Sâm Lai Châu là gì? Tiềm năng phát triển của cây sâm lai châu

- Tin Tức Sâm
Sâm Lai Châu là gì? Tiềm năng phát triển của cây sâm lai châu

Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) là Sâm lai châu là loài cây bản địa lâu đời trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đây là loài cây thuốc rất quý hiếm, được xếp vào diện cần ưu tiên bảo tồn và phát triển ở Việt Nam.

Ngoài ra Sâm lai châu là loài dược liệu quý hiếm mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Loại sâm này chứa thành phần saponin phong phú và có giá trị kinh tế cao, là một trong những giống sâm quý hiếm trên thế giới.

Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) là một trong những dòng sâm việt nam và là loài dược liệu quý hiếm mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Loại sâm này chứa thành phần saponin phong phú và có giá trị kinh tế cao, là một trong những giống sâm quý hiếm trên thế giới. Hiện nay Sâm Lai Châu hiện đang được nhân giống bảo tồn và phát triển nhằm phát huy hết công dụng và tiềm năng của giống sâm này. Tại nội dung bài viết sau đây ONPLAZA sẽ chia sẻ thêm thông tin về dòng sâm được mệnh danh là “quốc bảo” của Việt Nam này đến các bạn.

Sâm Lai Châu là gì?

Sơ lược về cây Sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu (P. Vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai) là một thứ (bậc phân loại dưới loài) của sâm Ngọc Linh. Giống sâm này còn được biết đến với tên gọi là Tam thất đen, Tam thất hoang Mường Tè,… Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) Sâm Lai Châu là nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới.

Củ sâm lai châu

Sâm Lai Châu (P. Vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai)

Giống nhân sâm này có vùng phân bố hẹp. Chúng được tìm thấy ở độ cao 1.400-2.200m trên dãy núi Pu Si Lung và vùng lân cận (Mường Tè và Tây Sìn Hồ, giáp biên giới với Trung Quốc). Ngoài ra Sâm Lai Châu còn được tìm thấy ở dãy núi Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ và Tam Đường với thành phố Lai Châu. Sâm Lai Châu là dược quý hiếm, có giá trị kinh tế cao bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ trầm trọng. Xem giá bán của sâm Lai Châu trên thị trường hiện nay tại: Sâm Lai Châu giá bao nhiêu tiền 1kg? Địa chỉ mua sâm tại vườn

Sâm Lai Châu sống ở đâu?

Sâm ở Lai Châu sinh trưởng và phát triển trên độ cao 2000m với mực nước biển. Sâm tập trung nhiều ở các huyện là huyện Tam Đường, huyện Mường Tè, huyện Phong Thổ, thuộc khu vực miền núi của tỉnh Lai Châu. Sâm mọc nhiều ở dưới tán rừng nguyên sinh với gió mùa nhiệt đới. Giống sâm này sinh trưởng và phát triển trên núi cao ở mức nhiệt độ từ 13oC – 20oC, độ cao từ 1.400-2.300m so với mặt nước biển.

Sâm ở Lai Châu sinh trưởng và phát triển trên độ cao 2000m

Đặc điểm của Sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu còn được gọi là Tam thất rừng; Tam thất đen; Tam thất hoang Mường Tè. Giống sâm này được phát hiện đầu tiên tại phía nam của tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Trong những năm gần đây, chúng được phát hiện ở tỉnh Lai Châu, phân bố trên dãy núi Pu Si Lung, dãy núi Pu Sam Cáp, Mường Tè, tây Sìn Hồ, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Sâm được người dân khai thác nhiều do có giá trị kinh tế cao.

✔ Hình thái: Sâm Lai Châu có hình thái tương tự như Sâm Ngọc Linh. Lá tròn, hai mặt lá có lông, thân củ có mắt đốt so le nhau, hạt có chấm đen. Cây có dạng thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 40 – 80cm.

✔ Quả: Quả Sâm Lai Châu mọng, hình cầu dẹt theo hướng lưng bụng, chín màu đỏ có chấm đen, đường kính 0,6-1,2 cm. Có 1 hạt, màu xám trắng, có rốn hạt, vỏ cứng.

✔ Mùi vị: Sâm Lai Châu có vị đắng, ngọt hậu, vị ngọt lưu lại rất lâu sau khi ăn.

✔ Đốt sâm: Tùy thuộc vào thổ nhưỡng, địa hình cũng như cách chăm sóc mà đốt sâm sẽ phát triển. Thường đốt sâm sẽ phát triển theo thời gian.

✔ Độ tuổi: Sâm Lai Châu trồng loại 30 – 50 củ/kg có độ tuổi trung bình từ 2 – 5 năm; Loại 20 củ/kg có độ tuổi trung bình từ 4 – 7 năm; Loại 7 lạng đến 3kg/1 củ có độ tuổi từ 20 – 150 năm tuổi.

