Bạch quả và công dụng chữa bệnh-liều dùng-kiêng kỵ

- Dược liệu
Bạch quả và công dụng chữa bệnh-liều dùng-kiêng kỵ

Trong Đông y, cây bạch quả được coi là một trong những “thần dược” được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người. Vị thuốc này không chỉ đóng góp lớn cho nền y học trong việc chữa bệnh, mà nó còn có tác dụng làm đẹp, chế biến thực phẩm dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe.

Cùng ON PLAZA tìm hiểu về bạch quả và công dụng chữa bệnh, liều dùng cũng như những kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc này nhé!

Tên gọi khác của bạch quả

- Tên dân gian: bạch quả còn được biết đến với tên gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus.

- Tên khoa học Ginkgo biloba L.

- Họ khoa học: Thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.

Mô tả dược liệu - bạch quả

Cây bạch quả với thân cây to, cao từ 20 - 30m, gồm các tán lá sum suê, vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa tạo bóng râm mát. Thân cây hình trụ, chia nhiều cành, các cành mọc theo dạng hình vòng. Các cành gồm nhiều cành nhánh ngắn, các mang lá có cuống. Phiến lá có hình quạt, mép lá phía trên tròn nhẵn, phần giữa hơi lõm, chia phiến lá thành 2 thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả bạch quả có kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét, ngửi không mấy dễ chịu.

Hình ảnh của cây bạch quả

Hình ảnh của cây bạch quả

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

- Bộ phận dùng: lá, quả

- Thu hái: lá, quả chín như yêu cầu

- Chế biến: 

+ Lá sau khi thu hoạch, đem phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc.

+ Hạt bạch quả: Thu hoạch hạt từ quả chín. Sau đó, loại bỏ thịt ngoài, rửa sạch và phơi khô. Khi dùng, đập dập hạt, loại bỏ vỏ cứng, lấy nhân, bóc bỏ màng ngoài. Tiếp đến, mang rửa sạch, rồi đồ hoặc nhúng vào nước sôi, tiếp tục sấy ở nhiệt độ thấp đến khi khô. Hạt bạch quả có thể dùng sống hoặc sao vàng. Lưu ý: hạt bạch quả có độc, do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

+ Bảo quản: Tránh ẩm, để nơi khô thoáng.

Thành phần chứa trong Bạch quả

Mỗi bộ phận trong bạch quả đều chứa những thành phần và công dụng khác nhau có tác dụng trong chữa bệnh. Cụ thể:

- Lá bạch quả: trong lá này chứa các hợp chất có lợi như: flavonoid, ginkgolide, bilobil và các axit hữu cơ khác.

- Vỏ quả: chứa nhiều bilobol, ginkgolic và ginnol.

- Phần nhân hạt: chứa tinh bột 68%, đường 6%, protein 5.3%, chất béo 1.5%,…

Hạt bạch quả được sử dụng nhiều trong chữa trị bệnh

Hạt bạch quả được sử dụng nhiều trong chữa trị bệnh

Tác dụng dược lý của Bạch quả

Theo y học dân gian, bạch quả là vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, được dùng để trị giun, viêm mũi mạn tính, viêm phế quản, viêm khớp, đau buốt chân tay do lạnh,...

Theo y học hiện đại:

+ Lá bạch quả: được dùng để điều trị chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở mức độ nhẹ và vừa, điều trị chứng suy giảm trí nhớ, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, giảm tập trung, trầm cảm,...

+ Cao bạch quả: được dùng để giảm các triệu chứng đau cách hồi trong bệnh động mạch ngoại biên, hội chứng sau viêm tĩnh mạch, bệnh Raynaud, chóng mặt, ù tai do mạch máu hoặc thoái hóa,...

Cách dùng – Liều dùng của Bạch quả

- Lá bạch quả: sử dụng để pha trà. Liều dùng: 3 - 10g/ngày, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

- Hạt bạch quả: sử dụng 5 - 7 hạt bạch quả/ngày để chế biến thức ăn cho người trưởng thành. Lưu ý: không sử dụng trong thời gian dài.

- Dịch chiết từ bạch quả được các nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng và liều dùng như sau: 40mg/3 lần/ngày, hoặc 70mg/2 lần/ngày

Bài thuốc với bạch quả

Bạch quả là dược liệu thiên nhiên quý, được ghi chép lại trong các sách về đông y cổ truyền Việt Nam để trị bệnh từ năm 1436. Dược liệu này có thể sử dụng làm trà, hoặc chế biến thành món ăn, đặc biệt, được dùng trong các bài thuốc cổ truyền chữa bệnh. Trong y học hiện đại ngày nay, bạch quả được sử dụng để điều chế các loại thuốc bổ cho sức khỏe.

Cây bạch quả dùng làm thuốc tiêu đờm, trị ho, trị hen suyễn, dị ứng

Cây bạch quả dùng làm thuốc tiêu đờm, trị ho, trị hen suyễn, dị ứng,...

Tham khảo một số bài thuốc có vị thuốc bạch quả để hỗ trợ điều trị các bệnh dưới đây:

- Tiêu đờm, trị ho

Bạch quả là dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, có tính ôn nên thường được dùng để bào chế thuốc tiêu đờm, trị ho, bổ phổi hiệu quả. 
Bài thuốc: Dùng 7 quả bạch quả, bọc vào lá ngải cứu, sau đó nướng kỹ, chia đều làm 2 bữa để dùng, giúp tiêu đờm, trị hen, ích khí.

