Cây ba kích và tác dụng của ba kích

- Dược liệu
Cây ba kích và tác dụng của ba kích

Ba kích vốn không còn quá xa lạ với người Việt Nam, được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc Đông y nhờ công dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy cây ba kích là cây gì, nhận biết cây ba kích như thế nào và tác dụng của ba kích ra sao? Mời quý vị và các bạn theo dõi, tìm hiểu trong bài viết sau đây của chúng tôi. 

Giới thiệu cây ba kích

Tên gọi 

  • Tên thường gọi: Cây ba kích 
  • Tên gọi khác: Ba kích thiên, chẩu phóng xì, cây ruột gà, thảo tầy cấy, liên châu ba kích, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, ba kích nhục. 
  • Tên khoa học: Morinda officinalis how
  • Họ: Cà phê 

Hình ảnh cây ba kích

Hình ảnh cây ba kích 

Đặc điểm thực vật của cây ba kích tươi 

Cây ba kích là gì? Ba kích thuộc cây dây leo ở dạng thân thảo, mọc ở độ cao dưới 500m, phần thân mảnh, thân non màu tím, có nhiều lông mịn, phía sau là nhẵn. Lá mọc đối, đơn nguyên, có hình bầu dục hoặc hình mác, cứng, thuôn nhọn.

Phần đầu là ngon gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá khi còn non thường có màu xanh, khi già sẽ chuyển sang trắng mốc và có màu nâu tím khi lá khô, lá mỏng kèm với ôm sát thân. Phía mặt dưới của phiến lá bao gồm 8 cặp gân thứ cấp. 

Hoa ba kích sở hữu phần kích thước khá nhỏ, tập trung chủ yếu thành tán ở đầu cành, khi còn non có màu trắng, sau hơi vàng. Chiều dài hoa ba kích khoảng từ 0,3-1,5cm, đài hoa hình ống hoặc hình chén bao gồm những lá đài nhỏ, phát triển không đều. Qủa 3 kích là hình cầu, khi chín có màu đỏ. 

Mùa hoa ba kích thông thường rơi vào khoảng từ tháng 5-6, từ tháng 7-10 là thời gian để cây kết trái. Rễ ba kích được sử dụng để làm thuốc, cách thành từng đoạn ngắn cà dài trên trên khoảng 5cm, đường kính khoảng 3mm, lõi nhỏ bên trong có nhiều chỗ đứt. Vỏ ngoài của rễ ba kích là màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, kèm theo vân dọc, bên trong sẽ có thịt màu tím hoặc màu hồng. 

Khu vực phân bố 

Ba kích là loại cây mọc hoang, được phân bố chủ yếu tại các vùng trung du, đồi núi thấp thuộc khu vực phía Bắc. Trước kia, ba kích rừng phải vào trong rừng tìm kiếm.

Ngày nay, ba kích cũng có thể trồng được tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Giang... Đây là những nơi mà ba kích có thể phát triển và phân bố chủ yếu. 

Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế 

- Bộ phận dùng: Hầu hết, tất cả những bộ phận của cây ba kích đều sử dụng được để làm thuốc, bao gồm: hoa, lá, quả và rễ. Trong đó, rễ ba kích là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. 

- Thu hái: Có thể thu hoạch cây ba kích sau khi trồng được khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch ba kích thường rơi vào khoảng từ tháng 10-11. Người dân sẽ đào rộng xung quanh cây ba kích để lấy toàn bộ phần rễ và mang rửa sạch. Ba kích sau khi thu hoạch được chia làm 2 loại:

+ Loại tốt: Ba kích có rễ to và khỏe, cùi dày, màu tía (ba kích tím). Khi ngâm rượu sẽ ra màu tím sẫm. 

+ Loại vừa: Rễ cùi nhỏ, cùi mỏng hơn và có màu trong (cây ba kích trắng)

- Sơ chế:

+ Rễ ba kích sau khi thu hoạch xong thì mang rửa sạch và phơi thật ráo nước. 

+ Dùng dao khía nhẹ vào phần lõi ba kích, sau đó, tách lấy phần thịt của ba kích và rút bỏ lõi đi. 

+ Chỉ dùng phần thịt của ba kích để làm thuốc và ngâm rượu, còn không dùng phần lõi. 

- Bảo quản: Ba kích sau khi phơi và sấy khô thì cho vào trong lọ thủy tinh, đậy nắp kín, bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh làm dược liệu bị ẩm mốc. 

ba kích trắng và ba kích tím

Củ ba kích trắng và củ ba kích tím

Thành phần của dược liệu ba kích

Theo các nghiên cứu, trong rễ của ba kích có chứa rất nhiều thành phần khác nhau như các muối vô cơ: K, Mg, Na, Cu, Fe, Co...kết hợp cùng những thành phần khác như anthraglucosid: tectoquinon, rubiadin… các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid….

