Sâm Việt Nam - Dược liệu quý mang đến sức khỏe cho người Việt

- Tin Tức Sâm
Sâm Việt Nam - Dược liệu quý mang đến sức khỏe cho người Việt

Tôi là Quang Sâm, CEO của Onplaza - Thế Giới Dinh Dưỡng, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng chất lượng cao tại Việt Nam. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với quý vị về một chủ đề vô cùng đặc biệt và ý nghĩa, đó là "Sâm Việt Nam - Kho báu dược liệu quốc gia".

Sâm Việt Nam được biết đến là loại cây tự nhiên thân thảo và mọc ở trong rừng. Sử dụng sâm mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hiện nay, nhân sâm được chia thành nhiều chủng loại cũng như nhiều loại đa dạng khác nhau. Để có thể nắm bắt và tìm hiểu chi tiết về các loại sâm Việt Nam này, cùng Onplaza tìm hiểu và theo dõi bài viết sau đây.

 

Đôi nét về ngành nhân sâm của Việt Nam

Ngành nhân sâm Việt Nam là một trong những ngành mang đến nhiều tiềm năng về kinh tế. Với lịch sử trồng và sử dụng sâm đã được truyền qua nhiều thế hệ. Sâm được coi là một loại thảo dược quý hiếm và có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi căng thẳng, chống lão hóa hiệu quả. 

Hình ảnh về nhân sâm Việt Nam - Quốc bảo Việt

Hình củ sâm Ngọc Linh của Việt Nam

Tại Việt Nam, ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và các tỉnh phía Nam như Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum,...đều là vùng trồng sâm phát triển. Nhưng do yếu tố về địa lý và khí hậu khác nhau thì chất lượng và giá trị của sâm Việt Nam không đồng đều.

Hiện nay, ngành sâm Việt Nam đang được nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến về phương pháp trồng và chế biến để tăng năng suất cũng như tăng giá trị thương mại. Bên cạnh đó, ngành này còn có tiềm năng phát triển các sản phẩm phụ từ sâm như: kem dưỡng da, thuốc bổ và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác.

Sinh trưởng trong môi trường lý tưởng

Sâm Việt Nam sinh trưởng trong môi trường tự nhiên lý tưởng, từ những rừng già bạt ngàn của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ ở phía Bắc đến những cánh rừng nguyên sinh trên dãy Trường Sơn hay những đỉnh núi cao của Tây Nguyên. Trong hàng trăm năm, những cây sâm này âm thầm lớn lên, tích lũy dưỡng chất quý từ đất trời.

Khác với nhiều loại thảo dược khác, sâm Việt Nam không chỉ chứa hàm lượng saponin cao mà còn giàu các dưỡng chất đặc biệt như acid amin, khoáng vi lượng, polyacetylen, hợp chất phenolic... Đây là kết quả của quá trình sinh trưởng lâu dài trong môi trường hoang sơ, tinh khiết.

Chính phủ ra tay bảo tồn và phát triển

Trước nguy cơ sâm Việt Nam bị khai thác quá mức và suy giảm số lượng, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ra tay với Quyết định số 611/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045".

Đây là một quyết định mang tầm vóc lịch sử, thể hiện sự quyết tâm của nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của một loại dược liệu quý mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước ta.

Theo quyết định này, 9 tỉnh sẽ trở thành trung tâm phát triển sâm Việt Nam, bao gồm Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Đây đều là những vùng đất có điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp cho sự sinh trưởng của sâm.

Với kế hoạch cụ thể và bài bản, đến năm 2030, diện tích trồng sâm Việt Nam sẽ đạt 21.000 ha, sản lượng khai thác hàng năm lên tới 300 tấn. Toàn bộ diện tích trồng sâm sẽ được cấp giấy chứng nhận vùng trồng và chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh sản lượng, chất lượng cũng là mục tiêu hàng đầu với việc áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như GACP - WHO về quy trình nuôi trồng và thu hái, hay GMP - WHO về chế biến và bảo quản.

