đến với tên gọi tam thất hoang Mường Tè và tam thất đen, là loài cây thuộc chi nhân sâm (Panax L.), họ ngũ gia bì (Araliaceae) có phân bố hẹp tại Lai Châu. Đây là loài cây thuốc quý hiếm với giá trị cao về nguồn gen và sử dụng y học. Sâm Lai Châu được xếp hạng là loài cần bảo tồn ưu tiên và phát triển tại Việt Nam, hiện chỉ được phát hiện duy nhất tại tỉnh Lai Châu.
Cây sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng và tính ôn, có tác dụng tương tự như nhân sâm. Thành phần chính trong thân rễ của sâm Lai Châu là saponin "MR2", đặc trưng có mặt trong sâm Ngọc Linh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ sâm Lai Châu chứa đựng một loạt các hoạt chất quý hiếm, với hàm lượng saponin toàn phần dao động từ 18% đến 23%, tăng dần theo tuổi của cây và có sự khác biệt giữa cây mọc tự nhiên và cây được trồng.
Đây là một tài nguyên thiên nhiên vô giá của Lai Châu, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Hiện nay, sâm Lai Châu đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp bằng bảo hộ về giống cây trồng. Đặc biệt, tỉnh Lai Châu đã, đang xây dựng, ban hành Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc thu hoạch, sơ chế và bảo quản sâm Lai Châu tại địa phương. Lai Châu mong muốn đưa hình ảnh Sâm Lai Châu vươn ra Việt Nam và quốc tế; gửi tới các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp trong và ngoài nước sự cam kết Tỉnh Lai Châu sẽ kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện và cam kết đồng hành để các Doanh nghiệp phát triển Sâm Lai Châu, dược liệu thành công tại Lai Châu.
Theo kế hoạch đến năm 2030, tỉnh Lai Châu sẽ bảo tồn toàn bộ diện tích sâm tự nhiên, đồng thời đầu tư xây dựng 7 cơ sở sản xuất giống, trong đó có 2 trung tâm sản xuất giống công nghệ cao. Tỉnh cũng sẽ phát triển vùng sâm tập trung trên diện tích 3,000 ha và xây dựng một nhà máy chế biến chuyên sâu. Đến năm 2045, kế hoạch mở rộng diện tích trồng sâm lên trên 10,000 ha và xây dựng thêm nhà máy chế biến nhằm chế biến sâu khoảng 30% sản lượng sâm hàng năm.
Đặc điểm sâm Lai Châu
Sâm Lai Châu thường rất hiếm loại củ to, đặc biệt là loại tự nhiên. Dù có trồng sâm thì việc thu được củ to cũng khó. Đa phần sâm Lai Châu khi phát triển ở khu vực gần kề sẽ có màu sắc, củ cái, thân, mắt và cánh lá giống nhau. Do đó khi mua, bạn nên dựa vào tài chính và nhu cầu sử dụng của bản thân để lựa chọn thật chính xác.
Một yếu tố bạn cần chú ý khi chọn mua sâm Lai Châu đó là độ tuổi của sâm. Bạn có thể dựa vào đặc điểm của sâm để đoán ra độ tuổi:
- Sâm Lai Châu loại 30 – 50 củ/kg: Độ tuổi trung bình từ 2 – 5 năm.
- Sâm Lai Châu loại 20 củ/kg: Độ tuổi trung bình rơi vào khoảng 4 – 7 năm
- Sâm Lai Châu loại 700 gram – 3kg/củ: Độ tuổi trung bình 20 – 150 năm tuổi.
Bạn nên chọn mua sâm Lai Châu có hình dáng tròn ngắn. Đây là loại sâm được phát triển ở khu vực có độ ẩm và ánh sáng thích hợp. Dạng sâm này phần củ sẽ nằm ở dưới nhiều hơn ở trên, hơn nữa còn có nhiều bừu và rễ xum xuê.
Thân dưới màu vàng sâm Lai Châu có màu vàng khá giống khoai tây, còn phần trên lại có màu xanh đen, xanh rêu. Đây là loại sâm Lai Châu nên mua vì chứa nhiều dưỡng chất.
Mùi vị
Trong quá trình chọn mua sâm Lai Châu, bạn nên ưu tiên việc thử trực tiếp để đảm bảo chất lượng khi sử dụng. Đặc biệt là sâm Lai Châu có cảm giác sần sật khi nhai, lúc đầu ăn nên có vị đắng nhẹ, nuốt rồi lại thấy vị ngọt.
Giá bán sâm Lai Châu là yếu tố quan trọng nhất người dùng nên lưu ý khi đi mua. Bên trên chúng tôi đã tổng hợp lại bảng giá tham khảo của sâm Lai Châu tự nhiên và sân trồng. Nhìn chung giá bán của sâm còn tùy thuộc vào độ tuổi, nguồn gốc xuất xứ và hình dáng củ sâm, lô sâm...
On Plaza – Đơn vị phân phối sâm Lai Châu chất lượng, giá tốt nhất hiện nay
THÔNG TIN LIÊN HỆ ON PLAZA:
Liện hệ với Onplaza qua kênh MXH
Video - hình ảnh thực tế về củ sâm lai châu Việt Nam
Các lô sâm lai châu khi về đến Onplaza đều được lấy mẫu mang đi kiểm định tại Viện Dược Liệu nhằm đảm bảo với khách hàng hàm lượng dưỡng chất trong củ sâm đạt chuẩn, tránh trường hợp khách hàng phải bỏ tiền mà mua phải những củ sâm kém chất lượng, không đạt đủ giá trị thành phần dinh dưỡng.