Đào Nhân - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ

- Dược liệu
Đào Nhân - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ

Đào nhân có vị đắng, không độc, tính bình được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y với công dụng chữa các bệnh phụ khoa, bệnh phụ nữ sau sinh, trị viêm tắc động mạch, táo bón,....

Trong bài viết dưới đây hãy cùng ONPLAZA tham khảo thêm các công dụng khác của dược liệu đào nhân này nhé!

Đào nhân là phần nhân trong hạt của quả đào

Đào nhân là phần nhân trong hạt của quả đào

Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: đào nhân còn có tên gọi khác là đào hạt nhân, đơn đào nhân, đào nhân nô, đào nhân hạch, thoát hạch nhân, thoát hạch anh nhi,...
  • Tên khoa học: Semen persicae
  • Họ: Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả đào nhân

Đào nhân là phần nhân trong hạt của quả đào. 

Cây đào là cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 5 - 10m, thân nhẵn thường có chất nhầy, gọi là nhựa đào. Lá đào là lá đơn, mọc so le, phiến lá dài, mép lá có hình răng cưa nhọn. Hoa đơn, màu hồng nhạt có 5 cánh. Quả đào có hình cầu, đầu nhọn, có ngấn lõm, vỏ ngoài có lông rất mịn. 

Phân bố

Cây đào mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh miền bắc nước ta như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sa Pa,....

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: đào nhân là phần nhân trong hạt của quả đào chín được sử dụng để làm thuốc. 

Đào nhân là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh

Đào nhân là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh

+ Thu hái: những quả đào đã chín mọng được thu hoạch tốt nhất vào tháng 7 hằng năm, khi ấy sẽ cho hạt đào chất lượng và năng suất nhiều nhất. 

+ Chế biến: hạt đào sau khi thu hoạch rửa với nước, tách bỏ vỏ và phần đầu nhọn, rồi mang phơi khô hoặc có thể giữ nguyên vỏ và đầu nhọn, tuỳ vào bài thuốc chữa bệnh. 

+ Bảo quản: Đào nhân khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc sâu mọt, vì vậy bạn cần bảo quản đào nhân ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên bọc kín đào nhân có lót vôi sống và đóng kín bao bì sau mỗi lần sử dụng. 

Thành phần hóa học

Trong dược liệu đào nhân có chứa các thành phần hóa học với nhiều dưỡng chất lợi cho sức khỏe con người như:

  • Tinh dầu lipit
  • Vitamin B1
  • Men đường Lactate
  • Acetylcholin
  • Cholin

 

Vị thuốc đào nhân

Tính vị

  • Vị ngọt, không độc (Biệt Lục)
  • Vị ngọt, cay, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Vị ngọt, đắng, tính bình (Trung Dược học)
  • Vị đắng, tính bình (Bản Kinh)

Quy kinh

Đào nhân được quy vào các kinh sau:

  • Kinh Tâm và Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Kinh Tâm, Can, Tiểu đường (Trung Dược học)
  • Kinh Can, Đại trường (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)
  • Kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh Giải)
  • Kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo)

 

Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc đào nhân có các tác dụng sau:

  • Sát trùng, tiêu trùng
  • Phá huyết, hành ứ, nhuận táo, thông tiện, hoạt trường
  • Ứ huyết sưng đau
  • Chấn thương do té ngã, bị đánh đập
  • Mụn nhọt, đinh nhọt
  • Sốt rét
  • Táo bón
  • Bế kinh, thống kinh

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, tác dụng của đào nhân như sau:

  • Giảm ho
  • Kháng viêm ở giai đoạn đầu
  • Chống đông máu yếu, giãn mạch, ức chế máu ngưng tụ, tăng mức cAMP trong tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, co giãn tử cung,…
  • Ức chế tế bào ung thư chọn lọc
  • Tác dụng của đào nhân giúp nhuận trường bởi thành phần dầu lipit có trong đào nhân

 

Cách dùng – Liều lượng

- Cách dùng: Vị thuốc đào nhân có thể được dùng dưới dạng sắc, hoặc tán thành bột mịn, hoặc dùng cùng rượu nóng, hoặc sắc uống kết hợp với các vị thuốc khác. Lưu ý: trước khi dùng thuốc cần sao vàng qua hoặc đốt tồn tính, tách bỏ vỏ và đầu nhọt, tuỳ vào từng bài thuốc. 

- Liều lượng: khuyến cáo mỗi ngày chỉ sử dụng từ 4 - 16g

 

Những bài thuốc chữa bệnh từ Đào nhân

Vị thuốc đào nhân hiện nay được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc đông y, có thể dùng độc vị, hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh. Dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn các bài thuốc sử dụng đào nhân có tác dụng chữa bệnh cho cả trẻ nhỏ và người lớn. 

Các bài thuốc từ đào nhân có tác dụng chữa bệnh cho cả trẻ nhỏ và người lớn

Các bài thuốc từ đào nhân có tác dụng chữa bệnh cho cả trẻ nhỏ và người lớn

Bài thuốc chữa bệnh cho trẻ nhỏ từ đào nhân

Bài thuốc 1. Đào nhân chữa thối tai ở trẻ nhỏ

  • Đơn thuốc: đào nhân
  • Cách dùng, liều dùng: đào nhân tán thành bột mịn, rồi cho vào 1 miếng vải mỏng, cuộn tròn rồi nhét vào tai trẻ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. 

