Kĩ thuật trồng và cách chăm sóc giống sâm lai châu chất lượng cao

- Tin Tức Sâm
Kĩ thuật trồng và cách chăm sóc giống sâm lai châu chất lượng cao

Cây sâm Lai Châu được đánh giá có nhiều tiềm năng, triển vọng để phát triển, hứa hẹn sẽ là loại cây trồng giúp bà con vùng cao xóa đói giảm nghèo. Tỉnh Lai Châu đã mời các chuyên gia, những người tâm huyết trồng sâm để nghiên cứu triển khai các dự án, mô hình phát triển giống Sâm Lai Châu.

Trồng Sâm Lai Châu nằm trong dự án bảo tồn và phát triển giống nhân sâm có nguồn gen quý. Sâm Lai Châu là dòng dược liệu quý, mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Để đảm bảo được chất lượng của củ sâm lai châu và hiệu quả kinh tế cao cần phải nắm được kỹ thuật trồng sâm Lai Châu đúng cách.

Cách trồng sâm lai châu

Kĩ thuật trồng sâm lại châu đúng cho hiệu quả kinh tế cao

Điều kiện yêu cầu trước khi trồng nhân Sâm Lai Châu

Sau khi chọn lọc được cây từ các địa điểm bán cây giống Sâm Lai Châu, người dân có thể tiến hành trồng cây. Theo nghiên cứu, theo dõi điều kiện trồng Sâm Lai Châu cần đáp ứng các yếu tố sau đây: 

  • Thời điểm trồng lý tưởng: Trồng sâm bắt đầu từ tháng 9 cho tỷ lệ cây sống đạt 80.24%, đường kính củ đạt 2.88cm, năng suất cá thể (28.13g/cây).
  • Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng thích hợp nhất là 30×30cm, cho kết quả đường kính củ đạt 2.32cm năng suất cá thể đạt 27.86 g/cây.
  • Độ cao: Độ cao 2.000 m là thích hợp nhất để trồng sâm Lai Châu, cho kết quả đo đường kính tán đạt 34.23cm, năng suất củ cao nhất đạt 32.67g/cây.
  • Độ che sáng: Độ che sáng thích hợp nhất là 90%, cho chiều cao cây đạt 33.82cm; đường kính tán đạt 36.27; năng suất cá thể đạt 31.13g/cây.

Cách chọn cây giống sâm Lai Châu chất lượng

Hiện nay người dân có thể tìm thấy các địa điểm bán cây giống Sâm Lai Châu tại các hợp tác xã tại tỉnh Lai Châu. Khi mua cây giống bạn cần chú ý các đặc điểm sau đây: 

  1. Lựa chọn cây giống Sâm Lai Châu: Cây giống phải đạt tối thiểu 4 năm tuổi đối với cây gieo từ hạt và tối thiểu 2 năm tuổi đối với cây trồng từ đầu mầm. Cây giống không bị sâu bệnh, tổn thương.
  2. Thời gian thu quả sâm làm giống: Từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, tiến hành thu hái trong 7-10 ngày vì quả sâm Lai Châu không chín đồng loạt.

Vườn cây giống sâm lai châu

Vườn cây giống sâm lai châu

Quy trình trồng Sâm Lai Châu đúng kĩ thuật

Sau khi mua được cây giống tại các vựa bán cây giống Sâm Lai Châu, bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng. Cụ thể. 

Thiết kế vườn

Vườn trồng Sâm Ngọc Linh phải được phát dọn sạch sẽ những cây bụi rậm, dây leo. Lối đi lại trong vườn nên rộng khoảng 80cm, theo hướng dốc, thiết kế theo hình zic-zac để hạn chế tình trạng xói mòn.

Tại phần đỉnh chốc và băng chừa cần giữ nguyên hiện trạng, không được tác động. Ở phần băng trồng, chỉ được phát dọn những cây dây leo, cây bụi rậm. Tại những băng trồng, thiết kế từ 3-4 luống trồng, mỗi luống rộng khoảng 1,6-2m để trồng thành 3-4 hàng sâm. Giữa những luống  tạo lối đi lại rộng khoảng 30-35cm, phát dọn những cây bụi rậm, dây leo.

Chọn thời điểm trồng sâm

Khí hậu núi cao tại Lai Châu phù hợp để trồng sâm Lai Châu. Tuy nhiên tùy theo điều kiện cây giống đủ tiêu chuẩn hay không mà người dân có thể chọn thời vụ trồng sâm phù hợp. Đối với sâm đủ 1 năm tuổi nên trồng từ tháng 7 đến tháng 9. Với cây sâm giống trên 1 năm tuổi có thể chọn thời điểm trồng từ tháng 3-5. Khi trồng sâm nên tránh những ngày mưa to hoặc nắng gắt. 

Chuẩn bị giống cây

Lựa chọn giống cây đạt chất lượng tốt, chuẩn bị đủ số lượng cây giống cho diện tích vườn sâm trồng để đảm bảo thời điểm trồng tốt nhất.