Các axit hữu cơ, vitamin C, vitamin B1, β-sitosterol, oxositosterol…, các lacton, ... Bên cạnh đó, trong rễ ba kích còn có chứa một số thành phần như Antraglycozid, đường, nhựa và một lượng nhỏ tinh dầu. 

Cây ba kích có tác dụng gì?

Tác dụng của cây ba kích trong Đông y 

Theo Đông y, ba kích có tính ấm, vị cay ngọt, hơi chát, quy vào kinh Can-Thận. Đông y cho rằng, ba kích có khả năng bổ thận, tráng dương, trừ phong thấp, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp, tăng độ dẻo dai.

Ngoài ra, ba kích còn được sử dụng để làm tăng độ dẻo dai, tăng độ gân cốt, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, yếu sinh lý của nam giới. Các trường hợp nội tiết, sinh dục yếu, với nữ muộn sinh do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới thường xuyên đau lạnh, khó thụ thai cũng có thể sử dụng ba kích để điều trị. 

Tác dụng của cây ba kích theo y học hiện đại 

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, công dụng ba kích được đề cập như sau:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng: Qua các thử nghiệm về nhiễm độc Ammoni Clorua trên cơ thể chuột bạch đã cho thấy, ba kích có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và đẩy lùi các yếu tố gây ngộ độc. 
  • Hỗ trợ tăng cường chức năng nội tiết tố: Ba kích thiên không có công dụng tương tự như Androgen trên cơ thể của chuột bạch nên nó có khả năng thúc đẩy làm tăng ham muốn, tăng cường chức năng về giao hợp. 
  • Hỗ trợ chống sưng, tiêu viêm hiệu quả: Trong thành phần của cây ba kích có chứa vitamin C, các chất chống oxy hóa giúp các vết thương nhanh lành. Đồng thời, hỗ trợ làm ngăn ngừa vi khuẩn tấn công các vết thương lan rộng. 
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe: Cây ba kích có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tính ổn định, sử dụng thường xuyên giúp làm giảm căng thẳng, xua tan mệt mỏi, thanh lọc cơ thể. 
  • Hỗ trợ điều trị các chứng đau lưng, đau mỏi xương khớp: Thành phần hàm lượng Choline có trong ba kích cao mang đến công dụng hỗ trợ điều trị xương khớp khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, ba kích còn là dược liệu thiên nhiên trị đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay.
  • Các công dụng khác: Hỗ trợ tăng cường hoạt động của não bộ, điều hòa huyết áp, kích thích ngủ ngon, tác dụng nhanh với tuyến cơ năng. 

Cách dùng - Liều lượng 

Dùng mỗi lần khoảng từ 8-16g ba kích dưới dạng rượu thuốc hoặc thuốc sắc, nấu cao... Hoặc cũng có thể kết hợp với một số phương thuốc hỗ trợ bổ thận khác. 

Ba kích rừng cũng được người dân mang về nhà trồng 

Lưu ý: Tác dụng cây ba kích tuy tốt nhưng nếu lạm dụng hoặc tự ý kết hợp cùng một số vị thuốc khác cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như tim đập nhanh và dồn dập, buồn nôn, khó thở, chóng mặt, liệt dương (nếu dùng lõi 3 kích), tử vong. 

Bài thuốc cây ba kích

- Bài thuốc trị di tinh, thận hư, liệt dương

Sử dụng mỗi vị 10g kim anh, sơn thù du và mỗi vị 12g ba kích, thục địa, sắc uống mỗi ngày một thang. 

- Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối 

Dùng mỗi vị 12g đỗ trọng, cốt toái bổ, cẩu tích, tục đoạn, ba kích, sắc uống mỗi ngày hoặc có thể dùng các loại này ngâm rượu. 

- Bài thuốc trị đái dầm, thận hư 

Mỗi vị 12g tang phiêu tiêu, sơn thù du, thỏ ty tử, ba kích, sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp 

Dùng mỗi vị 12g tiên mao, ba kích, dâm dương hoắc, hoàng bá, tri mẫu, đương quy. Lúc sắc lấy 600ml nước, sắc đến khi chỉ còn còn 200m, chia làm 3 lần uống trong ngày, thời gian uống là 3 tháng. 

- Bài thuốc trị tiểu không tự chủ, đau bụng 

Dùng ba kích (bỏ lõi), sinh địa, nhục thung dung, mỗi vị đều 60g, thục đoạn, sơn dược, thỏ ty tử, mỗi vị đều 40g. Mỗi vị 20g phụ tử, sơn thù du, ngũ vị tử, quan quế, long cốt, quan quế, 16g viễn chí, 12g đỗ trọng (ngâm rượu, sao), 4g lộc nhung. Tất cả mang tán bột, làm viên hoàn 10g. Mỗi ngày uống 2-3 viên hoàn. 

- Bài thuốc trị mặt trứng nhợt nhạt, chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối 

Dùng mỗi vị 12g bổ cốt chi, tục đoạn, ba kích, 5 quả hồ đào nhục. Mang tất cả sắc uống hoặc tán bột. 

