Tinh dầu tràm và công dụng của dầu tràm

- Dược liệu
Tinh dầu tràm và công dụng của dầu tràm

Tinh dầu tràm là một trong những loại tinh dầu đặc biệt được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết đến loại tinh dầu đặc biệt này. Vậy tinh dầu tràm là gì? Và công dụng của dầu tràm ra sao? Mời quý vị và các bạn tham khảo những thông tin sau đây của chúng tôi.

GIỚI THIỆU TINH DẦU TRÀM 

Tên gọi 

Tinh dầu tràm có nguồn gốc từ cây tràm, tên khoa học của cây tràm là Melaleuca cajeputi. Họ Việt Nam: Họ Sim. Họ Latin: Myrtaceae. Tinh dầu tràm có tên tiếng anh là Cajeput Oil. 

Tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm


Tinh dầu tràm là gì?

Tinh dầu tràm là loại tinh dầu được chiết từ lá của cây tràm thông qua phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước hoặc ép tinh dầu. Tinh dầu tràm có mùi hương thoang thoảng và nhẹ hơn nước, dễ bay hơi và mang đến nhiều công dụng quý. 

Hình ảnh cây tràm

Hình ảnh cây tràm


Thành phần tinh dầu tràm 

Trong thành phần của tinh dầu tràm rất đa dạng các hoạt chất như: Caryophyllene, Gamma Terpinene, Terpinolene, Terpineol, Cineole, Alpha Pinene, Beta Pinene, Limonene, Alpha Terpinene, Alpha Terpineol, Cymene, Linalool và Myrcene.
Tuy nhiên có một số thành phần quan trọng chiếm hàm lượng chủ yếu sau:
- Cineol (Eucalyptol): 45 - 60,2 %
- Alpha-Terpineol: 5,9 - 12,5 %
- Limonene: 4,5 - 8,9 %
- Beta-caryophyllene: 3,8 - 7,6%


Phân loại tinh dầu tràm

Hiện nay, có 2 loại tinh dầu tràm được dùng phổ biến nhất là tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió:
- Tinh dầu tràm trà: Là loại tinh dầu được chiết xuất từ giống tràm Melaleuca Alternifolia, giống cây này được trồng khá nhiều tại ÚC và được người dân bản địa Úc dùng phổ biến từ hàng ngàn năm nay do nhận thấy nhiều công dụng tốt. 
- Tinh dầu tràm gió:Loại tinh dầu này được chiết xuất từ cành và lá của cây tràm gió, mọc phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trong tinh dầu có chứa hàm lượng cao các cấu tử Cineol (Eucalyptol),  Limonene và α-Terpineol. Trong đó, thành phần Cineol mang đến công dụng kháng khuẩn rất tốt, lại không gây kích ứng nên được dùng khá nhiều cho cả trẻ sơ sinh và người lớn. 


DẦU TRÀM CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Tác dụng của tinh dầu tràm 

Công dụng của tinh dầu tràm được ví như “người bạn đồng hành” đắc lực cho sức khỏe. Ngoài những tác dụng tinh dầu tràm phổ biến như chúng ta đã biết, loại tinh dầu này còn có một số công dụng nổi bật như:
- Phòng ngừa cảm cúm, ho, trúng gió, ngạt mũi cùng một số bệnh về đường hô hấp khác: Trong thành phần tinh dầu tràm có chá hàm lượng lượng cao các chất Cineol và Terpineol. Đây là 2 chất có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm cao, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, giúp nhanh làm lành và bảo vệ lớp niêm mạc bị tổn thương, giảm nhanh tình trạng đàm ứ gây ngứa rát cổ họng.

