Cây muồng trâu là gì? Cây muồng trâu trị bệnh gì?

- Dược liệu
Cây muồng trâu là gì? Cây muồng trâu trị bệnh gì?

Muồng trâu vốn là một trong những dược liệu rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến những chứng bệnh về da, kháng khuẩn, lợi tiểu, chống khuẩn. Vậy cây muồng trâu là cây gì và công dụng trị bệnh của cây muồng trâu ra sao, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Giới thiệu vị thuốc cây muồng trâu

Hình ảnh cây muồng trâu

Hình ảnh cây muồng trâu

Tên gọi

  • Tên gọi thông thường: Muồng trâu
  • Tên gọi khác: Muồng lác, Trong bhang, Ana draobhao, Tâng hét, Cây lác, Muồng xức lác,…
  • Tên khoa học: Cassia alata L.
  • Họ: Đậu (danh pháp khoa học:Fabaceae).

Đặc điểm cây muồng trâu 

Muồng trâu thuộc loại thực vật thân mỡ, sở hữu chiều cao khoảng từ 1,5-3m. Thân cây muồng trâu là dạng cây gỗ mềm, đường kính khoảng từ 10-18cm. Lá muồng trâu là hình lá kép lông chim, có khoảng từ 8-14 đôi lá chét và dài khoảng 30 - 40cm.

Mỗi lá muồng trâu có hình chứng, đầu và gốc lá đều có hình tròn. Mỗi cặp lá chét đầu tiên (được tính từ phía cuống) có kích thước nhỏ nhất và cách cặp lá chét thứ 2, xa hơn so với khoảng cách giữa những cặp lá chét tiếp theo. 

Lá chét của cây càng xa thì lại có kích thước càng lớn, mỗi lá có thể rộng tới 5-6cm và dài khoảng 12-14cm. Hoa mọc thành từng cụm với nhiều bông, dài khoảng từ 30-40cm, màu nâu nhạt hoặc vàng sẫm. Quả muồng trâu giống hình hạt đậu, rộng khoảng từ 15-17mm và dài khoảng từ 8-16cm, bên trong bao gồm khoảng 60 hạt nhỏ. Đặc biệt lá và hoa cây muồng trâu thường có mùi hôi. 

Phân bố địa lý của cây muồng trâu 

Ban đầu, cây muồng trâu có nguồn gốc chính từ Nam Mỹ và dần dần lan sang các nước thuộc vùng nhiệt đới. Sau khi được nhân giống, tại rất nhiều địa phương của nước ta, đặc biệt là một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An cũng có thể trồng được cây này. Chiều cao của cây cũng phụ thuộc khá nhiều vào khu vực phân bố địa lý.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến, bảo quản 

  • Bộ phận dùng: Quả, lá, cành và thân của cây được sử dụng làm thuốc. 
  • Thu hái và sơ chế: Quả cây muồng trâu được thu vào khoảng từ tháng 10-12 hàng năm, dùng tươi hoặc cũng có thể phơi khô để sử dụng dần. Thân, cành và lá thường chủ yếu được thu hái khi cây chưa ra hoa, thường là vào khoảng thời điểm hè-thu. Tương tự giống như hạt, cành, thân và lá cũng có thể sử dụng tươi hoặc phơi nắng cho khô mới dùng. 
  • Bảo quản: Tại nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc và ánh nắng trực tiếp. 

Thành phần hóa học của cây muồng trâu 

Trong các nghiên cứu y học hiện đại, hạt muồng trâu có chứa tới khoảng 15% thành phần protein, Mn, Mg, Ca, Na. Phần lá và quả có chứa các dẫn xuất anthraquinon và phần rễ cũng có chứa thành phần sitosterol (dẫn xuất chính của steroid, một trong những thành phần thường xuất hiện trong các sản phẩm điều trị ngoài da).

Cây muồng trâu trị bệnh gì - Công dụng của cây muồng trâu

Công dụng cây muồng trâu theo Đông y

Theo Đông y, các bộ phận của cây muồng trâu đều có mùi hắc, vị hơi đắng và tính mát. Riêng lá có vị cay, tính ấm Phần thân, quả, lá, cành của loại cây này đều được sử dụng để bào chế thành các loại thuốc. 

- Khi kết hợp cùng với các loại thảo dược khác mang đến công dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu viêm, hóa ứ, giảm ngứa, sát trùng. 

- Khi sao vàng mang đến công dụng đào thải và lọc sạch gan, thận. Qua đó, hỗ trợ ngăn ngừa những bệnh về viêm gan, hắc lào, vàng da, những bệnh dị ứng mẩn ngứa do ứ trệ độc tố hoặc do nấm da gây nên. 

Cây muồng trâu có công dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau

Cây muồng trâu có công dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau

Công dụng cây muồng trâu theo nghiên cứu y học hiện đại 

Trong những nghiên cứu gần đây tại nước ngoài cho thấy dùng lá muồng trâu có khả năng giúp kháng khuẩn, kháng nấm, vì vậy, những nghiên cứu này cho rằng, triển vọng của loại cây này có thể dùng để điều trị nhiễm trùng - cơ hội mới cho bệnh nhân bị AIDS. 

