Hoa Atiso - Tìm hiểu chi tiết về dược liệu này

- Dược liệu
Hoa Atiso - Tìm hiểu chi tiết về dược liệu này

Hoa atiso là dược liệu đông y được sử dụng phổ biến. Nhiều người nghe đến Atiso với tác dụng làm đẹp, giảm mỡ máu, tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Bài viết xin chia sẻ những kiến thức tổng quát nhất về atiso để bạn đọc biết cách lựa chọn, sử dụng đúng khi cần đến. 

Hoa Atiso là gì? 

Hoa Atiso là hoa của loại cây tên là Atiso. Tên Atiso bắt nguồn từ tiếng Pháp Artichaut, tên khoa học là Cynara Scolymus viết tắt là atiso. Đây là cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền nam Châu Âu, được người Cổ Hy Lạo và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Cây có thể cao đến 1,5 – 2m, lá dài 50 – 80 cm. 

Hình ảnh hoa atiso

Hình ảnh hoa atiso


Tại Việt Nam, Atiso được người Pháp đưaa vào di thực trồng từ hàng trăm năm nay tại nơi có khí hậu ôn đời như Đà Lạt Lâm Đông, Quản Bạ Hà Giang, Sâp Lào Cai, Tam Đảo Vĩnh Phúc… đến nay atiso đã được phát triển trồng ở nhiều nơi kể cả các khhu vực đồng bằng như Hải Dương. 

 

Bộ phận được dùng làm thuốc 

Hoa atiso có dược tính cao nhất, được thu dung làm thuốc trong đông y. Hiện nay nhiều người có thói quen sử dụng hoa atiso đã phơi khô hoặc ngâm mật ong, ngâm đường để uống hàng ngày. 
Ngoài hoa thì lá bắc có phần gốc nạc của cây Atiso cũng được làm thuốc chữa bệnh và rau ăn. Lá cần hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa mới có giá trị sử dùng cao. 

Đặc điểm của dược liệu hoa Atiso

Đặc điểm của dược liệu hoa Atiso


Thời gian thu hoạch 

Cây Atiso được gieo hạt tháng 10 và 11 đến tháng 1,2 thì cậy được bứng ra trồng thành luống với các cây riêng lẻ. Cây sắp ra hoa thì hái lấy lá, bẻ sống. Lá Atiso thu hái vào năm thứ nhất của cây sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa.. Cây đã trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất trong lá giảm nên muốn dùng lá hải hái trước khi ra hoa. 


Thành phần hoa Atiso 

Nhiều tài liệu chỉ ra rằng thành phần của Atiso bao gồm các hoạt chất Cynarrin là chính nhưng nghiên cứu của Ernst E.Naturamed 1995 chứng minh rằng có nhiều hoạt chất có trong hoa atiso chứ không riêng thành phần Cynarrin. 
Điển hình là nhưng hoạt chất như: 
-    Có 1 chất đắng phản ứng Acid gọi là Cynanrin, có Inulin, tannin, các muối kim loại K tỉ lệ rất cao vitamin K, đây là hoạt chất vô cùng quan trọng và cần thiết trong tăng hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa… ngoài ra còn có Ca, Mg, Natri
-    Acid hữu cơ bao gồm: Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic), Acid Alcohol, Acid Succinic.
-    Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm: Cynarozid (Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid, (Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid).
-    Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid. Dược điển Rumani VIII quy định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid. Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến hoa (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.
Trong hoa atiso có rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, khoảng 9,3% là carbonhydrate, 1.5% chất xơ, rất ít chất béo và protein nên năng lượng hoa atiso thấp, khoảng 40 – 50 Kcal nhưng vô cùng giàu vitamin, khoáng chất như kali, phốt pho, calci, natri, lưu huỳnh, magie. Những hoạt chất này mang đến công năng tác dụng tăng cường sức khỏe hiệu quả. 
Hoa Atiso rất thích hợp với người bị đái tháo đường vì ít đường, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đặc biệt tốt với người thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, khiến cơ thể bị ảnh hưởng. 


Công dụng của Hoa Atiso 

•    Tốt cho hệ tim mạch: Giàu vitamin C, khoảng chất nên 1 lượng nhỏ atiso mỗi ngày cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể, bảo vệ hệ tim mạch. 
•    Tác dung an thần, trị mất ngủ: Vì chứa nhiều chất oxy hóa nên giúp gan tiết mật làm mát cơ thể, trị ợ hơi, khó tiêu. Người làm việc căng thẳng áp lực thì dùng hoa atiso giúp giãn tinh thần, cải thiện mất ngủ. 
•    Tác dụng làm đẹp da 
•    Tác dụng giải rượu: Tăng cường sự tỉnh táo, giúp người say rượu nhanh tỉnh táo, trước khi uống cũng có thể dùng atiso để giảm say. 
•    Tác dụng kiểm soát lượng đường dư thừa trong máu: Cân bằng lượng đường trong máu, tốt trong phòng và điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngắn bệnh ưng thư. 
•    Đào thải độc tố cho gan, bảo vệ gan: Chất chống oxy hóa Cynarin và silymarin trong atiso rất có ích cho gan, nếu gặp vấn đề về gan thì atiso là giải pháp hữu hiệu.  