Thành phần có trong Sâm Lai Châu

Nhân Sâm Lai Châu có thành phần saponin phong phú. Trong đó có tới 52 loại hoạt chất quý hiếm tương tự như sâm Ngọc Linh. Theo kết quả định lượng bằng phương pháp cân cho thấy

  • Hàm lượng saponin toàn phần trong các mẫu sâm Lai Châu đạt khoảng 20%
  • Kết quả định lượng saponin tổng số của sâm Lai Châu và tăng dần khi tăng số tuổi
  • Mẫu thu được ở tự nhiên có hàm lượng saponin tổng số (trung bình khoảng 23%) cao hơn mẫu trồng (trung bình khoảng 18,47%).

Củ nhân Sâm Lai Châu có thành phần saponin phong phú

Công dụng của Sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu được xem là “quốc bảo” của Việt Nam cùng với Sâm Ngọc Linh nhờ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và phòng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền và nghiên cứu của y học hiện đại Sâm Lai Châu chứa nhiều dưỡng chất, hoạt chất mang đến tác dụng tốt cho cơ thể. Tất cả các bộ phận của nhân sâm Lai Châu đều mang đến tác dụng đối với con người. Trong đó có thể kể đến các tác dụng của Sâm Lai Châu như:

Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Các dưỡng chất vàng trong nhân sâm Lai Châu mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ cơ thể. Các dưỡng chất này nuôi dưỡng, cung cấp dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Từ đó giúp tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Mỗi ngày ngậm từ 1-3 lát sâm mỏng còn giúp phục hồi cơ thể sau khi ốm, sau khi điều trị bệnh nhất là đối với bệnh nhân U.Thư. 

Kháng viêm, chống viêm

Sâm Lai Châu có chứa nhiều hoạt chất mang đến tác dụng kháng viêm, chống viêm, chống oxy hóa cho cơ thể. Loại dược liệu quý này đặc biệt phù hợp với người có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên bị viêm nhiễm, dị ứng, dễ nhiễm trùng, dễ nhiễm khuẩn. Điều này cũng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau các vết thương, sau phẫu thuật, phù hợp với bệnh nhân đang điều trị U.thư. 

Chống trầm cảm, giảm stress

Một tác dụng tuyệt vời của sâm Lai Châu chính giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress, giảm lo âu. Tác dụng này vô cùng thích hợp với những đối tượng người trưởng thành làm việc nhiều áp lực, người làm việc trí óc. Cũng như các đối tượng người trí nhớ giảm sút, chán chường, tinh thần suy giảm,  làm việc, họ tập không tập trung.

Tăng cường S.Lý

Nhân sâm Lai Châu còn mang đến tác dụng tốt trong cải thiện s.lý nam, nữ. Ăn sâm thường xuyên giúp cải thiện sự dẻo dai, kích thích các hooc môn từ đó tăng cường nội tiết tố, tăng cường s.lý cho cả nam và nữ giới. Tam thất đen còn giúp tăng cường hoạt động của tuyến thượng thận, cải thiện tình trạng rối loạn ở phái mạnh. 

Bổ máu

Sâm Lai Châu giúp bổ máu, tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu, kích thích lưu thông máu trong cơ thể. Người thiếu máu, suy tiểu cầu, người mới phẫu thuật, mất máu, người mới ốm dậy có thể sử dụng Tam thất đen nhằm cải thiện tình trạng này. 

Chống oxy hóa, làm đẹp

Sử dụng nhân sâm Lai Châu mỗi ngày với liều lượng phù hợp còn mang đến tác dụng làm đẹp, trẻ hóa cho phái nữ. Cụ thể trong nhân sâm có nhiều hoạt chất chống oxy hóa mang đến tác dụng tốt trong việc trẻ hóa da, giúp da căng mịn và đàn hồi. Cùng với đó các dưỡng chất còn giúp tăng cường lưu thông máu, ổn định nội tiết tố giúp da dẻ hồng hào, tươi trẻ. 

công dụng của củ sâm lai châu

Sâm Lai Châu mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe

Cách sử dụng Sâm Lai Châu hiệu quả

Có rất nhiều cách sử dụng Sâm Lai Châu, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Cụ thể

Sâm Lai Châu ngâm rượu

Ngâm rượu sâm là cách sử dụng phổ biến nhất, phù hợp với đối tượng nam giới. Sâm Lai Châu có thể ngâm rượu trắng 45 độ hoặc ngâm cùng các dược liệu khác như: Nhung hươu, cá ngựa, đông trùng hạ thảo, hồng sâm,... 

Rượu Sâm Lai Châu mang đến tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cường S.lý, phòng bệnh tật. 

Liều dùng: Mỗi ngày uống khoảng 1-2 chén (15 – 20ml). 