- Dùng ba kích ngâm rượu 

Rất nhiều người thường thắc mắc về cách làm củ ba kích ngâm rượu và công dụng của ba kích ngâm rượu ra sao. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách dùng rễ cây ba kích ngâm rượu. 

Để có được một bình rượu ba kích vừa quý vừa chất lượng, quá trình chuẩn bị là vô cùng quan trọng, bao gồm những bước chính sau:

+ Thực hiện sơ chế nguyên liệu:

Chọn củ ba kích ngâm rượu: Củ không cần to, lưu ý, cần phải chọn củ ba kích già sần sùi vì củ càng ngâm lâu càng cho chất rượu tốt, không chọn loại củ ba kích trơn bóng. 

Củ ba kích ngâm rượu tốt cho chuyện phòng the

Củ ba kích ngâm rượu rất tốt cho chuyện phòng the

Vừa rửa củ ba kích vừa chà bằng bàn chải để loại bỏ toàn bộ chất bẩn, rửa nhiều lần trong nước cho đến khi của ba kích sạch thì vớt ra và để ráo nước. 

Rủ lõi ba kích. Bạn có thể thực hiện cách rút lõi ba kích bằng một trong số phương pháp sau:

  • Rút lõi ba kích bằng tay: Dùng tay không để từ từ bóc vỏ ba kích rồi rút lõi. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng dao che dọc củ lba kích làm 2 phần rồi dễ dàng kéo phần lõi ba kích về 2 phía (áp dụng cho loại ba kích trồng). 
  • Rút lõi ba kích bằng cách đập: Cho củ ba kích lên thớt, sử dụng chày hoặc vật cứng, phần thịt và phần lõi sẽ bị tách rời nhau. Cách này được áp dụng vừa nhanh chóng, vừa thuận tiện, đạt năng suất cao nên thường được áp dụng cho ba kích rừng. 
  • Rủ lõi ba kích trong công nghiệp: Do có nhu cầu về khối lượng lớn, trong công nghiệp, người ta thường sử dụng phương pháp hấp hơi nóng làm mềm rồi mới rút lõi dễ dàng. 

Chọn rượu và bình ngâm củ ba kích 

  • Rượu ngâm ba kích phải là loại rượu tẻ hoặc rượu nếp trắng từ 40-50 độ, nguyên chất, thời gian ủ càng lâu thì càng tốt. 
  • Bình ngâm ba kích phải là loại bình to, không nên chọn bình nhựa. 

- Cách ngâm rượu ba kích tươi đúng 

rượu ba kích được cho là xuân dược của vua chúa

Rượu ba kích được cho là xuân dược của Vua chúa

Tùy vào kích thước của bình ngâm mà nên chọn mua rượu theo tỷ lệ: cứ 1kg ba kích khô sẽ ngâm cùng với 5 lít rượu trắng. Rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được? Sau khi trộn hỗn hợp, bạn có thể đặt bình rượu tại nơi có nhiệt độ ổn định, sau 1 tháng có thể dùng được, mỗi ngày dùng từ 2-3 ly/ngay. 

Tác dụng của rượu ba kích đã được công nhận trong Đông y từ lâu, đây là phương pháp sử dụng ba kích tối ưu để phát huy trọn vẹn công dụng của vị dược liệu này. Rượu ba kích được cho là xuân dược được các danh y xưa dâng lên vua chúa, là biệt dược có tác dụng mạnh mẽ giúp nam giới "hoạt động" cả đêm không mệt mỏi nên thường được vua chúa và các quan lại thời xưa rất tin dùng. 

Lưu ý khi dùng ba kích 

Tác dụng cây ba kích là rất tốt, đặc biệt là tác dụng cây ba kích tím, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được. Những đối tượng dưới đây nên lưu ý khi dùng ba kích chữa bệnh:

- Người bị viêm đường tiết niệu, đi tiểu đau buốt. 

- Người bị nóng trong, táo bón. 

- Nam giới bị chậm xuất tinh, khi quan hệ khó xuất tinh tuyệt đối không nên dùng ba kích hàng ngày. Nếu dùng sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, trước khi dùng, lõi của củ ba kích cần phải làm sạch bởi phần này là nguyên nhân gây kích thích tim mạch, làm cho người dùng bị chóng mặt, buồn nôn. Đối với sinh hoạt phòng the, công dụng của ba kích là rất lớn nhưng cần phải được dùng đúng liều lượng. 

Mua ba kích ở đâu?

Cây ba kích mọc nhiều ngoài tự nhiên và được tìm thấy chủ yếu tại vùng trung du ở các tỉnh phía Bắc, đồi núi thấp nên bạn có thể mua tại những tỉnh này hoặc đến trực tiếp các nhà thuốc Đông y phân phối ba kích. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ sự uy tín của địa chỉ hoặc các phân biệt ba kích thật giả trước khi mua hàng, tránh tình trạng "tiền mất tật mang". 

 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây ba kích và tác dụng của ba kích

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18986 sec| 1663.969 kb