Song song với quá trình sản xuất, các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen sâm quý hiếm cũng được triển khai rộng rãi. Các cơ sở giống hiện đại sẽ ra đời, cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho người trồng. Đồng thời, các công nghệ tiên tiến cũng sẽ được ứng dụng trong khâu chế biến, tạo ra những sản phẩm sâm Việt Nam chất lượng vượt trội, đáp ứng được cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các loại sâm Việt Nam phổ biến hiện nay

Các loại sâm Việt Nam hiện nay được sử dụng phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Để nắm bắt chi tiết hơn về các loại cây sâm ở Việt Nam bạn đọc cùng tìm hiểu sau đây:

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv. Tên đồng danh: Panax schinseng var. japonicum auct. non Makino; Panax japonicum auct. non (Nees) C.A. Mey. (1843). THuộc họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae).

Tên gọi khác sâm K5, củ rọm con, sâm khu năm được công nhận là loại sâm thứ 20 trên thế giới, có chứa tới trên 52 loại saponin, mọc ở khu vực miền Trung Việt Nam, chủ yếu là tại Nam Trà My (Quảng Nam) và khu vực núi Ngọc Linh - Kontum nơi có độ cao khoảng 2000m so với mực nước biển. Nếu như so với nhiều loại sâm khác trên thế giới thì sâm Ngọc Linh sở hữu hàm lượng saponin cao hơn rất nhiều. 

Hình ảnh củ, lá, thân cây sâm Ngọc Linh

Hình ảnh củ, lá, rễ, thân cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ 0,5 - 0,8 m. Cây có bộ rễ dày, mập, thường nằm ngang gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt có 1 vết sẹo lõm do thân khí sinh lụi hàng năm để lại, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có một củ dạng con quay gần hình cầu đường kính có thể đến 5cm; rễ nhỏ mọc xung quanh thân rễ.

Thân cây sâm Ngọc Linh lộ trên mặt đất thẳng đứng, không phân nhánh, nhẵn, gốc có vảy mỏng, lõi thân xốp. Lá cây mọc vòng ở đỉnh thân, thường 3 - 5 lá; gốc cuống lá không có lá kèm; lá kép chân vịt có 5 - 7 lá chét có răng cưa; phiến lá hình trứng hoặc elip, gân lá có lông ở hai mặt. 

Hoa của Sâm Ngọc Linh thường mang mọc đơn ở đỉnh; cuống hoa dài hơn cuống lá; cụm hoa gồm từ 80 - 140 hoa; cuống hoa nhỏ được bao phủ bởi nhiều mấu nhỏ dạng gai thịt dài 0,04 - 0,08 mm. Hoa lưỡng tính, tỏa tròn, đường kính 2,0 - 3,5mm, đài có 5 răng nhỏ dạng tam giác, nhẵn; cánh hoa 5, màu xanh hoặc xanh mép hơi trắng, nhẵn; nhị 5, chỉ nhị mảnh, dài bằng hoặc dài vượt quá cánh hoa, bao phấn 2 ô, đính lưng; đĩa hoa phẳng hoặc hơi lồi, có vòng tím đến tím hoàn toàn hoặc màu xanh hơi ngả vàng; bầu thường tiêu giảm còn 1 ô, đôi khi là 2 ô, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy hợp hoặc xẻ 2 tùy theo số ô của bầu. 

Hình ảnh hoa sâm Ngọc Linh

Hình ảnh hoa sâm Ngọc Linh

Quả hạch hình thận, khi chín màu đỏ, thường có đốm đen nhỏ ở đỉnh quả. Hạt dẹt, số hạt bằng số ô của bầu; vỏ hạt thô cứng nhiều vệt xốp lồi lõm; nội nhũ trơn. Mùa ra hoa tháng 4 - 6, mùa quả tháng 7 - 9.

Tình trạng bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN. Nghị định 160/2013/NĐ-CP, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 84/2021/NĐ-CP: Phụ lục I.

Sâm Ngọc Linh có nhiều tác dụng giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường sinh lý, phòng ngừa ung thư, chống lão hóa, bảo vệ gan, kích thích hệ miễn dịch. loại Sâm này được khuyên nghị dùng 1 ngày khoảng 3-5gram/ngày, thường có giá dao động trong khoảng 50-200 triệu/kg sâm tươi. 

