Cây bách bộ và tác dụng của cây bách bộ

- Dược liệu
Cây bách bộ và tác dụng của cây bách bộ

Cây bách bộ là dược liệu rất dễ dàng được tìm thấy tại các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta. Đây là vị thuốc quý nhưng người dân Việt Nam vẫn rất ít người biết đến việc sử dụng vị thuốc này. Vì thế, trong thời gian qua, cây và củ bách bộ đang được Trung Quốc thu mua ráo riết với số lượng lớn. 

GIỚI THIỆU VỀ DƯỢC LIỆU CÂY BÁCH BỘ 

Tên gọi 

- Tên thường gọi: man mách bộ, bách bộ thảo, cử thập cửu điền căn, bách bộ thảo, vương phú, bách nãi, dã thiên môn, đẹt ác, bằng sam, củ rận trâu, dây ba mươi, mùi sấy dòi (dân tộc Dao), sam síp lạc (dân tộc Tày),  Robat Tơhai, Hiungui (Giarai), bẵn sam síp (dân tộc Thái), pê chầu chàng (dân tộc H'mong). 

- Tên khoa học:  Stemona tuberosa Lour.

- Họ Bách Bộ (Stemonaceae).

Hình ảnh cây bách bộ

Hình ảnh cây bách bộ

Đặc điểm thực vật 

Bách bộ là gì? Cây bách bộ là giống thực vật quý, ở dạng cây dây lep, thân nhỏ và nhẵn, quấn, chiều dài có thể dài tới 10cm. Lá bách bộ mọc đối có khi thuôn dài, thân nổi rõ ở bên trên mặt lá, có khoảng 10-12 gân phụ, chạy dọc bắt đầu từ cuống lá đến ngọn lá, cụm hoa thường mọc tại phần kẽ lá, cuống dài khoảng 2-4cm, bao gồm 1-2 hoa to màu đỏ hoặc màu vàng. 

Hoa có 4 phận, 4 nhụy hình dáng giống nhau, chỉ nhị ngắn. Bầu đựng hạt hình nón, quả nặng gồm 4 hạt, ra hoa chủ yếu vào mùa hè. Rễ cây thuộc loại rễ chùm, có tới gần 30 củ (nên mới thường được gọi là Dây Ba Mươi), có khi nhiều hơn nữa. Cây mọc hoang dại ở khắp nơi, đặc biệt là ở những vùng đồi núi. 

Rễ củ bách bộ khi khô sẽ thấy có hình con thoi, chiều dài khoảng từ 6-12cm, thô khoảng từ 0,5-1cm, phần bên dưới phồng to và xếp đỉnh nhỏ dần, có xếp những vết nhăn teo, có rãnh dọc sâu bên ngoài là màu trắng hoặc sám vàng. Chất cứng giòn và chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài là màu đỏ hoặc nâu sẫm là tốt nhất. 

Phân bố địa lý 

Cây mọc hoang dại ở khắp nơi, đặc biệt là những tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta. Hiện nay, cây mọc chủ yếu ở những tỉnh như Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lai Châu.  Cây cũng phân bố ở nhiều nước khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào, Cambodia, Trung Quốc.

Bách bộ thuộc giống cây ưa sáng và ưa ẩm, có thể chịu được bóng, thường mọc tại nơi đất ẩm còn khá màu mỡ tại rừng thứ sinh ven đồi, bờ nương rẫy.Cây bách bộ mọc tại nơi có đất tơi xốp, rễ củ nhiều và to. Cây bách bộ được mọc từ hạt, sau khoảng 2 năm thì có quả. Sau khi bị chặt phá, phần còn sót lại vẫn còn khả năng tái sinh. 

Bộ phận dùng để làm thuốc

Củ bách bộ là dược liệu chính được dùng làm thuốc

Củ bách bộ là dược liệu chính được dùng làm thuốc

Củ bách bộ (hay còn gọi củ ba mươi) là bộ phận chính của cây được Đông y sử dụng để làm thuốc.

