Chè dây là gì? Hình ảnh - Tác dụng - Cách dùng - Địa chỉ mua

- Dược liệu
Chè dây là gì? Hình ảnh - Tác dụng - Cách dùng - Địa chỉ mua

Chè dây là thảo dược đặc biệt quen thuộc của một số địa phương thuộc vùng núi của Việt Nam. Y học cổ truyền đã công nhận tác dụng của chè dây đối với sức khỏe nên đã dùng loại chè này trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn những thông tin về chè dây và công dụng của chè dây. 

Giới thiệu về cây chè dây

Tên gọi 

- Tên thường gọi: Chè dây 

- Tên gọi khác: Chè dây cao bằng, trà dây, cây trà dây,  khau rả, bạch liễm. 

- Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis 

- Họ: Nho

Đặc điểm thực vật 

Cây chè dây thuộc dạng cây thân leo nên thường được quấn vào những cây cổ thụ lớn để sống, chiều dài cây trung bình khoảng từ 1-2m, những tua bám vào cây to khá chắc chắn. Lá chè dây hình răng cưa lớn ở hai mép lá, dài và có bản to khoảng 8-10cm, viền lá là màu tím sẫm.

Hình ảnh cây chè dây

Hình ảnh cây chè dây

Mặt lá trên khá nhẵn bóng và không có chút lông tơ nào, màu hơi xanh nhạt. Khi lá vẫn còn dạng non, lá có màu hơi tía, tim tím. 

Khi bắt đầu trưởng thành hơn, lá trà dây rừng sẽ có màu đậm. Hoa trà dây là màu trắng, các hoa đực và cái mọc xen kẽ nhau, mọc thành từng chùm cùng nhau, nhờ côn trùng thụ phấn cho hoa. Hoa cây trà dây thường nỏ vào cuối mùa hè, thụ quả vào đầu mùa thu. Qủa của cây có màu hơi si gỗ, đỏ tía giống như màu lá non. 

Khu vực phân bố địa lý 

Cây trà dây thảo mộc là loại thảo dược phù hợp với các vùng có khí hậu ôn đới như vùng núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên. Đặc biệt, ở một số tỉnh như Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn... (cây trà dây Cao Bằng khá nổi tiếng) hoặc Quảng Ninh, Nghệ An.... 

Thu hái, sơ chế, chế biến 

Cây chè dây thường được thu hoạch quanh năm, thu hoạch khi cây đã trưởng thành, dỡ hết toàn bộ cành lá và các dây leo của cây mang về sơ chế sạch rồi mang đi bảo quản dùng dần. Cây chè dây cũng tương tự như những cây trà, cây chè khác. Đều có thể sản xuất cũng như chế tạo thành nhiều loại trà khác, phù hợp theo yêu cầu từng người. 

Chè dây thường được khai thác nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm

Chè dây thường được khai thác nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm

Thảo dược chè dây được người dân thu hái vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Người ta thường hái toàn bộ lá và dây để mang về sử dụng. 

Cây chè dây tươi được chế biến theo quy trình nghiêm ngặt và khép kín. Khi còn tươi, nguyên liệu sẽ sử dụng nước ozon ngâm rửa rồi mới chế biến theo 2 cách:

- Ngâm lá và dây chè tươi cùng với nước ozone, rửa sạch rồi mang đi sấy khô. 

- Ngâm lá và dây chè tươi cùng nước ozone, rửa sạch, ủ rồi sau đó mới mang đi phơi khô.

- Thực hiện phơi chè dây ở ngoài nắng to cho đến khi chè khô hẳn. 

- Sao chè dây bằng chảo than củ tới khi chè đạt độ thơm và phấn chè có màu trắng mịn là được.

Thành phần hóa học của chè dây 

Theo các nghiên cứu, trong chè dây có chứa 3 thành phần chính gồm Flavonoid, Tanin và đường. Không thấy có chứa saponin và alkaloid. 