Sâm Langbiang

Sâm Langbiang có tên khoa học là Panax vietnamensis var. langbianensis. Đây là loài sâm Việt Nam chỉ có ở một số khu vực rừng núi cao, đặc biệt là ở khu vực Langbiang - tỉnh Lâm Đồng. Loại sâm này rất quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp do đặc tính sinh thái của nó. Cây chỉ mọc ở một số khu vực tại Lâm Đồng có độ cao trung bình trên 1800m.

Hình ảnh cây sâm Langbian mọc ngoài tự nhiên

Hình ảnh cây sâm Langbian mọc ngoài tự nhiên

Rễ sâm Langbiang nằm ngang, ruột màu vàng hoặc tím nhạt. Thân cây cao đến 1m, đôi khi có 2-3 thân. Lá chét kích thước 5-14,5 x 2,5-5,5 cm; hai mặt lá có lông. Cụm hoa tán đơn hiếm khi tán kép, có 40-100 hoa. Đường kính hoa 4-4,5 mm, cuống hoa dài 1-1,5 cm; đĩa hoa ngà vàng. Bầu 1-2 ô; vòi nhụy 1, đôi khi xẻ 2. 

Quả sâm Langbiang hình thận, dài 6-8 mm, rộng 4-5,5 mm, khi chín màu đỏ, thường có chấm đen ở đỉnh. Hạt 1-2, hình thận, dài 5,5-7 mm, rộng 5-6 mm, vỏ cứng, nhăn nheo. Mùa ra hoa tháng 4 - 6, mùa quả tháng 7 - 9.

Hình ảnh hoa sâm Langbian mọc ngoài tự nhiên

Hình ảnh hoa sâm Langbian mọc ngoài tự nhiên

Việc khai thác quá mức của sâm Langbian và nhiều loài thực vật quý hiếm khác đang gây ra sự suy giảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm này. Do đó, việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sâm Langbiang và các loài cây quý hiếm khác là cực kỳ quan trọng để bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học của Việt Nam.

Tình trạng bảo tồn: Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 84/2019/NĐ-CP: Phụ lục II.

Sâm  Lai Châu

Sâm Lai Châu có tên khoa học là Panax vietnamensis var. fuscidiscus. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác như tam thất Mường Tè, tam thất đen (tên địa phương). Đây là loài cây mọc hoang thuộc chi nhân sâm (Panax L.), họ ngũ gia bì (Araliaceae) và có phân bố trên diện tích khá hẹp ở tỉnh Lai Châu. Hiện nay mới chỉ phát hiện được sâm Lai Châu tại dãy núi Pu Si Lung và dãy núi Pu Sam Cáp.

Hình ảnh củ sâm Lai Châu

Hình ảnh củ sâm Lai Châu ở Việt Nam

Sâm Lai Châu chỉ đứng thứ 2 sau sâm Ngọc Linh, người dân địa phương nơi đây sử dụng loại sâm này để chữa bệnh với tên gọi là “ củ đỏ”. Đây cũng chính là một trong những loại sâm Việt Nam được sử dụng phổ biến. 

Rễ sâm Lai Châu thường nằm ngang, ruột màu tím đến tím ánh vàng, thân cao khoảng 1m, đôi khi có 2-3 thân. Phiến lá chét hình trứng ngược, mũi lá có đuôi dài 1,5 - 3 cm, gân lá có lông cứng hai mặt. Đĩa hoa tím đen hoặc hơi tím. Quả sâm Lai Châu hình trứng, quả chín màu đỏ, thường có đốm đen ở đỉnh quả, đốm đen có diện tích lớn hơn so với Sâm Ngọc Linh. Hạt sâm Lai Châu hình gần cầu hoặc hình trứng.