Cây giống sâm lai châu

Để đảm bảo chất lượng khi thu hoạch củ sâm lai châu thì khâu chọn giống cực kì quan trọng

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng sâm cần đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt, hạn chế những tác động xấu đến môi trường. Sâm Lai Châu phát triển, sinh trưởng tốt khi mọc sát gốc ở những cây tái sinh, cây gỗ. Khi chuẩn bị cho khu vực trồng sâm, không nên tác động đến những cây gỗ hay cây tái sinh xung quanh.

Lựa chọn vùng trồng sâm dưới những tán rừng tự nhiên có độ cao từ 1500m trở lên. Giữ kết cấu rừng tự nhiên và độ che phủ rừng khoảng từ 70% trở lên. Loại đất ở khu vực này đủ ẩm, giàu mùn. 

Tại khu vực đất trồng được lựa chọn cần thiết kế những băng trồng chiều rộng khoảng từ 8-100m, băng chừa đồng đều và xen kẽ nhau, chừa lại phần đỉnh từ trên cùng xuống đến băng trồng ít nhất khoảng 50m.

Trồng cây giống sâm lai châu

Cây Giống Sâm Lai Châu được trồng cây cách cây từ 30-35cm; hàng cách hàng từ 40-45cm; mật độ khoảng 20.000 –25.000 cây/ha rừng (tính trung bình theo diện tích thiết kế, bao gồm cả diện tích rừng không bị tác động). Sử dụng cuốc chim nhỏ hoặc công cụ đào đất kích thước phù hợp để đào hố tròn có đường kính 8-10cm, sâu 6-8 cm.

✔ Cách trồng sâm Lai Châu từ cây con

  • Bứng cây con thật nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương rễ và thân.
  • Đặt cây con vào trong hố, điều chỉnh phần thân cây sao cho thân cây theo phương thẳng đứng, cổ rễ ngang với mặt đất tự nhiên.
  • Lấp đất quanh thân rễ và ấn ngón tay xung quanh gốc để lèn chặt, chú ý không dùng lực quá mạnh, lấp đất theo hình mâm xôi để tránh cho cây bị úng nước.
  • Bạn nên trồng sâm Lai Châu theo hàng để dễ theo dõi, thuận tiện chăm sóc.

✔ Cách trồng sâm Lai Châu bằng đầu mầm

  • Chuẩn bị đoạn mầm cây, cách trồng tương tự như trồng với cây con. 
  • Sau khi trồng xong thì tưới nhẹ để ổn định cây
  • Bạn nên phủ 1 lớp mỏng cỏ khô/rơm rạ lên đất quanh gốc. Sâm Lai Châu thích râm mát và ưa mùn nên sẽ rất tốt khi lớp lá khô phân huỷ.

Kỹ thuật chăm sóc cây sâm lai châu sau khi trồng

Năm đầu tiên sau khi trồng sâm Lai Châu, cần phải theo dõi thường xuyên. Người trồng cần phải trồng dặm lại những cây đã chế (hoặc dặm những cây cùng lứa tuổi). 

Kĩ thuật trồng sâm lại châu

Phải theo dõi thường xuyên những cây bụi rậm, cây dây leo tái sinh, nhổ cỏ ở trong vườn trồng sâm. Lưu ý chỉ cần cắt và nhổ cỏ cục bộ những cây mọc sát gốc sâm. Không nên làm cỏ quanh gốc trong mùa mưa, nhất là ở giai đoạn cây sâm đang ngủ đông. Vì dễ gây xói mòn quanh gốc và rửa trôi đi các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sâm.

Thực hiện kết hợp làm cỏ, bón bổ sung thêm một lớp mùn núi khoảng 2cm. Điều này giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất và sản lượng.

Vào những năm ít mưa, đất bị khô, phải thường xuyên tưới nước để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Dọn dẹp những cành cây bị đổ gãy xuống vườn sâm, chăm sóc các cây, cành bị tổn thương.

Thường xuyên kiểm tra và phát hiện sớm những đối tượng cây bị sâu hại. Một số cách xử lý đơn giản như cắt tỉa lá sâu bệnh, nhổ bỏ cây bệnh hoặc đã chết,…

Cần trang bị bẫy lồng, dụng cụ xua đuổi,… hoặc màn nilong, màn lưới để ngăn cản các loại động vật gây hại cho cây sâm Lai Châu.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về dự án nhân giống, bán cây giống Sâm Lai Châu, cũng như một số kỹ thuật trồng sâm Lai Châu. Đây là kỹ thuật trồng sâm Lai Châu được mô phỏng các điều kiện sống của sâm hoang dã, đảm bảo phát triển bền vững, hạn chế các tác động đến môi trường rừng. 

Vườn sâm lai châu lớn nhất Việt Nam với diện tích trồng sâm hơn 5ha


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Kĩ thuật trồng và cách chăm sóc giống sâm lai châu chất lượng cao

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16092 sec| 1626.734 kb