- Tanin hay tannoit là hợp chất có vị chát làm se lưỡi, đồng thời còn là hợp chất polyphenol. Hợp chất này rất đặc biệt, có trong thực vật nên có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein và các hợp chất hữu cơ cao phân tư như amino axit và alkaloid.

Nhờ có tính chất hóa học của tanin này mà khi kết hợp cùng protein sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do vậy, axit trong dạ dày không làm viêm loét hoặc bào mòn dạ dày.

- Đường trong chè dây là đường tự do gồm đường glucose và rhamnose để tạo nên vị ngọt khi uống trà.

- Flavonoid là hợp chất chống oxy hóa cực mạnh, có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư, giải độc gan, an thần...

Chè dây có tác dụng gì?

Theo Đông y, chè dây có vị ngọt, tính mát hỗ trợ thanh thử nhiệt, tiêu viêm, giải độc, thường được sử dụng dành cho một số trường hợp như nhũ ung, vị thốn, tê thấp, chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng...

Theo y học hiện đại, công dụng trà dây được đề cập như sau:

- Chữa bệnh dạ dày bằng lá cây    

Trong thành phần của chè dây có chứa các hoạt chất chống viêm và diệt khuẩn một cách tự nhiên nhất nên không gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dạ dày. Bên cạnh đó, chè dây còn giúp ổn định dịch vị của dạ dày, làm giảm tình trạng đau bụng, ợ chua, ợ nóng, mùi hôi khó chịu... 

- Hỗ trợ ổn định huyết áp 

Cũng tương tự như công dụng lá chè dung và một số loại chè bình thường khác, chè dây cũng có tác dụng làm ổn định huyết áp, ngăn ngừa các chứng bệnh và triệu chứng liên quan. Chè dây sẽ ổn định huyết áp từ từ, chứ không hạ ngay lập tức khiến cho cơ thể bị sốc, giúp ngăn ngừa được các bệnh lý liên quan cho người bệnh.

- Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy do nóng trong

Chè dây có công dụng thanh nhiệt, giải độc cho gan rất tốt. Vì vậy, có khả năng làm loại bỏ tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt do nóng trong. 

- Cây chè dây dùng để hỗ trợ chữa dạ dày

- Hỗ trợ chữa viêm răng lợi 

Cây chè dây có khả năng kháng viêm, giúp kháng sinh tự nhiên nên có thể loại bỏ viêm răng lợi hiệu quả. 

- Hỗ trợ chữa mất ngủ và giúp an thần

Nhờ có khả năng thanh nhiệt và đào thải độc gan nên trà dây sẽ giúp cơ thể sảng khoái hơn, làm giảm căng thẳng trên các dây thần kinh. Nhờ đó mà người bệnh có giấc ngủ sâu và ngon hơn. 

- Uống chè dây có giảm cân không?

Tác dụng của chè dây chính là giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giảm viêm loét dạ dày, đầy hơi, chướng bụng nên chắc chắn không có tác dụng giảm cân. Ngược lại, chè dây còn khiến tăng cân bởi hệ tiêu hóa và dạ dày được củng cố tốt hơn. 

Đối tượng và cách dùng chè dây

- Đối tượng nên sử dụng chè dây 

  • Những người bị viêm răng lợi, mụn nhọt. 
  • Những người bị viêm thận cấp, viêm amidan, viêm họng cấp. 
  • Những người thường xuyên bị ợ chua, đầy hơi. 
  • Những người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh. 
  • Những người bị viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP, hành tá tràng. 
  • Những người thường xuyên phải làm việc trí óc dẫn đến căng thẳng đầu óc.
  • Người bình thường cũng có thể sử dụng chè dây để uống hàng ngày hỗ trợ phòng bệnh tật và tăng cường sức khỏe. 

- Cách dùng và liều dùng chè dây 

+ Liều dùng: Mỗi ngày khoảng 60-70g, chia làm 2 ấm pha như chè bình thường, dùng nước chè uống hàng ngày. 