Chế biến, thu hái và bảo quản 

- Thu hái: Cây bách bộ được người dân trực tiếp thu hái vào mùa đông. Sử dụng củ bách bộ nhiều năm tuổi để làm thuốc, củ càng lâu năm, càng dài, càng to thì thu vào mùa thu hoặc lúc đầu xuân, chồi cây chưa hoạt động. Trước khi thu hoạch, cắt bỏ dây thân, nhỏ bỏ những cây choai, đào toàn bộ củ lên. Lúc này, củ đã già và có chứa dược tính cao nhất. 

- Chế biến: 

+ Đào củ xong, cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng trong nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn mang bổ đôi, phơi nắng hoặc tấm rượu, sấy khô. 

+ Rửa sạch, ủ mềm và rút lõi, xắt mỏng và phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi mang sao vàng (dùng chín). 

- Bảo quản: Để tại nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. 

Thành phần hóa học của củ bách bộ 

Thành phần củ bách bộ rất đa dạng như Radix Stemonae Japonicae có Stemonine, Stemonidine, Isostemonidine, Tuberostemonin, Stnin, Oxotuberostemonin, Protostemonine, Paipunine, Sinostemonine.  Ngoài ra còn 1 số Alcaloid khác chưa rõ cấu trúc: Stmonin C22H33O4N4N, điểm chảy 1620, Isostemonin C22H33O4N, điểm chảy 2122160, Isotuberostemonin C22H33O4N, điểm chảy 1231250, Hypotuberostemonin C19H2123O3N, Stemotuberin...

TÁC DỤNG CỦA CÂY BÁCH BỘ 

- Tác dụng của cây bách bộ theo Đông y 

Theo Đông y, bách bị là vị thuốc có vị ngọt, đắng, tính ấm, quy vào kinh phế, có công dụng ôn phế, sát trùng, chữa ho và bổ phổi. Dùng sống giúp chữa giun đũa, giun kim. Nếu dùng chín sẽ có công dụng tri ho lao, ho hàn. Bách bộ tuy hơi ôn nhưng lại nhuận mà không táo, còn có thể dùng giáng khí, khai tiết, trị ho thì không có thuốc nào bằng, đặc biệt là chứng ho lâu ngày. 

- Tác dụng cây bách bộ theo nghiên cứu dược lý 

+ Công dụng diệt ký sinh trùng: Dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của bách bộ có công dụng giúp tiêu diệt kí sinh trùng như bọ chét, chấy rận, muỗi rệp, trùng ruồi. 

+ Công dụng kháng vi trùng: Thành phần Radix Stemonae in vitro có công dụng kháng khuẩn với các loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm: bHemolytic Streptococus, Neisseria Meningitidis, Streptococus Pneumonia, Staphylococus aureus.

+ Công dụng kháng khuẩn: Bách bộ có công dụng tiêu diệt vi khuẩn ở ruột già và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn. 

+ Công dụng đối với bệnh nhiễm: Trong một nghiên cứu về bách bộ theo dõi đối với hơn 100 bệnh nhân cho thấy dược liệu có công hiệu giảm ho tới 85%. Tác dụng giảm ho này có được là nhờ thành phần Stemonin có công dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp động vật, ức chế các phản xạ ho, do đó mang đến tác dụng trị ho. 

Bách bộ dược liệu giúp trị ho

+ Công dụng đối với hệ hô hấp: Nước sắc cây bách bộ không tỏ ra mang đến công dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Thảo dược bách bộ có công dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng sinh Histamin gây co giật, bách bộ có công dụng giống như Amonphylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn. 

+ Công dụng sát trùng và chữa giun: Thành phần Stermonin có khả năng làm cho giun bị tê liệt. Theo kinh nghiệm chữa bệnh, uống 3 thìa cà phê cai bách bộ một lần có công dụng làm xổ giun. 