Bài thuốc 2. Đào nhân chữa lở loét, sưng bỏng ở trẻ nhỏ

  • Đơn thuốc: đào nhân
  • Cách dùng, liều dùng: đào nhân đem nghiền nát rồi đắp vào vị trí bị lở loét, sưng bỏng ở trẻ nhỏ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần. 

Bài thuốc chữa bệnh cho người lớn từ đào nhân

Bài thuốc 1. Đào nhân chữa cơ thể nóng sau sinh, nổi da gà 

  • Đơn thuốc: đào nhân, mỡ heo
  • Cách dùng, liều dùng: đào nhân đem nghiền nát thành bột mịn, rồi trộn cùng 1 ít mỡ heo, khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp lên vị trí nóng rát mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. 

Bài thuốc 2. Đào nhân chữa các bệnh lý sau sinh ở phụ nữ

  • Đơn thuốc: 1200 hạt đào nhân đã tách bỏ vỏ
  • Cách dùng, liều dùng: đào nhân sao vàng, nghiền nát, rồi trộn với một ít rượu sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó đem chưng cách thủy trong 1 giờ đồng hồ, rồi cất trong hũ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần dùng một muỗng canh uống với rượu nóng.

Bài thuốc 3. Đào nhân chữa bế sản dịch sau sinh

  • Đơn thuốc: 20 hạt đào nhân đã tách bỏ vỏ và đầu nhọn, một đoạn Liên ngẫu (ngó sen)
  • Cách dùng, liều dùng: đem sắc nước uống.

Bài thuốc từ Đào nhân chữa ứ huyết sau sinh gây đau nhức, kinh nguyệt tắc ở phụ nữ khỏe mạnh:

  • Dùng Đào nhân, Thược lược, Trạch lan, Đương quy, Diên hồ sách, Ngưu tất, Sinh địa, Tô mộc, Ngũ linh chi, Hồng hoa cùng với Ích mẫu thảo với liều lượng bằng nhau. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.

Bài thuốc 4. Đào nhân chữa kinh bế do huyết ứ

  • Đơn thuốc: 12 gam đào nhân, 12 gam đương quy, 8 gam tam lăng, 4 - 20 gam Hồng Hoa
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày uống một thang thuốc.

Bài thuốc 5. Đào nhân chữa nội thương ở vùng bụng trên làm ứ huyết gây đau

  • Đơn thuốc: đào nhân, Sơn tra, một dược, Hồng hoa, xuyên thông Thảo, xuyên sơn giáp, tục đoạn, đương quy, mỗi vị một lượng bằng nhau
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày 1 thang thuốc

Bài thuốc 6. Đào nhân với công dụng chữa sốt rét

  • Đơn thuốc: 100 hạt đào nhân đã tách vỏ, sữa tươi, 12 gam hoàng đơn
  • Cách dùng, liều dùng: đào nhân nghiền nát rồi trộn với ít sữa tươi làm thành cao. Sau đó cho thêm hoàng đơn vào cao làm viên hoàn, mỗi viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 3 viên với nước nóng. 

Bài thuốc 7. Đào nhân chữa đau tim đột ngột

  • Đơn thuốc: 7 hạt đào nhân đã tách vỏ
  • Cách dùng, liều dùng: đào nhân nghiền nát rồi sắc cùng với 1 chén nước để uống. 

Bài thuốc 8. Đào nhân chữa phong lao, sưng đau bụng dưới hoặc thắt lưng

  • Đơn thuốc: đào nhân đã bỏ vỏ, rượu
  • Cách dùng, liều dùng: đem đào nhân rang đen, rồi nghiền nát thành cao. Sau đó trộn với 1 ít rượu để uống cho toát mồ hôi  

Bài thuốc 9. Đào nhân chữa liệt nửa người

  • Đơn thuốc: 2700 hạt đào nhân, tách vỏ và đầu nhọn, rượu
  • Cách dùng, liều dùng: Đào Nhân ngâm cùng với rượu trong khoảng 21 ngày, sau đó đem phơi khô và tán thành bột mịn, rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng 20 viên và uống cùng với rượu nóng.

Bài thuốc 10. Đào nhân chữa táo bón

  • Đơn thuốc: 120 gam hạt đào nhân đã tách vỏ, 40 gam muối ăn, 80 gam ngô thù du.
  • Cách dùng, liều dùng: đem đào nhân sao chín rồi bỏ phần muối và ngô thù du làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 5 - 7 viên để trị táo bón. 

 

Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc đào nhân

Đào nhân là vị thuốc, do đó bạn không nên tự ý sử dụng, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng hay mẫn cảm với thành phần của thuốc. Một số đối tượng dưới đây cần thận trọng khi sử dụng:

  • Không sử dụng đào nhân cho phụ nữ có thai, không ứ trệ
  • Không dùng dược liệu đào nhân cho người bị chứng kinh bế, táo bón do tân sinh dịch, sinh xong đau bụng do huyết hư
  • Người bệnh bị chứng huyết táo, hư nên thận trọng khi dùng thuốc đào nhân

Trên đây ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin về đào nhân cũng như các công dụng và bài thuốc chữa bệnh của dược liệu này. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Đào Nhân - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22639 sec| 1875.852 kb