Dược liệu cao cấp

CÁC LOẠI DƯỢC LIỆU CAO CẤP TỐT CHO SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Các loại dược liệu quý có tác dụng chậm nhưng mang lại hiệu quả lâu dài, hầu hết là lành tính và đặc biệt là có sẵn trong tự nhiên. Việt Nam cũng là một trong những quốc giá sở hữu nhiều loại dược liệu thiên nhiên quý (khoảng 5000 loại) và còn nhiều loài khác đang chờ con người khám phá.

 

Dược liệu từ con Đông trùng hạ thảo

Tên khoa học của đông trùng hạ thảo là Cordyceps sinensis. Được gọi là đông trùng hạ hảo vì loài này mùa đông là côn trùng còn mùa hè lại thành mầm thảo. Mùa đông một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non và phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con sâu làm con sâu non bị chết. Đến mùa hạ từ đầu sâu ấy mọc lên một chồi thảo dài 2,5 - 3cm.

Dược liệu đông trùng hạ thảo


Đông trùng hạ thảo Tây Tạng đặc biệt quý hiếm có giá thành tiền tỷ/kg

Trong đông trùng hạ thảo có nhiều thành phần dược lý quan trọng như axit cordycepic, protit, chất béo. Trong các tài liệu cổ đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn có tác dụng hỗ trợ ích phế, thận, cầm máu, hóa đờm, hỗ trợ hiệu quả các chứng liệt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh.

Ngoài đông trùng hạ thảo tự nhiên được tìm thấy ở độ cao trên 4000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải - Tây Tạng) và Tứ Xuyên - Trung quốc thì hiện nay đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên quy mô công nghiệp tại nhiều quốc gia như: Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia...giúp người dân có cơ hội được sử dụng loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp này và không phải bỏ ra quá nhiều tiền. Tuy đông trùng hạ thảo nuôi cấy khác với đông trùng hạ thảo tự nhiên ở Trung Quốc nhưng cũng được người dân rất ưa chuộng, hiệu quả tốt 

Dược liệu Nấm linh chi Hàn Quốc

Dược liệu Nấm linh chi Hàn Quốc

Nấm linh chi là một trong những loài dược liệu đứng đầu, cực kỳ quý

Nấm linh chi tên khoa học là Ganoderma lucidum là loại dược liệu quý nổi tiếng thế giới. Nấm linh chi có 6 loại mang màu sắc khác nhau: Thanh chi (linh chi màu xanh), xích chi (màu hồng), hoàng chi (màu vàng), bạch chi (màu trắng), hắc chi (màu đen), tử chi (màu tím). Nấm linh chi dạng mũ có cuống dài hoặc ngắn, mũ có dạng hình tròn hay hình quạt.

Trong nấm linh chi đặc biệt có nhiều loại dược chất quý chiếm hàm lượng cao điển hình như germanium (giúp lưu thông khí huyết) và polysaccarit (tăng hệ miễn dịch cơ thể) và axit ganoderic (hỗ trợ giảm dị ứng, viêm nhiễm).
Theo nghiên cứu khoa học, nấm linh chi có hiệu quả đối với cơ tim, huyết áp, viêm phế quản, hen, thấp khớp, tiêu hóa, trí não...hỗ trợ thanh nhiệt giải độc cơ thể.

 

Cách sử dụng nấm linh chi đơn giản nhất là thái tai nấm thành các lát mỏng và sắc nước uống. Hiện nay nấm linh chi còn được bào chế dưới dạng viên linh chi và trà linh chi mang đến sự thuận tiện cho việc sử dụng.

Nấm lim xanh Việt Nam
Nấm lim xanh là một loại nấm quý, loài nấm này chỉ mọc trên thân gỗ lim xanh đã chết trong rừng sâu, khi gỗ đã hóa mục. Nấm lim xanh có 2 phần là tán mũ và chân nấm, mũ với tán rộng tối đa 20cm, hình quạt, độ dày của tai nấm từ 2 - 5cm. Nấm lim xanh rừng với chân nấm ngoằn nghèo, mũ dày và cứng đôi chỗ có màu đen bóng như sừng, khi phơi khô ngửi thấy rõ mùi thơm. Nấm lim xanh rất hiếm, mọc tại các vùng rừng núi hiểm trở vùng biên giới Trường Sơn, Tây Nguyên. 

Trong nấm lim xanh có các thành phần nổi bật như polysaccharides (cao gấp 5 lần nhân sâm), triterpenes, germanium (nhiều hơn nhân sâm 18 lần) hỗ trợ hiệu quả với người có khối u, người bệnh viêm gan, xơ gan, bệnh đại tràng.
Theo tài liệu The Healing Power of Mushrooms của giáo sư Rober B.Beelman thuộc đại học Pennsylvania (Mỹ) nấm lim xanh có 8 tác dụng: ích khí, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hạn chế lão hóa, giúp ngủ ngon, hạn chế rụng tóc, bổ thận, bổ gan, hạ hỏa.