Hướng dẫn thực hiện: Sâm rửa sạch, để ráo nước. Xếp sâm vào bình thủy tinh đã được vô trùng, đổ rượu trắng 40 độ ngập củ sâm (1kg sâm ngâm cùng 3 – 5 lít rượu). Đậy kín nắp để từ 6 tháng trở lên là có thể sử dụng. 

Rượu sâm đạt tiêu chuẩn có màu vàng đậm, có bột lắng ở dưới đáy bình, khi uống lắc đều trước. 

Sâm Lai Châu ngâm mật ong

Với cách sử dụng này, người dùng nên chọn sâm Lai Châu từ 5 năm tuổi trở lên nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất. Bước đầu tiên cần rửa sạch sâm, để thật ráo nước. Lựa chọn bình thủy tinh và mật ong rừng nguyên chất để ngâm sâm. Bình thủy tinh cần được vô trùng, có nắp đậy kín khí. 

Sâm Lai Châu tươi thái mỏng, sau đó phơi hoặc sấy để lát sâm khô se lại còn khoảng 50% lượng nước. Sau đó xếp lần lượt các lát sâm vào bình thủy tinh, rót mật ong ngập bề mặt sâm, dùng khăn vải màn thoáng khí đậy lên mặt. Trong quá trình ngâm cần chú ý vớt các bọt khí. Ngâm từ 15 ngày đến 1 tháng là có thể sử dụng. 

Ăn trực tiếp sâm Lai Châu

Cách dùng sâm Lai Châu đơn giản, nhanh gọn nhất chính là ăn sống trực tiếp. Với cách làm này bạn chỉ cần làm sạch củ sâm, thái thành lát mỏng, ngậm trong miệng hoặc nhai nuốt. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 10 lát sâm mỏng, chia thành 2-3 lần. 

Đối tượng dùng và liều lượng sử dụng

Sâm Lai Châu là dược liệu quý mang đến nhiều công dụng, dưỡng chất cho cơ thể. Sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng cũng như độ tuổi người dùng. Tam thất đen phù hợp với các đối tượng người mới ốm dậy, người đang điều trị bệnh, người bệnh U.Thư, người suy nhược, người căng thẳng stress,... 

Bên cạnh đó dược liệu này còn phù hợp với các đối tượng nam giới gặp tình trạng rối loạn cương dương, suy giảm S.Lý; Người thiếu máu, bệnh nhân tiểu đường, rối loạn huyết áp, người suy giảm thị lực,... Tùy thuộc vào thể trạng và mục đích sử dụng mà người dùng có thể sử dụng liều lượng sâm phù hợp. Liều dùng được khuyến cáo là không quá 1-3g mỗi ngày. 

Sâm Lai Châu không phù hợp với các đối tượng: Người dị ứng với các thành phần trong củ nhân sâm. 

Bảo tồn và nhân giống Sâm Lai Châu

Trong vài năm trở lại đây UBND Tỉnh Lai Châu đã thực hiện nhiều dự án hợp tác trong nước và quốc tế để xây dựng thương hiệu Sâm Lai Châu. Qua đó đưa ra nhiều giải pháp phát triển cây dược liệu này xứng tầm với tiềm năng. Cùng với đó, người dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn nhận thấy giá trị và tiềm năng phát triển của Sâm Lai Châu nên đã chủ động đầu tư, lấy giống từ trong rừng về và tiến hành nhân giống. Xem: Kế hoạch Phát triển Sâm Lai Châu giai đoạn 2022-2030 và định hướng đến năm 2045

Trên thực tế giá bán sâm Lai Châu hiện nay tương đương sâm Ngọc Linh, sâm cỡ trung bình giá 40 – 50 triệu 1 kg, sâm tự nhiên củ to có giá lên đến cả tỷ đồng 1 củ khoảng 7 lạng; sâm trồng cũng có giá cao. Có thể nói Sâm Lai Châu là báu vật của Hoàng Liên Sơn, là "Quốc bảo" của người Việt. Với những tiềm năng tự nhiên sẵn có và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, hi vọng trong rằng thời gian tới sẽ có nhiều nhà đầu tư triển khai các dự án Sâm trên địa bàn tỉnh Lai Châu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả để phát triển dược liệu tập trung có giá trị kinh tế cao.

Sâm Việt Nam ONPLAZA vừa chia sẻ thông tin về Nhân Sâm Lai Châu - Quốc bảo của Việt Nam đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Đơn vị của chúng tôi hiện đang cung cấp các sản phẩm nhân sâm quý hiếm tại Việt Nam cũng như các giống sâm nhập khẩu chính hãng, chất lượng. Mọi thông tin vui lòng truy cập địa chỉ onplaza.vn để được tư vấn và hỗ trợ. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Sâm Lai Châu là gì? Tiềm năng phát triển của cây sâm lai châu

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22927 sec| 1654.438 kb