Tác dụng của hoa atiso

Tác dụng của hoa atiso


•    Tác dụng chống oxy hóa và trị mụn: Atiso chứa các anti oxit quercitin, anthocyanins, rutin… là các chất oxy hóa cực mạnh nên hiệu quả trong làm đẹp, trị mụn, làm chậm quá trình lão hóa, sở hữu làn da sạch, khỏe khoắn. 
•    NGăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Loại bỏ tế bào không cần thiết ra khỏi mô ảnh hưởng tới tế bào, hạn chế sự nảy nở của tế bào thành dạng ung thư khác nhau. 
•    Cải thiện khả năng tiêu hóa , giảm triệu chứng buồn nôn: Tốt với gan nên giảm được triệu chứng buồn nôn. Được sử dụng như bài thuốc lợi tiểu tự nhiên nên cải thiện khả năng tiêu hóa. 
•    Giảm cholesterol xấu: Thành phần atiso giảm cholesterol bằng cách kiềm chế HMG- COa REductase, làm tăng cholesterol tốt, chống lại cơn đau tim, giảm thiểu các cholesterol xấu tạo các mảng bám trên mạch máu gây đau tim, đột quỵ, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 
•    Bổ sung chất xơ, khoáng chất cho cơ thể : Nhờ hàm lượng chất xơ cao như phân tích ở trên nên atiso có đến ¼ là chất xơ cần thiết cho cơ thể. 


Một số bài thuốc sử dụng hoa Atiso 

•    Trà hoa atiso khô 
-    Lấy ½ hoa atiso khô, rửa sạch để ráo 

Hoa atiso khô

Hoa atiso khô


-    Đun 1 -2 lít nước để sôi 5 – 10 phút 
-    Chắt nước ra để nguội, có thể thêm đường phèn khi uống nếu muốn ngon, bản thân nước hoa atiso cũng man mát ngọt thanh . Nếu dùng liên tục nên 2 ngày uống 1 lần. 
•    Trà Hoa atiso tươi 
-    Hoa atiso rửa sạch, để ráo nước
-    Lá dứa rửa sạch, cuộn tròn, buộc lại 
-    Cho atiso lá dứa vào nồi đổ ngập nước đun sôi thì cho nhỏ lửa, để đến khi hoa mềm, tiết hết dưỡng chất, nếm thấy ngọt thì tắt bếp. 
-    Hoa atiso đã phôi hết chất ngọt thì vớt ra đĩa, cho thêm chút đường đun tiếp đến khi đường tan, đợi bình nguội đổ vào bình, cất tủ lạnh dùng dần. 

Trà hoa atiso

Trà hoa atiso


•    Hoa atiso nấu ăn
-    Đổ nước hấp cùng 1 tép tỏi, 1 lát chanh, lá nguyệt quế để cho hương vị atiso đậm đà. Nước sôi cho hoa atiso vào hấp cùng, giảm lửa, hấp trong 30 – 45 phút lấy ra chế biến cùng giò heo, canh hoa atiso thịt băm… 


Thời điểm dùng hoa Atiso tốt nhất 

-    Sau khi thức dậy 
-    Sau khi ăn nhiều dầu mỡ 
-    Sau khi ăn mặn 
-    Sau khi ra nhiều mồ hôi 
-    Khi tiêu chảy
Khuyến cáo: Không uống hoa atiso khi đói bụng làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. 


Hoa atiso và các thảo dược tương đương 

Nên tìm các đại lý cửa hàng uy tín để mua hoa atiso đảm bảo chất lượng. Để an toàn có thể tự mua hoa atiso tươi về sơ chế, rửa sạch, chế biến theo các hướng dẫn phía trên. 
Ngoài sử dụng hoa atiso có thể sử dụng các dược liệu tự nhiên khác có tác dụng cũng rất tốt với những vấn đề sức khỏe mà hoa atiso giải quyết được. Như nhân sâm tươi, hồng sâm là 2 dược liệu số 1 trong tăng cường sức khỏe, phục hồi thể lực hoặc tố yến sào cũng là sản vật dưỡng nhan, chống lão hóa, tốt cho hệ tim mạch hiệu quả hơn nhiều lần so với hoa Atiso. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hoa Atiso - Tìm hiểu chi tiết về dược liệu này

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16671 sec| 1644.148 kb