Dược liệu Nhân sâm Hàn Quốc

Trong Đông y dược liệu quý nhân sâm được sử dụng qua nhiều thế kỷ


Ảnh: Trong Đông y dược liệu quý nhân sâm được sử dụng qua nhiều thế kỷ
 

Trong Đông y nhân sâm được coi là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Loài thực vật này mọc tự nhiên ở Triều Tiên và Hàn Quốc , nhân sâm 6 năm tuổi chứa hàm lượng dưỡng chất cao nhất.

Nhân sâm hiện không chỉ được trồng tại Hàn Quốc và Triều Tiên mà còn được trồng ở các quốc gia khác như: Nhật Bản, Ấn Độ, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) với quy trình trồng sâm và chăm sóc tuân thủ theo các tiêu chuẩn vô cùng nghiêm ngặt.

Các công trình khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra nhân sâm có tác dụng hỗ trợ gia tăng tuần hoàn lưu thông khí huyết, gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, tạo hồng cầu, hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ giảm quá trình lão hóa...
Nhân sâm hiện được tiêu thụ ở 4 dạng: nhân sâm tươi, hồng sâm củ khô, cao hồng sâm và nước hồng sâm đều là những dòng sản phẩm được người dùng ưa chuộng và đánh giá cao.

Cây Sâm Ngọc Linh

Cây sâm ngọc linh nhiều năm tuối của ông đào Văn Quang

Chuyên gia chơi sâm ngọc linh Đào Văn Quang với củ sâm hàng tỷ VND

Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý của Việt Nam được tìm thấy trên Núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh KonTum và Quảng Nam, loài sâm này mọc ở độ cao 1,500m trở lên.

Khi so sánh sâm Ngọc Linh của Việt Nam với nhân sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản thì cho thấy hàm lượng saponin trong sâm Ngọc Linh gấp 3,5 lần sâm Triều Tiên, gấp hơn 4 lần sâm Mỹ và Hàn Quốc. Các nhà khoa học còn phát hiện ra sâm Ngọc Linh chứa thành phần MR2 cao nhất, đây cũng là điểm đặc thù khiến sâm Ngọc Linh Việt Nam giá trị hơn hẳn các loại sâm quý khác.
 

Sâm ngọc linh loại 1 .2  củ 1kg

Ngoài thành phần saponin thì trong sâm Ngọc Linh còn chứa các axit béo, nhiều axit amin, gluxit, tinh dầu, các polyacetylen và nhiều yếu tố vi lượng có tác dụng rất tốt trên hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết sinh dục, hệ tim mạch...

Cây Đinh lăng

cây đinh lăng

Ảnh: Đinh lăng được ví như nhân sâm cho mọi nhà.

Đinh lăng là một loại cây nhỏ thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 - 1,5m lá kép xẻ lông chim, phiến lá có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Đinh lăng là cây được trồng phổ biến ở nước ta, trong đinh lăng tìm thấy các glucozit, saponin, vitamin B1, các axit amin...
Theo nghiên cứu nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng tăng sức dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ tăng sức đề kháng, nhiều nơi dùng đinh lăng hỗ trợ cho bệnh ho, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng.

Hà thủ ô

Hà thủ ô - vị dược liệu quý, được sử dụng phổ biến trong Đông y

Hà thủ ô cũng là dược liệu quý khá phổ biến với người dân Việt Nam, đặc biệt hà thủ ô được trồng nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu và Tây Nguyên.

Hà thủ ô là một loại dây leo, thân mọc xoắn vào nhau, sống lâu năm. Nếu trồng hà thủ ô từ dây hoặc hạt thì sau khoảng 4 - 5 năm trở lên mới cho thu hoạch.

Theo nghiên cứu trong hà thủ o có các thành phần: chất đạm, tinh bột, chất béo cùng rất nhiều chất vô cơ, dinh dưỡng quý khác.

Các tác dụng dược lý của hà thủ ô được các nhà nghiên cứu khoa học kết luận là: hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu, bổ não, giảm stress, xúc tiến sự co bóp của ruột cải thiện hệ tiêu hóa, cung cấp dinh dưỡng bồi bổ cơ thể, khỏe gân cốt.
Phần rễ, lá và cành của cây hà thủ ô đều có thể đem sắc nước uống rồi dùng.

8. Tam thất

Tam thất là loài cây sống lâu năm cao khoảng 30 - 60cm , thân đứng vỏ không có lông, tam thất có nhiều loại nhưng chủ yếu là 4 loại chính là: tam thất Bắc, tam thất Nam, Cúc tam thất và tam thất Vũ Diệp. Trong 4 loại trên thì tam thất Bắc thuộc họ nhân sâm dường như được dùng phổ biến hơn cả. Ở Việt Nam tam thất bắc thường được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng là những nơi núi cao, khí hậu mát mẻ, rừng có nhiều bóng râm.

Cây tam thất bắc ưa sống nơi ẩm thấp, râm mát, cây có màu xanh hơi đậm, mặt lá có lông nhưng hơi bóng. Củ tam thất chính là phần rễ phình to đường kính củ khoảng 1 - 2cm, chiều dai 1,5 đến 4cm, củ có màu đen - vàng - xám tùy theo thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng. Củ tam thất bên trong ruột đặc, màu hơi xám, vị đắng, mùi khá thơm.