  • Dùng cao lá muồng trâu có công dụng hỗ trợ ức chế xơ gan, thể hiện tác dụng này thông qua chỉ số thống kê trên chuột nhắt trắng (bị viêm cấp bằng CCl4) 73,58 % hoạt độ ALT và 31,32 % hàm lượng bilirubin.
  • Những người bị bệnh viêm gan, xơ gan, có thể sử dụng vị thuốc muồng trâu để làm ức chế quá trình phát bệnh, làm giảm lượng collagen trong gan lên tới 12,64%. 
  • Thảo dược muồng trâu rất phù hợp để điều trị một số chứng bệnh như viêm amidan, viêm họng (đã được thử nghiệm trên chuột nhắt). 
  • Nhờ có chứa thành phần Sennosides nên thảo dược này còn có khả năng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan đến táo bón, khó tiêu, tăng cường kích thích nhu động ruột. 

Cách dùng, liều lượng sử dụng 

  • Liều lượng dùng: Dùng ở dạng thuốc sắc, nên chỉ sử dụng ngày khoản 4-5 gram. 
  • Trong trường hợp dùng bên ngoài (với những người bị bệnh hắc lào): Trong trường hợp dùng bên ngoài, hãy rửa sạch và cạo tróc vảy hắc lào, giã nát lá, lấy nước cốt bôi, một ngày 2 lần, hoặc lấy lá tươi vò, sát vào chỗ bị hắc lào.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây muồng trâu

Rất nhiều bài thuốc dùng cây muồng trâu làm dược liệu trị bệnh

Rất nhiều bài thuốc dùng cây muồng trâu làm dược liệu trị bệnh 

Sử dụng vị thuốc cây muồng trâu có thể hỗ trợ chữa được khá nhiều bệnh nhưng bạn cần phải chú ý đảm bảo việc vệ sinh vị thuốc khi bào chế, sử dụng đúng liều lượng hoặc tham khảo theo  ý kiến chuyên gia. Những bài thuốc cây muồng trâu chỉ có công dụng đối với bệnh trong giai đoạn khởi phát, khi bệnh có tiến triển nặng hơn, cần phải đến ngay cơ sở y tế để có các giải pháp điều trị kịp thời. 

Bài thuốc lá muồng trâu trị bệnh vảy nến 

Dùng khoảng 100g lá muồng trâu, rửa thật sạch và để ráo nước. Sau đó, mang lá xay nhuyễn hoặc giã nhỏ cùng với khoảng 1 thìa muối. Dùng bông để thấm phần nước đã giã, chấm lên vùng da bị bệnh. Hoặc sử dụng loại bông gạc, cố định vùng da bị bệnh trong khoảng 30 phút. Tốt hơn hết, nên thực hiện bài thuốc này mỗi ngày 2 lần. Lưu ý: Vệ sinh vết thương và lau khô trước khi áp dụng bài thuốc này. 

Bài thuốc muồng trâu trị bệnh táo bón 

Dùng khoảng 20g chút chít và 10g lá muồng trâu, 10g đại hoàng, mang tất cả nấu chung cùng nhau cho đến khi còn khoảng 500ml nước, uống trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng lá muồng trâu để vắt lấy nước cốt uống. 

Bài thuốc lá muồng trâu trị bệnh lang ben 

Dùng khoảng 1 nắm lá muồng trâu rồi mang đi rửa sạch với nước, cho vào ấm với khoảng 500ml nước cùng với một chút muối. Sử dụng nước này rồi pha loãng với nước lạnh, đem đi tắm lên vùng bị lang ben sẽ giúp trị khỏi bệnh nhanh chóng. 

Bài thuốc cây muồng trâu giúp trị bệnh thấp khớp

Dùng khoảng 20g mỗi loại lá muồng trâu, cây vòi voi, quế chi, tang sinh ký, dứa dại, rễ cỏ xước. Mang tất cả những nguyên liệu này kết hợp cùng với nhau, sắc chung cùng với 500ml nước, đun đến khi chỉ còn một nửa nước thì để uống, chia uống 1-2 lần trong ngày, mỗi ngày uống 1 tháng là được. Tốt hơn hết nên dùng kiên trì trong nửa tháng. 

Bài thuốc cây muồng trâu chữa đau họng 

Dùng lá muồng trâu mang rửa sạch, giã nhuyễn cùng với chút nước sôi, đem vắt lấy nước rồi pha thêm chút nước lạnh để súc miệng. 

Bài thuốc lá muồng trâu giúp kích thích tiêu hóa, giải độc gan

Dùng khoảng 5g lá muồng trâu, mỗi loại 10g rau má, cỏ mực, cỏ mần trầu, cam thảo đất, rễ cỏ tranh, xả, gừng tươi, ké đầu ngựa... Mang tất cả những nguyên liệu này nấu nước uống hàng ngày. Bài thuốc này sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa các chứng kiết lỵ tiêu hóa. 

Bài thuốc lá muồng trâu trị mẩn ngứa 

Mang lá muồng trâu đi rửa sạch, mang nấu cùng với nước để tắm. Ngoài ra, cũng có thể mang giã nát lá rồi đem đắp trực tiếp lên vùng da trị ngứa.

Đối tượng sử dụng, lưu ý khi dùng cây muồng trâu 

Đối tượng sử dụng lá muồng trâu 

  • Những người bị mẩn ngoài da.
  • Người bị mắc bệnh ngứa ngoài da. 
  • Người bị mắc bệnh đau nhức xương khớp. 
  • Người bị vẩy nến, lang ben. 
  • Người bị nhiều mụn, nóng trong. 

Lưu ý khi sử dụng cây muồng trâu 

Cây muồng trâu có tình tỳ nên sử dụng cẩn thận bởi có thể gây tiêu chảy, lạnh bụng, không nên dùng quá nhiều trong khoảng thời gian dài. Cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây muồng trâu là gì? Cây muồng trâu trị bệnh gì?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18226 sec| 1646.367 kb