Cây phụ tử: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

- Dược liệu
Cây phụ tử: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Cây phụ tử vốn là loại thuốc quý, đứng trong hàng “sâm nhung quế phụ” của Đông y

Tuy nhiên, dược liệu này cũng được ví như “con dao hai lưỡi”, cần phải thật sự lưu ý khi có nhu cầu sử dụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc điểm, công dụng và cách dùng của phụ tử. 

GIỚI THIỆU VỀ CÂY PHỤ TỬ 

Tên gọi

– Tên thường gọi: Cây phụ tử, cỏ phụ tử 

– Tên gọi khác: Cây hắc phụ, thục phụ tử, cách tử, cây tử kinh. 

– Tên khoa học: Radix Aconiti lateralis praeparata.

– Họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Cây Phụ tử

 

Hình ảnh vị thuốc phụ tử

Đặc điểm thực vât

Thực tế, phụ tử là rễ củ con đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl. hoặc Aconitum carmichaeli Debx.). Ô đầu vốn là một loài thực vật thân cỏ, mọc thẳng đứng, chiều cao khoảng từ 60-100cm, toàn thân có lông ngắn bao phủ xung quanh. Lá của cây được chia làm 3 thùy, hình trứng ngược, mép lá có hình răng cửa ở nửa trên, đường kính dài khoảng từ 4-7mm. Hoa phụ tử mọc thành chùm dày, chùm hoa dài, màu xanh tím, chiều dài khoảng từ 6-15cm. Qủa phụ tử gồm 5 quả đại, dài từ 2-3mm, trong hạt có vảy. 

Bộ phận sử dụng làm thuốc 

Rễ củ của cây được dùng và hái làm thuốc, rễ con được gọi là phụ tử, còn củ được gọi là ô đầu. Rễ củ có hình con quay, dài từ 3,5-5cm, phía trên to, đường kính từ 1,5-2,5cm, có vết các vết nối với củ mẹ, không có vết của tân cây, phía dưới nhỏ dần. Mặt ngoài là màu nâu đen, có nhiều các nếp nhăn dọc, vòng quanh phần trên củ có một số nhánh lồi lên, hình dáng giống như cái bướu. Chất khá cứng chắc và khó bẻ. Những vết cắt có màu nâu xám, vị nhạt, sau hơi chát và hơi tê ở lưỡi.

Phân bố địa lý 

Trên thế giới, cây Ô đầu chủ yếu phân bố rải rác ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây ô đầu được phân bố và trồng chủ yếu tại các vùng thuộc miền núi phía Tây Bắc như Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, mọc nhiều nhất là ở dãy núi Hoàng Liên Sơn. 

Thu hái và sơ chế

Thời điểm thu hái phụ tử phù hợp nhất là trước khi hoa nở (khoảng vào tháng 8). Dược liệu này có độc tính cao nên cần phải được bào chế trước khi dùng. Cách bào chế dược liệu phụ tử như sau:

– Bạch phụ phiến: Sử dụng loại rễ nhỏ, mang đi ngâm với muối mặn trong khoảng vài ngày. Sau đó, mang đun sôi cho đến khi dược liệu chín nhừ , vớt ra, bóc bỏ vỏ ngoài và cắt thành từng phiến mỏng. Sử dụng dược liệu đã được rửa nhiều lần với nước cho đến khi chỉ còn vị cay tê. Vớt dược liệu ra và đem tẩm cùng với nước gừng trong khoảng từ 1-3 ngày, sau đó vớt dược liệu ra, đồ chín, phơi dược liệu khô nửa chừng và xông với lưu huỳnh cho đến khi dược liệu khô hoàn toàn là có thể dùng được. 

 Phụ tử thường có hai loại: phụ tử trắng và phụ tử đen

– Diêm phụ tử: Lấy loại rễ hơi to, mang rửa sạch và ngâm cùng với nước muối đã pha. Mỗi ngày phải vớt rễ ra phơi cho đến khi đã thấy tinh thể muối hóa cứng ở bên ngoài phụ tử. Sau đó, dần sơ chế qua để loại bỏ bớt muối trên phần dược liệu đi là có thể sử dụng được. 

– Hắc phụ phiến: Chọn loại phụ tử cỡ vừa, sau đó mang ngâm cùng với nước muối mặn từ 3-5 ngày. Mang nấu sôi lên, bỏ nước đi, đem vớt rễ ra, rửa sạch và thái thành từng phiến dày. Tiếp tục ngâm dược liệu cùng với nước muối hạt và thuốc nhuộm (có màu trà đặc). Sau đó, mang rửa sạch dược liệu cho đến khi thấy không còn bị cay tê. Cuối cùng, mang phần dược liệu này đi đồ chín, sấy khô 1 nửa và mang đi phơi khô hoàn toàn. 

– Đạm phụ phiến: Dùng diêm phụ phiến ngâm cùng với nước, mỗi ngày thay từ 2-3 lần cho đến khi hết muối. Tiếp theo, mang dược liệu cho vào nồi và nấu cùng với cam thảo, đậu đen, đổ thêm nước, nấu cho đến khi thấm thì cắt rưa, nếm lưỡi khi không thấy vị tê, cay là có thể dùng được. Sau khi dược liệu chín, mang để ráo nước và ủ cho mềm, cuối cùng là cắt thành từng miếng và phơi khô là có thể dùng được. 

Bảo quản

– Đựng dược liệu trong lọ kín, tránh ẩm mốc, đặt tại nơi khô mát. 

– Phụ tử thuộc loại thuốc độc bảng A. 

– Hắc phụ, diêm phụ và bạch phụ thuộc loại thuốc độc bảng B. 

