Bạch tiền - dược liệu thanh nhiệt giải độc, công dụng, cách dùng,

- Dược liệu
Bạch tiền - dược liệu thanh nhiệt giải độc, công dụng, cách dùng,

Bạch tiền là vị thuốc chuyên được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các dạng thuốc thang hoặc các dạng bào chế khác của thuốc dược liệu, thuốc của Đông y. Thông thường, bạch tiền sẽ được phối hợp trong các đơn thuốc để hỗ trợ điều trị ho ra máu, bệnh phổi, thanh nhiệt giải độc.

Vậy bạch tiền là gì? Công dụng của bạch tiền ra sao? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn đến quý vị và các bạn những thông tin về dược liệu này. 

GIỚI THIỆU CÂY BẠCH TIỀN DƯỢC LIỆU

Tên gọi 

- Tên thường gọi: Bạch tiền, bạch tiền bì 

- Tên gọi khác: Bạch tiển, bạch tiên, Bắc tiên bì, bạch dương tiên, bạch thiên, kim tước nhi tiêu, bát khuê ngưu, địa dương thiên, bát cổ ngưu, dã hoa tiêu. 

- Tên Latin: Cortex Dictamni

- Tên tiếng Trung: 白鲜皮

- Tên khoa học: Pinyin Baixianpi

- Họ khoa học: họ Vân Hương (Rutaceae)

Hình ảnh cây bạch tiền

Hình ảnh cây bạch tiền

Đặc điểm thực vật 

Cây bạch tiền bì thuộc cây thảo sống nhiều năm, chiều cao khoảng từ 50-100m, toàn cây có mùi thơm khá đặc biệt. Thân của cây mọc thẳng và lớp rễ màu vàng nhạt, lá kép lông chim từ 9-11 lá. Phiến lá chét có hình trứng dài, mép lá có răng cưa nhỏ.

Mùa hè và mùa thu cho hoa màu tím nhạt, hợp thành chùm ở phần ngọn cành. Quả nang khi chín sẽ nứt thành 5 mảnh, có từ 2-3 hạt màu đen, gần giống như hình cầu. 

Phần lớn thương phẩm của bạch tiền là phần trên mặt đất, đã bao gồm bỏ lá và rễ, rễ và rễ phụ rất ít. Thân trên mặt đất có hình dáng là viên trụ, ở giữa trống giống như ống dài, chiều dài khoảng từ 6-9cm hoặc từ 12-20cm, thô khoảng từ 1,5-6m. 

cây bạch tiền có hình dáng khá đặc biệt

Cây bạch tiền có hình dáng khá đặc biệt

Bên ngoài màu nâu nhạt hoặc màu xám vàng, có các vết nhăn dọc nhỏ, đồng thời, có các đấu lá mọc đối khá rõ ràng, hơi lồi lên phía trên, hơi giống hình bán vòng.

Ngoài ra, cây còn có thêm vết mềm cắt của thân rễ, hình dáng giống như miệng vịt thành ống trong màu trắng, vùng gốc của thân trên mặt đất, nối liền thân rễ mọc xiên, đốt phình to, mọc tỏa nhiều rễ dạng phụ, chủ yếu phần lớn bị rơi rụng và để lại dấu vết thân bên ngoài, rễ màu đỏ nâu hoặc màu vàng.

Vùng đốt bẻ ngang và màu trắng, bên tróng khá chắc phần giữa đốt, bẻ gãy thường là dạng ống thành ống dày hơn, rễ bạch tiền đặc, khô, loại trắng không mọt là tốt nhất.

Phân bố địa lý 

Cây được tìm thấy nhiều tại Trung Quốc (ở Việt Nam là rất ít). Ở Trung Quốc, dược liệu được tìm thấy ở các vùng như Đông Bắc, An Huy, Giang Tô,Tứ Xuyên, Qúy Châu, Thiểm Tây, Giang Tây, Hà Bắc, Hà Nam,  Cam Túc, Nội Mông Cổ.

Thành phần hóa học của dược liệu 

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu rõ về thành phần hóa học của dược liệu này, chỉ thấy mới có saponin. 

Thu hái, sơ chế 

Thu hái thân rễ vào mùa thu. Sau khi đào cây bạch tiền lên thì bỏ thân và rễ con, rửa thật sạch đất cát, tước bỏ phần lõi đi, phơi khô, thái nhỏ, trặc để nguyên rễ, không bỏ lõi, chỉ cạo sạch lớp vỏ đen ngoài cùng phơi khô để dùng. Nếu theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam, rửa sạch, thái khúc ngắn khoảng 2-3 cm và phơi khô. 

Liều lượng - cách dùng

Theo khuyến cáo của y học cổ truyền và Đông y, mỗi ngày nên dùng khoảng 2-6g, dạng thuốc sắc hoặc nghiền bột rắc vào vết bỏng. Thường phối hợp trong các đơn thuốc chữa bệnh phổi, ho ra máu.