Hình ảnh hoa, hạt sâm Lai Châu

Hình ảnh hoa, hạt sâm Lai Châu

Loại sâm này rất quý hiếm do đặc tính phân bố địa lý nhỏ và giới hạn độ cao khoảng 2000m. Hiện tại, hiệp hội nhân sâm Việt Nam hiện đang xây dựng và quy hoạch vườn trồng sâm chuyên nghiệp tại tỉnh Lai Châu giúp đáp ứng nhu cầu tăng cường sức khỏe hay chữa bệnh.

Tình trạng bảo tồn: Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 84/2021/NĐ-CP: Phụ lục II.

Sâm Lai Châu có nhiều tác dụng giúp chống trầm cảm, stress, chống oxy hóa, làm đẹp, chống ung thư, tăng cường sức khỏe, s.lý, kháng viêm. Liều lượng dùng sâm mỗi ngày khoảng từ 3-5 gram mỗi ngày, thường có giá bán từ 5-10 triệu/kg đối với dòng sâm trồng.

Tam Thất Hoang

Tam Thất Hoang có tên khoa học là Panax stipuleanatus. Một số tên gọi khác như: Bình biên tam thất (Trung Quốc), Phan xiết (H’Mông), Tam thất rừng, Tam thất lá xẻ. Đây là loại sâm mọc hoang dưới các cánh rừng nhiệt đới. Trước kia ở Việt Nam có rất nhiều Tam Thất Hoang nhưng do tình trạng khai thác tràn lan đã khiến cho loại tam thất này trở nên khan hiếm.

Tam thất hoang là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 1m, mọc rải rác dưới tán rừng nguyên sinh có độ cao trên 1600m. Cây có rễ dày nằm ngang có nhiều đốt ngắn, mỗi đốt có 1 vết sẹo lõm do thân khí sinh lụi hàng năm để lại; các vết sẹo lõm thường xếp thẳng hàng, nối tiếp nhau; rễ nhỏ mọc xung quanh thân rễ. 

Hình ảnh củ, thân, lá cây Tam Thất Hoang

Hình ảnh củ, thân, lá cây Tam Thất Hoang

Thân cây tam thất trên mặt đất thẳng đứng, không phân nhánh, nhẵn, gốc có vảy mỏng, lõi thân xốp. Lá mọc vòng ở đỉnh thân, thường 3 - 5 lá; gốc cuống lá có lá kèm dạng mũi mác; lá kép chân vịt có 5 - 7 lá chét, hai lá chét ngoài cùng thường có kích thước nhỏ hơn; lá chét nguyên hoặc xẻ thùy lông chim, có răng cưa; phiến lá hình trứng hoặc trứng ngược, hai mặt màu xanh, mũi lá có đuôi nhọn, dài 0,7 - 1,5 cm; gốc lá hình nêm, hẹp dài hoặc lệch; lông cứng chỉ có ở mặt trên của lá. 

Cụm hoa thường mang một tán đơn độc ở đỉnh; cuống hoa dài hơn cuống lá; cụm hoa gồm từ 40 - 90 hoa; lá bắc lớn nằm quanh cụm hoa, dài 1 - 2,5 cm, mép lá có răng cưa; lá bắc nhỏ hình dùi, dài  2 - 3 mm. Hoa lưỡng tính, tỏa tròn, đường kính 2,0 - 3,5mm, đài có 5 răng thấp dạng tam giác, nhẵn; cánh hoa 5, màu xanh hoặc trắng hơi xanh mép hơi trắng, nhẵn; nhị 5, chỉ nhị mảnh, dài bằng hoặc dài vượt quá cánh hoa, bao phấn 2 ô, đính lưng; đĩa hoa lõm, màu xanh hơi ngả vàng; bầu 2 ô lệch nhau, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy hợp hoặc xẻ 2. 