Thành phần hóa học của phụ tử 

Trong phụ tử có chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng và phong phú như: Higenamine, Coryneinechloride, ypaconitine, 10-Hydroxymesaconitine, Hypaconitine, 10-Hydroxymesaconitine, Salsolinol, Beiwutine, Mesaconitine, Karakoline, Aconitine, Fuziline, Neoline,…

TÁC DỤNG CỦA VỊ THUỐC PHỤ TỬ

Theo y học cổ truyền, phụ tử là dược liệu có tính vị cay, nóng (đại nhiệt), có độc, quy kinh Tâm-Thận-Tỳ mang đến công dụng hồi hương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, loại trừ hàn tà, giảm đau, chuyên chủ trị các chứng thoát dương, vong dương (mồ hôi đột ngột ra đầm đìa, chân tay lạnh, môi miệng tím tái, thần trí mơ hồ, hơi thở yếu, thần trí bị hôn mê), đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề, tiêu lỏng… Vì thế mà phụ tử còn được mệnh danh là vị thuốc “hồi dương nhân quả”. 

Theo y học hiện đại, phụ tử có nhiều công dụng khác nhau như:

– Hỗ trợ kháng viêm: Theo Trung Dược học, thuốc sắc phụ tử chế dành cho súc vật bị viêm khớp hoặc dùng chích màng bụng đều mang đến công dụng kháng viêm. 

– Hỗ trợ tăng tác dụng nội tiết: Theo nghiên cứu của Chinese Herbal Medicine, phụ tử có công dụng làm giảm hàm lượng vitamin C tại vỏ tuyến thượng thận ở chuột đồng. Ngoài ra, trong một số những thí nghiệm được thực hiện trên súc vật đã chứng tỏ nước thuốc có khả năng làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận, tăng chuyển hóa đường, mỡ, protein. 

 Phụ tử là vị thuốc đứng trong Sâm Nhung Quế Phụ của Đông y

Phụ tử là vị thuốc đứng trong Sâm Nhung Quế Phụ của Đông y

– Hỗ trợ và tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Theo Trung dược học, dùng aconite với liều từ 0,1-0,2mg/kg có công dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm giảm được nồng độ amoniac ở não. 

– Theo Sổ Tay lâm sàng Trung dược, phụ tử còn có công dụng làm tăng hệ miễn dịch cơ thể. 

Cách dùng và liều dùng 

Mỗi ngày dùng 4-12g, sử dụng dưới dạng thuốc sắc. 

Lưu ý và kiêng kỵ 

– Không dùng cho phụ nữ có thai, âm hư nội nhiệt, trẻ em dưới 15 tuổi. 

– Không nên kết hợp phụ tử với các vị thuốc khác như bán hạ, bối mẫu, qua lâu, bạch liễm, bạch cập. 

– Do có tên chế độc nên phụ tử có độc tính khá cao. Mặc dù vậy, chỉ gây phản ứng phụ (trong trường hợp chế chưa kỹ và thời gian sắc chưa đủ) chứ không gây nguy hiểm hay tử vong. 

– Khi bị ngộ độc phụ tử thường có các triệu chứng như tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, buồn nôn, sùi bọt mép, nôn, miệng khô, tiêu chảy, chóng mặt, hoa mắt, mạch chậm, chân tay co giật, khó thở, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ. 

MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ PHỤ TỬ

Bài thuốc hồi dương cấp cứu thang trị chân tay lạnh, run, hàn tà nhập lý, không khát, thổ tả, thân nhiệt và huyết áp tụt 

Dùng 12g thục phụ tử, mỗi vị 4g cam thảo, nhục quế, mỗi vị 6g can khương, ngũ vị tử, mỗi vị 12g trần bì, phục linh, bạch truật, bán hạ, sinh khương, xạ hương 0,1g. Sắc uống cùng nhau. 

 Phụ tử thường được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

Phụ tử thường được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

Bài thuốc phụ tử trị dương khí không đủ, lưng mỏi, thận viêm mạn, phù thũng, chân lạnh 

Dùng mỗi vị 12g thục phụ tử, trạch tả, sơn thù, phục linh, đơn bì cùng 4g nhục quế và mỗi vị 16g thục địa, sơn dược. Mang tất cả tán thành bột, trộn mật làm viên, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g. 

Bài thuốc trị chân tay mát, xương khớp đau, thấp thấm vào bên trong, cơ thể đau, lưng lạnh 

Mỗi vị đều 12g bạch truật, đảng sâm, phục linh, thục phụ tử. Mang tất cả sắc uống. 

Bài thuốc trị răng đau do âm hư 

Dùng phụ tử nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu.

Bài thuốc phụ tử trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh

Mỗi vị đều 4g nhân sâm, thục phụ tử, một ít xạ hương. Tất cả những vị thuốc tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng, bọc ngoài là xạ hương. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm. 

Bài thuốc phụ tử trị lậu phong, không ngừng ra mồ hôi

Dùng 45g phụ tử (bỏ chế, bỏ vỏ và cuống), 15g thục tiêu, 15g hạnh nhân (đã bỏ vỏ và đầu nhọn, sao cho ra hơi nước), 60g bạch truật. Băm nát tất cả các nguyên liệu như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm.

Phụ tử là loại thuốc hàng đầu có thể gây trụy thai nên không được dùng cho phụ nữ có thai. Phụ tử bao gồm 2 loại trắng và đen. Hắc phụ tử có tính nhiệt, vị cay có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi xuống, vào thận. Vị thuốc bạch tử có vị cay, ngọt, tính ôn táo, đi lên là thuốc thuộc dương tính, thiên về chất sức thuốc đi lên mặt nên chủ trì các chứng phong đờm, táo thấp đờm. Cơ địa mỗi người khác nhau nên cần phải thật lưu y về liều dùng khi sử dụng. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây phụ tử: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15093 sec| 1628.656 kb