LIỀU DÙNG CÂY BÁCH BỘ

Liều dùng của củ bạch bộ có thể khác nhau, tùy theo từng đối tượng sử dụng khác nhau. Liều dùng cần phải dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi và một số các vấn đề cần quan tâm khác. Cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và thầy thuốc để có liều dùng phù hợp. Liều dùng thông thường cho dược liệu bách bộ được khuyến cáo:

- Dùng để chữa giun: Mỗi ngày uống từ 7-10g, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống vào sáng sớm, khi bụng còn đói, uống liên tục trong 5 ngày sau đó tẩy. 

- Dùng để chữa ho: Mỗi ngày dùng từ 4-12g, dùng dưới dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột. 

- Dùng để diệt côn trùng: Sử dụng nước sắc củ bách bộ thêm chút đường, ruồi uống phải có thể chết tới 60%, diệt 1/20 trên 100% bọ gậy. 

- Dùng rễ bách bộ để hơ khói tiêu diệt ruồi muỗi, côn trùng của chó rận. Nước sắc rễ bách bộ được sử dụng gội đầu, ngâm quần áo giúp diệt chấy rận. 

MỘT SỐ BÀI THUỐC CÂY BÁCH BỘ 

- Bài thuốc bách bộ trị ho nhiều 

Dùng cây bách bộ (sử dụng cả dây lẫn rễ), giã và vắt lấy nước cốt, trộn cùng với mật ong, lượng 2 thứ bằng nhau. Nấu thành cao bách bộ, ngậm nuốt từ từ. 

- Bài thuốc bách bộ trị ho dữ dội 

Hay còn gọi là thang thuốc thập toàn đại bổ ngâm rượu, chỉ cần dùng rễ cây bách bộ để ngâm rượu, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày uống 3 lần. 

- Bài thuốc trị ho không dứt 

Dùng củ rễ bách bộ, hơ trên lửa và nướng cho khô, mỗi lần lấy một chút nước, ngậm cùng và nuốt nước. 

- Dược liệu bách bộ trị giun đũa, giun kim rất tốt

- Bài thuốc trị ho hàn cho trẻ nhỏ 

Dùng mỗi vị 30g bách bộ sao, ma hoàng khử mắt và tán bột. Dùng hạnh nhân (bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn) sao vàng, bỏ vào nước cho thật sôi, vớt ra, nghiên bột, cho mật vào nặn thành viên hạt bồ kết. Mỗi lần uống khoảng 23 viên cùng với nước nóng.

- Bài thuốc trị các loại côn trùng đốt vào lỗ tai

Dùng bách bộ sao và nghiền nát, trộn cùng dầu mè và bôi trong lỗ tai. 

- Bài thuốc trị giun kim

Dùng bách bộ tươi, sắc kẹo và thụt vào hậu môn trong khoảng 1 tuần. 

- Bài thuốc trị giun đũa 

Dùng 12g bách bộ, sắc uống vào buổi sáng lúc đói, uống liên tục trong 5 ngày. Sau đó, dùng thuốc sổ mỗi sáng. 

- Bài thuốc trị lao phổi 

Bách bộ 12g, sắc uống với bột Bạch cập 12g

LƯU Ý THẬN TRỌNG KHI DÙNG BÁCH BỘ DƯỢC LIỆU

Những người bị tì vị hư yếu không nên dùng dược liệu bách bộ. Ngoài ra, nếu dùng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng bị ngộ độc, cần phải giải độc bằng nước ép gừng tươi hoặc thêm một chút giấm ăn. 

Hiện tại, không có đủ thông tin về vấn đề dùng bách bộ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Người dùng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này. 

Trên đây là một số thông tin về dược liệu bách bộ, hi vọng sẽ mang đến các thông tin hữu ích nhất dành cho quý vị và các bạn. 


 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây bách bộ và tác dụng của cây bách bộ

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21211 sec| 1627.906 kb