+ Cách dùng: 

  • Lấy khoảng 30g chè dây và bỏ và ấm. 
  • Chế thêm một chút nước, tráng qua 1 lần rồi đổ bỏ nước đầu này đi. 
  • Chế thêm khoảng 600ml nước vào bình, để ủ như vậy trong 20 phút cho chè ngấm hết các dược chất vào nước là có thể dùng được. 
  • Thời gian uống trà dây đúng cách là vào buổi sáng, khi bụng đói. 

Chè sau khi được chế biến đúng cách sẽ cho ra màu cánh gián, vị ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ và dùng thay thế nước uống hàng ngày. Trước khi uống nên ăn sáng một chút gì đó để không bị xót dạ dày. 

Bài thuốc trị bệnh khi uống chè dây

- Cách pha chè dây cho đối tượng bị đau dạ dày 

+ Lấy khoảng 15-20g chè dây khô, cho vào bình và tráng nhanh bằng nước sôi, lắc bình nhẹ cho chè ngấm nước sôi, sau đó thì bỏ nước này đi. 

+ Tiếp theo, đổ khoảng 250ml nước sôi vào. 

+ Để trà ủ khoảng 10-15 phút đợi cho ngấm rồi uống.

Chè dây chủ yếu được dùng để pha trà

Cách chế biến chè dây chủ yếu là dùng để pha trà

- Cách pha chè dây giúp chữa mất ngủ, an thần 

Những người thường hay bị mất ngủ, rối loạn thần kinh nên uống trà dây như sau:

+ Lấy khoảng 50-60g chè dây khô, sắc cùng với 4 bát nước đầy. 

+ Nấu cạn đến khi chỉ còn 1 bát thì lấy ra uống. 

+ Nên dùng trước khi đi ngủ để định thần và ngủ ngon hơn. 

- Cách pha trà dây hỗ trợ phòng bệnh sốt rét 

Dùng mỗi vị 60g chè dây, hồng bì, mỗi vị 12g lá tía tô, rễ cỏ xước, rễ xoan rừng, vỏ hoặc lá cây vối 12g. Sắc tất cả những vị này cùng với 400ml đến khi cạn chỉ còn 110ml thì mang uống. Sử dụng mỗi ngày 1 lần, uống 3 ngày. 

- Cách pha trà dây điều trị ổ mủ do nhiễm trùng 

Dùng khoảng 15g trà dây, sắc cùng với rượu theo tỉ lệ 1:!để lấy nước uống. Ngoài ra, người bệnh có thể hầm chung trà dây với thịt heo nạc để ăn. 

- Cách pha trà dây điều trị tiêu chảy, đau bụng trên 

Dùng khoảng 50g trà dây tươi, 15g gừng tươi sắc, cùng với 2 chén nước để uống. Người già và trẻ em có thể giảm liều sử dụng đi. 

- Cách pha trà dây trị cảm mạo, hầu họng sưng đau, sốt

Dùng khoảng 15-60g trà dây sắc uống mỗi ngày. 

Lưu ý: Không sử dụng chè dây sau khi để qua đêm vì làm như vậy có thể khiến cho chè bị dính bụi, vi khuẩn, khi dùng sẽ rất gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, nên hạn chế dùng chè dây cho phụ nữ có thai, cho con bú vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh. 

Mua chè dây ở đâu?

Để mua được những sản phẩm chè dây nguyên chất hoặc đã qua chế biến, bạn nên tìm đến những địa phương trồng chè dây. Bên cạnh đó, nếu mua dạng chè tươi cũng sẽ có thể hạn chế được nguy cơ gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nếu bạn ở các thành phố lớn và không tiện đến các vùng trên để mùa chè thì có thể tìm tại những website uy tín, công ty dược lớn hoặc hiệu thuốc để mua sản phẩm chè đã qua chế biến.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Chè dây là gì? Hình ảnh - Tác dụng - Cách dùng - Địa chỉ mua

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.19567 sec| 1643.578 kb