Cây vông là gì? Tác dụng của lá vông ra sao?

- Dược liệu
Cây vông là gì? Tác dụng của lá vông ra sao?

Cây vông là thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện sức khỏe và cũng là loại lá khá quen thuộc, phổ biến tại nhiều nơi. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến cây vông và tác dụng của loại cây này. 

GIỚI THIỆU VỀ DƯỢC LIỆU CÂY VÔNG 

Tên gọi 

- Tên thường gọi: Cây vông

- Tên gọi khác: Vông nem, Cây lá vông, cây Hải đồng bì, thích đồng bì, co toóng lang (Thái), bơ tòng (Tày).

- Tên khoa học:- Erythrina variegata L.

- Tên đồng nghĩa: Corallodendron orientale (Linnaeus) Kuntze; Erythrina corallodendron Linnaeus var. orientalis Linnaeus; E. indica Lamarck; E. loureiroi G. Don ["loureiri"]; E. orientalis (Lin­naeus) Murray; E. variegata var. orientalis (Linnaeus) Merrill.

- Họ khoa học: thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Hình ảnh cây vông

Hình ảnh cây vông 

Đặc điểm thực vật 

Cây vông hay còn gọi là vông nem thuộc loại cây thân gỗ, khá dễ trồng, chiều cao khoảng từ 10-20m. Thân và cành của cây vông nem có gai hình nón và hơi ngắn, phần cây phân thành nhiều nhánh với các phiến lá mọc so le, gồm 3 chét hình tam giác. Lá vông có mép lá nguyên, lá chét ở giữa lớn hơn so với lá chét hai bên, chiều rộng hơn chiều dài. 

Hoa của cây vông mọc thành từng chùm dày, màu đỏ tươi. Mặc dù có nhiều hoa nhưng cây vông nem lại có rất ít quả, hình dáng của quả cũng giống như loại đậu, thắt giữa các hạt, mỗi quả có chứa khoảng 4-8 hạt hình thận với màu đỏ hoặc màu nâu. 

Phân bố địa lý 

Cây vông nem được phân bố địa lý tại nhiều khu vực khác nhau như Ấn Độ, Lào, Myanmar, Campuchia, Srilanka, Indonesia. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được tìm thấy khá nhiều ở các tỉnh thành của nước ta, thường gặp ở dọc bờ biển, lân cận với những rừng ngập mặn và trong rừng thưa, tại nhiều nơi của nước ta. Ngoài ra, cây cũng được trồng để làm bóng mát dọc đường tại các khu dân cư. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản 

- Bộ phận sử dụng: lá vông nem, hoa vông rừng và vỏ của cây vông. 

- Thu hái: Người ta chủ yếu thường thu hái lá vông nem vào mùa xuân, chọn những lá bánh tẻ, dùng phơi khô hoặc dùng tươi đều được. Vỏ cây được thu hái quanh năm. 

- Chế biến: Dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Lá vông sau khi được thu hoạch sẽ được rửa sạch và phơi hoặc dùng sấy khô. Phần vỏ thân, sau khi được cạo sạch bớt lớp bần khô bên ngoài, mang rửa sạch, thái mỏng và phơi khô. 

Cây vong có công dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau

Cây tầm vông có công dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau

Thành phần hóa học của cây vông đồng 

  • Thành phần của lá và vỏ thân cây có chứa alcaloid, hàm lượng alcaloid chiếm khoảng 0,1-0,16%. Còn trong vỏ thân khoảng từ 0,06-0.09% và hạt là 2%. 
  • Ngoài ra, trong thành phần của lá và phân còn có chứa nhiều loại alcaloid khác như: erythralin, erythrinin, erythranin, erysotrin, ...
  • Vỏ cây còn có chứa một số saponin tốt như flavonoid, mygarin hay tannin. Và trong hạt có chứa các protein, vô cơ và chất béo. 

Saponin và alcaloid có ý nghĩa quan trọng trong y học, alcaloid đóng vai trò như chất giảm đau hoặc gây tê giống như codenin hay morphin. Saponin có tính chất chung là khi hoa tan vào trong nước sẽ giúp làm giảm sức căng của bề mặt dung dịch tạo nhiều bọt, mang tính chất phá huyết, độc. Vì thế, cây vông được dùng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh. 

Cách dùng lá vông chữa bệnh 

Cách dùng lá vông cũng khá đa dạng, chẳng hạn như hấp khô, hơ qua lửa, ngâm rượu, nấu thuốc sắc, giã nát... Tùy theo từng bệnh lý mà có những cách chữa hết sức độc đáo và hiệu quả. 

TÁC DỤNG CỦA CÂY VÔNG 

Tác dụng của cây vông trong Đông y 

Trong Đông y, tác dụng của lá vông rất phổ biến, lá vông có vị đắng nhạt, tính bình, hơi chát, có tác dụng làm an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ huyết áp, hạ nhiệt, gây ngủ, sát trùng, làm co bóp các cơ, trừ phong thấp, tiêu tích. 

Vỏ của cây thông có công dụng sát trùng, phong thông lạc, làm trấn tĩnh, tê liệt. Đặc biệt, lá vông còn là vị thuốc an thần có công dụng rất tốt, làm cải thiện các chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ. 