Tam thất chính là món quà thiên nhiên quý cho sức khỏe: hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc hiệu quả, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu sưng, an thần, hỗ trợ ổn định nhịp tim, tăng tế bào hồng cầu, hỗ trợ giảm lão hóa.

9. Kỷ tử

Kỷ tử hay còn gọi là khởi tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi từ, đây là loại cây nhỏ, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá, phiến lá hình mác, lá mọc so le, cuống lá hẹp hơi nhọn, hoa nhỏ mọc ở kẽ lá, có một số hoa mọc ụ lại. Hạt khi chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều, hình thận, dẹt và dài 2 - 2,5mm.

Theo các nhà khoa học trong kỳ tử có chất bé, chất protin, các loại vitamin, sắt, canxi, vitaminC...
Kỷ tử được coi là dược liệu bổ toàn thân, rất tốt với bệnh ho lao, viêm phổi, đái đường, di mộng tinh, mắt mờ, giúp mạnh gân cốt...Lưu ý người tỳ vị hư hàn không dùng được

10. Cam thảo

Cam thảo cũng là một dược liệu thông dụng trong Đông và Tây y. Tên cam thảo (cam là ngọt, thảo là cỏ) tức là cỏ có vị ngọt. Cây cam thảo là cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1,5m, toàn thân cây có lông rất nhỏ. 
Cây cam thảo trồng bằng rễ hoặc bằng thân rễ. Sau 4 - 5 năm trở lên có thể thu hoạch, đào lấy cả thân và rễ. Những nơi mà cam thảo mọc hoang là những nơi đất khô, đất có canxi, đất cát, đất cát vàng. Những nơi đất đen, ẩm thẩm thì chất lượng cam thảo thấp hơn, nhiều xơ, ít bột, ít ngọt, rễ mọc cong queo.

Trong cam thảo có các thành phần dược tính đặc biệt như: glucoza (3 - 8%) sacaroza (2,4 - 6,5%), tinh bột (25 - 30%), tinh dầu, asparagin, vitaminC...Hoạt chất chính trong cam thảo là chất glyxyridin.
Trong các công trình nghiên cứu vai trò của cam thảo rất được chú ý, theo nhiều kết quả nghiên cứu thì cam thảo có khả năng giải độc, hỗ trợ các bệnh về loét đường tiêu hóa, táo bón, lợi tiểu, tiêu viêm... 

11. Quế

Quế cũng là vị dược liệu quý được dùng rất phổ biến trong cả Đông y và Tây y. Ở Việt Nam có nhiều loại quế, quý nhất là quế Thanh Hóa.

Quế Thanh Hóa là loại cây cao từ 12 - 20cm, hoa quế màu trắng mọc thành chùy, quế Thanh Hóa mọc nhiều ở dọc dãy núi Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng Nam, Quảng Ngãi. Cây  quế trồng sau 5 năm bắt đầu cho thu hoạch nhưng nếu cây càng lâu năm (20 - 30 năm trở lên) thì càng tốt. Vỏ quế được bóc từ thân cây quế xong sẽ được bổ dọc thành từng thanh dài, sau khi bóc hết ở phần thân cây thì ngả cây xuống để bóc ở các bộ phận khác.

Quế có những tác dụng đặc biệt bởi thành phần có chứa những chất như tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, đường 1 - 5% thành phần tinh dầu. Tác dụng cơ bản nhất của quế là kích thích lưu thông máu, tinh dầu giúp sát trùng, tốt cho chứng ho hen, lưng gối tê mỏi, kinh nguyệt bế, bí tiểu tiện, cảm mạo...

12. Hoài sơn

Hoài sơn

Ảnh: Hoài sơn là vị dược liệu được dân ta sử dụng như loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
 

Hoài sơn hay còn gọi là sơn dược, củ mài. Hoài sơn hay sơn dược là thân rễ cây củ mài cạo vỏ, chế biến sơ bộ rồi sấy khô.

Cây củ mài là dây leo ở trên mặt đất, có thân củ, củ có thể dài 1m đường kính 2 - 10cm với nhiều rễ con. Thân cây nhẵn hơi có góc cạnh, kẽ lá có những củ con gọi là "thiên hoài" hay "dái củ mài. Củ mài mọc hoang ở khắp các vùng núi nước ta, xưa kia giữa các vụ thu hoạch nhân dân ta vẫn đi đào củ mài ăn để chống đói. Muốn có hoài sơn phải chế biến như sau: củ mài đào về rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy trong 2 ngày 2 đêm lấy ra phơi khô là được. Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ bị hỏng.

Ngoài tinh bột trong củ hoài sơn các nhà khoa học còn tìm thấy chất muxin, axit amin, acginic và cholin, chất béo, protit.
Chất muxin hòa tan trong nước có tính chất bổ, tại Nhật Bản củ hoài sơn được dùng hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường, củ hoài sơn còn dùng trong trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột, di tinh, đi đái đêm, mồ hồi trộm, mụn nhọt, bệnh về dạ dày và ruột.

(Tham khảo từ tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - GS.TS Đỗ Tất Lợi).

Xem thêm
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.27699 sec| 1819.734 kb