Quả hạch, quả 1 hạt hình trứng, quả 2 hạt hình gần cầu hoặc cầu-thận; khi chín màu đỏ. Hạt tam thất hoang hình trứng, số hạt bằng số ô của bầu; vỏ hạt thô ráp; nội nhũ trơn. Mùa ra hoa tháng 4 - 6, mùa quả tháng 7 - 9

Hoa quả cây Tam thất hoang

Hình ảnh hoa quả cây Tam thất hoang

Có một đặc điểm khiến tam thất hoang có giá trị cao là vì nó không mọc thành vùng mà chỉ mọc rải rác ở các khu vực đồi núi có mật độ che phủ cao, đặc biệt là rừng nguyên sinh không chịu tác động của con người. Vì vậy việc khai thác tam thất hoang cũng khá hạn chế và nhiều khó khăn. Một số khu vực có số lượng tam thất hoang cao điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Nghệ An. Hiện nay cây tam thất hoang đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam để có kế hoạch bảo tồn nguồn gen quý.

Củ tam thất có nhiều tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim, tiêu ứ, cầm máu, điều hòa huyết áp, phòng ngừa các tác nhân gây ung thư, chống oxy hóa, trẻ hóa làn da. Có thể dùng tam thấy nghiền bột dùng hàng ngày khoảng 5-10gram, tam thất thường có giá từ 3 - 5 triệu/kg.

Theo các phân tích thành phân thì tam thất hoang có giá trị y học và dinh dưỡng không thua kém sâm Ngọc Linh. Đặc biệt là hàm lượng Saponin ở mức cao.

Tình trạng bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam (2007): CR, Nghị định 160/2013/NĐ-CP: Phụ lục I, Nghị định 06/2019/NĐ-CP: Phụ lục I.

Sâm bố chính (thổ hào sâm)

Đây là loại sâm quý của Việt Nam, còn được gọi với tên Thổ Hào Sâm, sâm Phú Yên, Sâm Báo, có tên khoa học Abelmoschus sagittifolius, họ Cẩm Quỳ. Loài cây thực vật, thân thảo, có hoa, có chiều cao khoảng 1m mọc đứng, quả hình trứng, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu, hình dáng tương đối giống quả thận. Sâm phân bố nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, chẳng hạn như Phú Yên, Gia Lai hay Bình Định.

Sâm bố chính còn được gọi với tên Thổ Hào Sâm

Sâm bố chính còn được gọi với tên Thổ Hào Sâm

Có thể dùng rễ sâm để bào chế thuốc chữa ho, bổ khí huyết, rối loạn kinh nguyệt, lo âu, trầm cảm, chán ăn, suy nhược cơ thể. Kết hợp với một số loại dược liệu khác dùng sắc uống, tán bột hoặc ngâm rượu. Liều lượng dùng tùy từng trường hợp, nên tham khảo chỉ định của y bác sĩ. Giá bán của thổ hào sâm khoảng từ 250.000 - 400.000đ/kg.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về thổ hào sâm TẠI ĐÂY

Sâm cau

Sâm cau còn có tên gọi khác là ngài cau, cồ nốc lan, tiên mao, tên khoa học Curculigo orchioides, một loài thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae. Cây thân thảo, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở dạng nguyên củ, thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân dễ chính.

Sâm cau có lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ

Sâm cau có lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ

Sâu cau có tác dụng nhiều giúp ôn thận, tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh, trừ lạnh, giảm chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp cho cả nam và nữ.  Có thể dùng để bồi bổ, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày. Có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc. Liều lượng dùng tùy thuộc vào tình trạng. Giá bán thường dao động trong khoảng 80.000 - 180.000đ/ kg dạng tươi, 250.000 - 500.000đ/kg dạng khô. 

Sâm đại hành

Tên gọi "Sâm đại hành" là tên gọi dân gian, ngoài tên này còn có nhiều tên gọi khác như là hành lào, tỏi lào, tỏi đỏ, kiệu đỏ... Danh pháp khoa học của cây sâm đại hành là Bulbus Eleutherinis subaphyllae. Là cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30 - 60 cm. Thân cây sâm phình ra thành những củ giống củ hành, nhưng có màu đậm hơn và dài hơn, bên ngoài có lớp vảy màu đỏ nâu. Củ sâm có chiều dài khoảng 4 – 5cm, với đường kính 2 – 3cm, khi cắt ra bên trong củ có màu đỏ nhạt với vòng tròn đồng tâm màu trắng. 