Dược liệu bạch tiền khô

Dược liệu bạch tiền khô

Kiêng kỵ khi dùng bạch tiền dược liệu 

Không dùng dược liệu bạch tiền cho các trường hợp ho khan do phế âm hư không dùng. Không kết hợp với các loại thuốc Ô đầu, Phụ tử.

TÁC DỤNG CÂY BẠCH TIỀN 

Theo Đông y, cây bạch tiền có vị ngọt, tính hơi ôn, qu vào kinh phế có công dụng giáng khí, hạ đờm, chỉ ho, chuyên dùng để thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, trị mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, phong thấp, ho do phế nhiệt. Cây còn có công dụng trị trẻ nhỏ tâm và phế, có phong nhiệt ứ trệ, ngực đầy, trị da khô, mũi khô, nghẹt mũi, phong tà, mũi đau, mắt nhìn không rõ. 

Theo nghiên cứu y học hiện đại, cây bạch tiền được dùng để trị các chứng ho lâu ngày, ho có đàm, sử dụng để làm thuốc cầm máu trong các trường hợp chảy máu cam, viêm phổi, ho ra máu, chân tay nứt nẻ hay chữa bỏng. Ngoài ra, vị thuốc cũng có công dụng đưa hơi đi xuống (tức giáng khí) giúp trừ đờm, chữa ho. viêm cuống phổi mạn tính, tống độc thúc sởi mọc ra, hen suyễn. 

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÂY BẠCH TIỀN 

- Bài thuốc trị ho lâu ngày, khạc ra máu 

  • Nguyên liệu: 3 lượng cát cánh, bạch tiền, tang bạch bì, bạch tiền, 1 lượng chích cam thảo. 
  • Thực hiện: Sao nguyên liệu với mật, đổ vào khoảng 6 tô nước sắc, sắc đến khi chỉ còn 1 tô thì chia làm 3 lần uống, cử thịt heo, rau cải thìa. 

- Bài thuốc trị các chứng liên quan đến ho, hen suyễn, viêm phế quản 

Dùng khoảng 9g bạch tiền, 6g khoản đông hoa, 3g ma hoàng, sắc tất cả cùng nhau và uống. 

- Bài thuốc chữa hen suyễn, ho do phế nhiệt, đờm vàng đặc dính, khó khạc ra, nước tiểu đỏ

  • Nguyên liệu: Mỗi vị 9g bạch tiền, địa cốt bì, phục linh, vỏ rễ dâu tằm, 12g sinh địa, 6g gừng sống, 3g ma hoàng. 
  • Thực hiện: Mang tất cả những vị thuốc này sắc uống. 

Dược liệu bạch tiền được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

Dược liệu bạch tiền được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

- Bài thuốc trị giữa gãi, dị ứng ngoài da đơn đỏ 

Dùng hà thủ ô, khổ sâm, cam thảo, bạch tiền, kinh giới, kim ngân, liên kiều, phòng phong, mộc thông. Tùy theo liều dùng mà sắc uống vừa đủ hoặc làm thành viên hoàng uống. 

- Bài thuốc trị mắt có màng, có mộng, mắt không nhìn rõ 

Dùng sắc uống các vị bạch tiền (40g), cam thảo (20g), mỗi vị 60g mạn kinh tử, cúc hoa, 80g bách hợp, mỗi vị 40g hoàng cầm, khoản đồng hoa, chỉ xác, sài hồ, sa tiền tử. Mang tất cả các vị này sắc uống cùng nhau. 

- Bài thuốc trị sinh xong bị cơ thể hư yếu, trúng phong 

Dùng độc vị 20 bạch tiền, sắc cùng với 450ml nước, sắc đến khi chỉ còn 150ml uống ấm. 

- Bài thuốc cây bạch tiền chữa phong thấp nhiệt, vết thương chảy nước vàng, thịt lở

Dùng các nguyên liệu cam thảo, hà thủ ô, bạch tiền, kim ngân, liên kiều, phòng phong, mộc thông, kinh giới, tùy theo liều vừa đủ mà sắc uống hoặc làm thành viên hoàn uống. 

- Bài thuốc trị sởi đậu mọc chưa ra 

Dùng bạch tiền, lá liễu khoảng 4 lượng mang sắc và rửa. 

Tóm lại, bạch tiền bì có vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc trừ thấp nên có thể kết hợp với các loại thuốc bổ huyết, mát huyết để hỗ trợ trị các chứng phong nhiệt, sinh mụn nhọt, da khô sần ngứa gãi do huyết nhiệt, chủ yếu liên quan đến các tạng Phế, tạng Can, nóng nhiệt lại càng mang đến công hiệu hơn cho người dùng. 

Với những thông tin về dược liệu bạch tiền trên đây, hi vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn. 


 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Bạch tiền - dược liệu thanh nhiệt giải độc, công dụng, cách dùng,

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.20208 sec| 1639.695 kb