Tác dụng của cây vông theo y học hiện đại 

Trong một số nghiên cứu y học hiện đại, cây vông nem mang đến một số công dụng chính như:

- Hỗ trợ điều trị an thần, mất ngủ: Theo các tài liệu nghiên cứu của y học Ấn Độ và Trung Quốc, lá vông nem có công dụng hỗ trợ làm giảm sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương giúp người dùng đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Nhờ có hoạt tính alcaloid trong lá cây vông nem mà giúp kéo dài giấc ngủ, thư giãn và giảm căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Hầu hết các bộ phận của cây vông đều có thể dùng làm thuốc

Hầu hết các bộ phận của cây vông đều có thể dùng làm thuốc

- Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Trong y học cổ truyền xưa, các lương y thường dùng lá vông để cho vào những bài thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Nó có công dụng ức chế sự hoạt động của dây thần kinh trung ương, không gây tác dụng phụ đến cơ thể. Ngoài ra, các hợp chất saponin và alkaloid giống như một chất kháng sinh giúp làm giảm triệu chứng sưng đau, lợi tiểu. 

- Hỗ trợ điều trị phong thấp, xương khớp; Các chuyên gia cho biết, dùng lá vông nem có thể điều trị được các bệnh về phong thấp, xương khớp hiệu quả. Đồng thời, lá vông còn giúp bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin giúp xương chắc khỏe, nhanh chóng phục hồi. 

- Hỗ trợ trị chữa rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau đầu, choáng váng, mờ mắt sau sinh của phụ nữ:  Theo y học cổ truyền, lá vông có tính vị ấm, thông mạch, có khả năng điều hòa lại kinh nguyệt. Các hoạt chất sẽ giúp lưu thông máu thuận lợi và hỗ trợ tuần hoàn trong cơ thể. Ngoài ra, thảo dược còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng đau bụng kinh, co thắt tử cung. 

Ngoài những công dụng trên, lá vông nem còn giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi trộm của trẻ em, ức chế một số tụ cầu khuẩn và làm tăng sự co bóp của các cơ hiệu quả. 

BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ CÂY VÔNG 

- Bài thuốc dùng lá vông chữa bệnh trĩ 

  • Bài 1: Rửa sạch lá vông, hơ qua lửa cho nóng và đắp vào vùng hậu môn, cách này khá đơn giản nên có thể dùng thường xuyên. 
  • Bài 2: Dùng khoảng 8-10 lá vông không quá non hoặc quá già và từ 32-42ml giấm thanh. Rửa thật sạch lá vông sau đó mang đi đun sôi, vớt lá ra và để nguội, ngâm cùng với nước muối trong khoảng 3 phút rồi giã nát thật nhuyễn. Nấu sôi giấm thanh và cho vào cùng. Dùng hỗn hợp trên đắp vào hậu môn và băng lại. Trong quá trình đắp cần hạn chế vận động và nằm nghỉ ngơi. 
  • Bài 3: Dùng mỗi loại 2 lá thầu dầu, lá vông giã nát, cho vào khăn sạch đã được khử trùng và đắp vào vùng hậu môn khoảng từ 10-15 phút. Hoặc cũng có thể dùng thân, lá và rễ của cây vông, thầu dầu sắc lấy nước, sắc đến khi nước sệt lại thì dừng. Dùng hỗn hợp nước sắc trên ngâm và rửa hậu môn sẽ thấy hiệu quả. 

- Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt 

Dùng 15g hoa cây vông, sắc lấy nước uống hàng ngày, mỗi liệu trình kéo dài khoảng từ 7-10 ngày. 

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp Kết hợp vỏ cây vông cùng với một số thảo dược khác như phong kỷ, ý dĩ ao, kê huyết đắng, vỏ cây chim, ngưu tất, mỗi vị lấy 5g và đem sắc uống. Uống trong khoảng 10 ngày, mỗi ngày uống 3 lần. 

Cây vông được dùng để làm nguyên liệu trong thuốc chữa bệnh xương khớp

- Bài thuốc chữa sa dạ con 

Dùng 20g lá tiểu kế, 30g lá cây vông, 20g hạt tơ hồng, mang tất cả những nguyên liệu này giã nhỏ, sắc cùng với 400ml nước đến khi chỉ còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Có thể kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát cùng với giấm, đắp và bưng lại. 

- Bài thuốc chữa máu sẫm, choáng đầu, mờ mắt sau đỏ: Dùng mỗi vị 10g vỏ vông già, cỏ mần trầu, ngưu tất, lá mần tưới, sắc uống. 

- Bài thuốc cây vông chữa mồ hôi trộm của trẻ em: Dùng khoảng 20g lá vông giã nát, nhào cùng chút nước nóng và cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên để uống. 

- Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do phong thấpDùng mỗi vị 15g ý dĩ nhân, phòng kỷ, cỏ xước, ngũ gia bì, kê huyết đằng, vỏ vông, sắc tất cả những vị này uống cùng nhau. 

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG CÂY VÔNG CHỮA BỆNH

  • Không sử dụng lá vông dành cho người bị viêm khớp, có sưng, đỏ, nóng và đau. 
  • Không dùng lá vông để chữa mất ngủ trong thời gian dài vì dễ bị nhờn thuốc. 
  • Khi dùng lá vông cần phải chú ý phơi nắng cho lá héo rồi phơi trong bóng râm nếu không sẽ làm mất chất của thuốc. 
  • Tác dụng phụ của lá vông cũng có thể sẽ xảy ra nếu như dùng quá liều. 

Trên đây là những thông tin về cây vông, hi vọng sẽ mang đến sự hữu ích dành cho quý vị và các bạn. 


 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây vông là gì? Tác dụng của lá vông ra sao?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16336 sec| 1634.258 kb