Sâm đại hành có thân phình ra thành những củ giống củ hành

Sâm đại hành có thân phình ra thành những củ giống củ hành

Theo chuyên trang sức khỏe Vinmec, sâm đại hành được dùng làm thuốc bổ huyết, giúp tiêu hóa, điều trị các chứng bệnh như ăn kém, khó ngủ, mụn nhọt, tổ đỉa, vảy nến, ho viêm phế quản, chấn thương ứ huyết, phong thấp đau khớp. Thường được dùng sắc thuốc hoặc ngâm r.ượu uống. Khuyến nghị chỉ nên dùng 3-15g/ngày với sâm khô, 12-15g/ngày với sâm tươi để tránh tác dụng phụ. Giá bán của loại sâm này khoảng 150.000 - 250.000đ/kg.

Sâm đương quy

Còn có tên gọi khác là Tần Quy, Can Quy, danh pháp khoa học Angelica sinensis. Đây là cây thân thảo lớn, có chiều cao khoảng 40 đến 80cm, lá hình mác dài, có cuống ngắn hoặc không nhìn rõ cuống, cụm hoa tán két có màu trắng lục nhạt.  Ở Việt Nam những vùng đất trồng loại sâm này đó là: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và một số tỉnh vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng.

Sâm đương quy có lá hình mác dài

Sâm đương quy có lá hình mác dài

Dược liệu sâm đương quy có tác dụng cải thiện các hội chứng về khí huyết, cải thiện chứng tiêu hóa kém, tốt cho hệ xương khớp, giúp dưỡng gân cốt, tiêu sưng, điều trị các bệnh phụ nữ. Được khuyến nghị chỉ nên sử dụng 3-6 gram/ngày, giá thành khoảng từ 150.000 - 300.000đ/kg.

Sâm nam

Sâm nam (hay nam sâm) là cây dược liệu quý, thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), cây nhỡ hoặc to cao từ 5-10m, phần gốc là củ chứa nhiều dược chất, có tên khoa học là Schefflera heptaphylla (L.) Frodin. Sâm nam được tìm thấy nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.

Sâm nam (nam sâm) dược liệu quý có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Sâm nam (nam sâm) dược liệu quý có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Theo nghiên cứu, củ sâm nam có tác dụng như đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn. … Khuyến nghị có thể dùng 10-15g/ngày, giá bán của sản phẩm này khoảng từ 500.000-1.000.000đ/kg.

10. Nhân sâm Triều Tiên hay sâm Hàn

Nhân sâm Triều Tiên còn được gọi là Sâm Cao Ly, loại sâm này có rễ mảnh mai nên vùng đất trồng nhân sâm đóng vai trò quan trọng để nhân sâm có thể tạo nên dưỡng chất. Hàn Quốc và Triều Tiên đều là nơi có nhiều vùng đất tự nhiên, màu mỡ cùng với môi trường thích hợp để trồng nhân sâm. Hiện nay ở Việt Nam nhập trồng tại một số tỉnh: Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà); Thanh Hóa (Bá Thước); Kon Tum (Kon Plong). Bộ phận dùng: Thân rễ, lá, nụ hoa.

Sâm tươi Hàn Quốc cao cấp loại 4 củ/kg NS002 1

Hình ảnh củ sâm Triều Tiên

Sâm Triều Tiên có tên khoa học là Panax ginseng, thuộc họ Araliaceae. Đây là cây sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 0,5 m. Rễ mọc thành củ to và tăng dần kích thước theo năm tuổi. Loại sâm này đang được trồng thương mại khá nhiều tại Hàn Quốc, có sản lượng ngày càng tăng để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trên khắp thế giới.

Lá sâm Triều Tiên mọc vòng, lá kép có nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt, cuống dài. Cây Sâm Triều Tiên một năm (sau khi gieo được 2 năm) thì cây có 1 lá với 3 lá chét; cây được 2 năm cũng chỉ có 1 lá với 5 lá chét; cây 3 năm có 2 lá kép; cây 4 năm có 3 lá kép và cây từ 5 năm trở lên có 4 - 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét (đôi khi có thể có 6 lá chét), mép lá chét có răng cưa sâu. Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây mới ra hoa, kết quả.