- Trị hen suyễn và dị ứng

Theo nghiên cứu mới đây của Hoa Kỳ công bố, ngân hạnh hay bạch quả có thể chữa được hen suyễn và dị ứng. Cụ thể, chiết xuất từ bạch quả, giúp làm dịu các vết sưng viêm do dị ứng, cũng như ngăn chặn triệu chứng dị ứng trở nặng.

- Bạch quả giúp điều hòa lưu thông máu, cải thiện trí nhớ

Trong bạch quả có hàm lượng flavonoid chống oxy hóa hiệu quả, giúp kích thích hoạt động của hệ tuần hoàn, điều hòa lưu thông máu giúp phục hồi các tổn thương do chứng thiếu máu gây ra. Đặc biệt, với người già, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, bạch quả còn giúp cải thiện chứng mất ngủ và suy giảm trí nhớ. Từ đó, hạn chế và ngăn chặn kịp thời được các bệnh lý tai biến mạch máu não, vỡ mạch máu.

- Điều trị suy giảm thị lực do tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Người mắc tiểu đường dễ mắc các bệnh lý về xương khớp, tim mạch, đặc biệt, gây suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa. Bởi vậy, trong trường hợp này, bạch quả với tinh chất flavonoid được biết đến là một chất chống oxy hóa, sẽ giúp cải thiện và giữ cho đôi mắt luôn sáng khỏe, hạn chế nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên duy trì uống trà bạch quả trong vòng 6 tháng để giúp cải thiện thị lực và giảm các tổn thương võng mạc do biến chứng của bệnh tiểu đường.

- Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt: Bạch quả thường có mặt trong các bài thuốc điều kinh cho các bé gái trong giai đoạn tiền kinh nguyệt. Các hoạt chất có trong bạch quả sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng, đau ngực ở những ngày kinh nguyệt đầu tiên. Chất chống oxy hóa flavonoid tăng cường máu lên não, kích thích não bộ tiết hormone hạnh phúc.

- Giảm đau nhức, tê bì chân tay: Đau nhức, tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở người già hoặc người gặp vấn đề lưu thông khí huyết kém. Máu không được tăng cường xuống các chi gây tình trạng nhức mỏi, tê cứng. Đặc biệt là khi cơ thể người giữ nguyên tư thế quá lâu, hoặc vận động quá sức, tình trạng này càng nặng. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy dùng bạch quả làm giảm đau nhức xương khớp, tê tay chân sau thời gian kiên trì sử dụng.

- Cải thiện chóng mặt và rối loạn thăng bằng: Thiếu máu lên não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chóng mặt, rối loạn thăng bằng. Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở độ tuổi tiền mãn kinh khi khí huyết lưu thông kém. Thành phần flavonoid glycoside và terpene có trong bạch quả đẩy mạnh lưu thông máu. Nhờ đó, các tác nhân gây chóng mặt, mất thăng bằng sớm được loại bỏ.

- Chữa liệt dương: Bạch quả được ví như tiên dược của cánh mày râu gặp tình cảnh trên bảo dưới không nghe. Dược liệu kích thích máu lưu thông tới “cậu nhỏ”. Nhờ vậy, áp suất máu đủ lớn để cải thiện khả năng cương cứng và tăng kích thước cho “cậu nhỏ”.

- Tác dụng trong làm đẹp

Cây bạch quả có thể tác dụng trong làm đẹp

Cây bạch quả có thể tác dụng trong làm đẹp

Hợp chất chống oxy hóa flavonoid chứa trong bạch quả có khả năng chống lại quá trình lão hóa rất tuyệt vời. Khí huyết được lưu thông giúp làn da của chị em hồng hào, căng mịn. Bởi vậy, dược liệu này được đông đảo phái đẹp dùng pha trà, nấu các món ăn để “tân trang” nhan sắc. Ngoài ra, người ta cũng dùng dược liệu này thoa lên da khi bị cháy nắng hoặc mẩn ngứa để làm dịu cho da.

Tác dụng phụ - Kiêng kỵ của dược liệu bạch quả

Không thể phủ nhận bạch quả mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng, loại dược liệu này cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại từ tác dụng phụ.

- Một số người bệnh gặp tình trạng chóng mặt, đau nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, người dị ứng với dược liệu này còn bị kích ứng da, nổi mẩn đỏ.

- Bạch quả chưa qua sơ chế có thể gây co giật, thậm chí dẫn đến tử vong nếu người bệnh có tiền sử động kinh, tim mạch hoặc có vấn đề về sức khỏe sinh sản.

- Bạch quả cũng gây phản ứng với một số thành phần của thuốc loãng máu, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chuyên biệt cho bệnh nhân đái đường…

Tóm lại, ngoài tác dụng cải thiện trí nhớ được biết từ lâu nay. Hiện nay, các nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều lợi ích của Bạch quả đối với sức khỏe con người. Các bằng chứng cũng cho thấy việc lạm dụng vị thuốc này có thể đem lại những tác dụng phụ. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này. 

Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp. luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Bạch quả và công dụng chữa bệnh-liều dùng-kiêng kỵ

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15007 sec| 1643.523 kb