Tinh dầu tràm trị ho

Tinh dầu tràm trị ho


- Hỗ trợ điều trị viêm xoang: Tinh dầu tràm được bào chế từ loại lá cây khuynh diệp có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang rất tốt. Thành phần Eucalyptol là một chất giúp gây tê, làm loãng đờm, giảm các tình trạng phù nề, sưng viêm khu vực mũi, làm giảm chất tiết giúp bệnh nhân dễ thở hơn. 
- Hỗ trợ chống cảm lạnh, trúng gió: Nhờ có tính sát khuẩn cao và bay hơi nhanh nên tinh dầu tràm gúp tránh được gió máy, cảm lạnh, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp của trẻ em. 
- Hỗ trợ làm giảm đau xương khớp: Dùng tinh dầu tràm mát xa vùng cơ khớp bị đau, sẽ giúp làm ấm khu vực đó, khiến máu huyết lưu thông và giảm đau tức thời. Về lâu dài sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả. 
- Hỗ trợ kháng khuẩn, chống nấm, khử trùng: Nhờ có công dụng cao trong việc kháng khuấn mà chỉ cần thoa một chút tinh dầu tràm lên vùng bị nhiễm khuẩn, tinh dầu sẽ sát khuẩn, ngăn chặn sự lây lan và phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm. Nếu bị nấm ngứa da đầu lâu ngày, cũng có thể dùng vài giọt tinh dầu tràm vào dầu gội và gội chung để giúp cải thiện tình hình. 
- Hỗ trợ trị mụn, làm đẹp da: Chỉ cần chấm trực tiếp lên nốt mụn, hoạt chất terpinene-4-ol, α-terpineol và α-pinene sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn ký sinh trên bề mặt da cũng như sâu bên trong lỗ chân lông. Ngoài ra, cùng hoạt tính kháng viêm sẽ giúp làm giảm sưng viêm, mau khô nhân và lành mụn nhanh hơn. 

Tinh dầu tràm trị mụn

Tinh dầu tràm trị mụn


- Công dụng tinh dầu tràm đối với răng miệng: Bạn có thể pha loãng tinh dầu tràm và súc miệng hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, các mảng bám, giúp răng trắng sáng, không bị ố vàng hay sâu răng, tăng độ sát khuẩn cho răng. 
- Hỗ trợ làm sạch không khí: Bạn có thể xông tinh dầu hoặc dùng máy khuếch tán để khuếch tán tinh dầu tràm trong không khí sẽ giúp tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn đang hoành hành. Hơn nữa, tinh dầu này còn rất an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.


Cách sử dụng tinh dầu tràm 

- Sử dụng bằng cách khuếch tán: Cho khoảng vài giọt tinh dầu vào trong đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán. Dùng để xua đuổi côn trùng hoặc thanh lọc không khí. 
- Dùng để xông hơi: Cho khoảng vài giọt tinh dầu vào trong chậu nước nóng hoặc bát tô rồi để cách mặt khoảng 30cm, trùm kín đầu bằng khăn giúp chữa cảm cúm, cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp. 
- Dùng tinh dầu tràm để hít: Mở nắp của lọ tinh dầu tràm rồi để cách mũi vài phân, hít thật sâu và thở chậm ra. 
- Dùng tinh dầu tràm để massage: Pha loãng tinh dầu tràm với tinh dầu dừa hoặc nước tinh khiết rồi xoa bóp lên vùng cơ, khớp bị đau. 
- Pha tinh dầu tràm cùng với nước: Khi tắm cho trẻ, có thể pha vài giọt tinh dầu tràm vào trong chậu nước tắm. 


Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm 

- Không nên uống tinh dầu tràm, chỉ nên pha cùng với nước ấm với số lượng khoảng 1-2 giọt. 
- Tinh dầu tràm khá lành tính nên có thể dùng tốt cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
 - Khi thoa lên da, cần phải pha loãng, không sử dụng tinh dầu nguyên chất để bôi trực tiếp lên da.

Sử dụng tinh dầu tràm

Sử dụng tinh dầu tràm
 

- Không thoa lên vết thương hở, vết trầy xước vì dễ bị kích ứng. 
- Không để tinh dầu tràm dính vào mắt hoặc những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. 
- Trước khi thoa tinh dầu tràm cho bé, mẹ nên cho tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa đều rồi mới massage cho bé. 


Tinh dầu tràm giá bao nhiêu và bán ở đâu?

Tinh dầu tràm giá bao nhiêu phụ thuộc vào thương hiệu, độ nguyên chất và dung tích của chai tinh dầu tràm. Thông thường, trên thị trường hiện nay đang phân phối tinh dầu tràm với giá khoảng từ 80.000 đồng / chai 10ml. 
Tinh dầu tràm nguyên chất thường có màu vàng nhạt, xanh nhạt hoặc trắng nhạt, trong vắt. Càng để lâu thì tinh dầu càng sậm nhưng lại rất trong, lắc mạnh sẽ nổi lên những bọt nhỏ, rất lâu vỡ.  Khi bôi lên da không bị dính và nóng. 
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ bán tinh dầu tràm, trong đó có cả cá nhân bán online, bán offline theo hình thức tự sản xuất, cửa hàng, hiệu thuốc, đại lý phân phối. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo tìm hiểu các địa chỉ bán tinh dầu tràm nguyên chất với giá không quá rẻ, có cam kết và địa chỉ rõ ràng. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tinh dầu tràm và công dụng của dầu tràm

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21481 sec| 1638.328 kb