Hoa sâm Triều Tiên mọc vào mùa hạ, cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa với 5 nhị, bầu hạ 2 núm.

Hình ảnh hoa Sâm Triều Tiên

Hình ảnh hoa Sâm Triều Tiên

Quả sâm Triều Tiên mọng và kích thước bằng hạt đậu xanh, hơi dẹt, khi chín có màu đỏ, chứa 2 hạt bên trong. Hạt cây ở năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợi cây được 4 - 5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.

Nhân sâm Hàn Quốc có nhiều tác dụng giúp ngăn ngừa lão hóa, cải thiện chức năng tình dục, chống u thư, cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường, huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch. Loại sâm này thường có giá từ 3-5 triệu/kg, có thể dùng thường xuyên mỗi ngày khoảng 5-10 gram.

Củ sâm đất

Sâm đất là loại cây thân thảo mọc hoang dã, du nhập từ vùng Tân Cương, Trung Quốc vào Việt Nam, được trồng nhiều ở Lào Cai và một số địa phương vùng núi phía Bắc ở độ cao từ 2000 m so với mực nước biển. Bên ngoài củ sâm đất trông rất giống củ khoai lang nhưng ruột có màu trắng trong hoặc màu vàng, và có mùi giống nhân sâm. 

Sâm đất được dùng nhiều để giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, tim mạch, huyết áp. Phần củ có thể dùng ăn trực tiếp hoặc ép nước, phần rễ và thân có thể dùng để làm rau, lá và rễ có thể phơi khô để hãm trà. Giá thành 1 kg sâm thường dao động trong khoảng 30.000 - 50.000đ.

Củ sâm đất ruột vàng có mùi giống nhân sâm

Củ sâm đất ruột vàng có mùi giống nhân sâm

Tại Onplaza, chúng tôi luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong sứ mệnh bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý "made in Vietnam" này. Với các cánh rừng sâm trải dài từ Quảng Nam tới Lai Châu, chúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe nhất như GACP-WHO trong quá trình trồng và chăm sóc, đảm bảo sâm phát triển trong một môi trường hoàn toàn tự nhiên, sạch và không hóa chất.

Song song với đó, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong chiết xuất, chế biến sâm cũng được Onplaza đặc biệt chú trọng, nhằm tạo ra những sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiện lợi cho người sử dụng như cao sâm, viên sâm, nước sâm...

Với lợi thế về nguyên liệu và hạ tầng, Onplaza tự tin sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sâm Việt Nam, cùng chung tay thực hiện chương trình phát triển sâm của chính phủ. Chúng tôi khát khao được góp một phần nhỏ bé của mình để đưa sâm Việt thực sự trở thành "quốc bảo" không chỉ của riêng ta, mà còn vươn tầm thế giới.

Khi sâm Việt được trân quý đúng mực

Trên hết, tôi mong mỏi mỗi người dân Việt Nam sẽ có cái nhìn đúng đắn về giá trị của sâm Việt Nam. Khi chúng ta biết trân quý, biết yêu thương và thấu hiểu sâm, chúng ta mới có thể chung tay gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này một cách bền vững nhất. Chỉ khi sâm Việt thực sự ăn sâu vào tâm thức của người Việt, giá trị của nó mới có thể lan tỏa một cách sâu rộng và vững bền theo thời gian.

Onplaza luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp cho quý khách mọi thắc mắc xoay quanh các sản phẩm sâm Việt Nam. Chúng tôi mong muốn được đồng hành, chia sẻ để giúp quý khách tìm được sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mình và gia đình.

Một lần nữa, tôi hy vọng bức thư này phần nào giúp quý khách hiểu hơn về sâm Việt Nam, để rồi từ đây, ta cùng chung lòng nâng niu, bảo vệ loại "quốc bảo" vô giá này.

Trân trọng,

Quang Sâm - CEO của Onplaza - Thế Giới Dinh Dưỡng.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Sâm Việt Nam - Dược liệu quý mang đến sức khỏe cho người Việt

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22971 sec| 1715.125 kb