Cỏ ngọt: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả

- Dược liệu
Cỏ ngọt: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả

Có một loại thảo dược vô cùng lành tính lại có vị ngọt hấp dẫn, không gây béo, không làm tăng đường huyết. Đó chính là cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana). Ngày nay, trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại, cây cỏ ngọt có rất nhiều tác dụng, đặc biệt vô cùng ý nghĩa với những người mắc chứng bệnh đái tháo đường.  

Tên Tiếng Việt: Cỏ ngọt, Cỏ đường, cỏ mật,  Cúc ngọt…

Tên khoa học: Stevia rebaudiana

Họ Khoa học: Asteraceae (Cúc)

Mô tả dược liệu

Đặc điểm của cây cỏ ngọt

Trên thế giới có một loài thảo dược mang tên là stevia. Stevia là gì? Tên tiếng Việt là cây cỏ ngọt, nhưng không thuộc loài cỏ. Đây là loài cây sống lâu năm. Hệ thân, rễ rất phát triển. Rễ chùm lan rộng, có khi đường kính lên tới 40cm. Cây cỏ ngọt có thân bụi cao từ 50 – 120cm tùy theo nơi đất tốt/xấu. 

Thảo dược cỏ ngọt được trồng nhiều tại Việt Nam

Thảo dược cỏ ngọt được trồng nhiều tại Việt Nam

Lá của cây cỏ ngọt hình trứng, mọc đối xứng thành cặp. Mép lá hình răng cưa, lá dài khoảng 50cm đến 70cm, rộng dưới 20mm.  

Cây ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 2 sang năm. Hoa trổ ra từ ngọn cây, mọc thành từng chùm. Mỗi chùm hoa gồm 5 hoa nhỏ.

Mỗi hoa có 5 cánh trắng ngà, 2 vòi nhị bung ra. Hoa lưỡng tính, có khả năng tự thụ phấn.

Quả của cây cỏ ngọt phân ra 5 cạnh, màu nâu thẫm. Hạt không có nội nhũ. Loài cây này nếu gieo hạt thì khả năng sinh trưởng kém. Cây giâm cành phát triển nhanh, mạnh hơn. 

Phân bố

Bắt nguồn từ thung lũng Rio Monday (Praquay), cây cỏ ngọt được mang đi tiêu thụ và trồng tại khắp các châu lục trên thế giới. Ở Việt Nam, một số tài liệu ghi nhận trước năm 1990 cỏ ngọt được nhập khẩu và trồng rộng rãi để sử dụng làm dược liệu cũng như chế biến thực phẩm. Hiện nay cây cỏ ngọt được người dân trồng ở một số tỉnh của nước ta như: Hà Giang, Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ An, Lâm Đồng…

Bộ phận dùng

Cây cỏ ngọt cho bộ phận búp non và lá để làm dược liệu. Đối với loài cây này, cứ mỗi tháng người trồng thu hoạch 1 lần. Khi độ dài của cành đạt từ 20 -25cm, người ta cắt cành, sau đó hái búp non, hái lá, loại bỏ lá héo úa. Làm sạch lá, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô với mức nhiệt 30-40 độ C. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. 

Thành phần hóa học

Chiết xuất lá cỏ ngọt cho ra các thành phần chủ yếu như sau: 

+ 15% Steviol  (1 chất tạo ngọt không bị nhiệt phân, độ pH ổn định, không bị lên men)

+ 6.2% protein

+ 5.6% chất béo

+ 52.8% từ carbohydrate…

Công dụng

Bạn có biết, Nhật Bản là đất nước sử dụng cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới. Người ta dùng chất ngọt trong loại cỏ này để tạo vị ngọt cho kẹo chewing gum, bánh mứt, nước ngọt… Tại Ấn Độ, cỏ ngọt được bào chế làm thuốc từ nhiều thế kỷ. Cũng có ghi nhận, người dân Brasil và Paraguay sử dụng loại thảo dược này để làm thuốc, pha trà. Còn ở Trung Quốc, cỏ ngọt được ví như một dược liệu thiên nhiên an toàn hỗ trợ giảm cân, giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. 

Từ lâu trà cỏ ngọt đã trở thành cứu tinh của bệnh nhân đái tháo đường

 

Từ lâu trà cỏ ngọt đã trở thành cứu tinh của bệnh nhân đái tháo đường

Trong y học hiện đại

Cỏ ngọt trong y học hiện đại được sử dụng với những mục đích chính sau đây: 

- Bản chất của cỏ ngọt là loại thảo dược mang tới vị ngọt hấp dẫn nhưng chứa rất ít năng lượng so với đường kính. Cho nên loại thảo dược này được các chuyên gia khuyên dùng cho những người cần ăn kiêng, bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường. Bạn có thể chế biến trà cỏ ngọt, bánh cỏ ngọt…

- Y học hiện đại cũng sử dụng loài Stevia rebaudiana trong điều trị rối loạn mỡ máu, hỗ trợ người bệnh mắc các chứng bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch.

Y học cổ truyền

Trong Đông y, vị thuốc cỏ ngọt mang vị ngọt, lành tính. Chủ trị các chứng bệnh về huyết áp, tiểu đường, chảy máu chân răng, tiểu tện không thông. 

BS.CKII.HUỲNH TẤN VŨ (Báo Sức khỏe đời sống ngày 22/8/2019) chỉ dẫn cách dùng cỏ ngọt cho người bị đái tháo đường như sau: Lấy 2,5g vị thuốc cỏ ngọt, sắc với 200ml nước , cô đặc lại còn 50ml, sử dụng tối đa 2 lần/ngày. 

Cỏ ngọt cũng được sử dụng làm trà với mục đích giảm cân. Lấy 7,5g lá cỏ ngọt khô nấu nước uống nhiều lần trong ngày. Tùy theo sở thích mà các bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác như hoa cúc, hoa hòe dưới sự tư vấn của bác sĩ Đông y để có được loại trà giảm cân, thanh nhiệt thơm ngon. 

CÁCH SỬ DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

- Cách phổ biến nhất để sử dụng cỏ ngọt là:

+ Dùng trực tiếp cỏ ngọt khô pha trà, nấu nước uống hàng ngày. 

+ Hoặc có thể tán bột mịn để rắc vào trà tạo vị ngọt, trộn với bột làm bánh, làm gia vị tăng độ ngọt cho món ăn.

Không có ghi nhận độc tính trong cỏ ngọt cho nên bạn hãy sử dụng cỏ ngọt với lượng vừa phải và không lo bị quá liều hay tác dụng phụ.
 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cỏ ngọt: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15372 sec| 1623.898 kb