Địa du: công dụng và những bài thuốc quý

- Dược liệu
Địa du: công dụng và những bài thuốc quý

Trong y học cổ truyền, địa du là vị thuốc tốt chữa các chứng bệnh liên quan đến kinh nguyệt cho chị em phụ nữ. Ngày nay, loại thảo dược này còn được sử dụng trong Tây y nhằm mục đích chống viêm, chữa rụng tóc… Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về dược liệu quý này.

 

  • Tên tiếng Việt: Địa du, ngọc xị, tạc táo, qua thái…
  • Tên khoa học: Sanguisorba officinalis L.
  • Họ khoa học: Rosaceae (Hoa hồng)

MÔ TẢ DƯỢC LIỆU ĐỊA DU

Cây địa du:

Địa du (khác với địa giải) là loài cây lâu năm, thân thảo. Thân cây cao từ 0,5-1m tùy thuộc vào nơi đất tốt, xấu.

Từ thân mọc ra các lớp cuống dài. Tên mỗi cuống có từ 3-14 các cặp lá chét. Lá hình búp, tựa như lông chim. Mép lá có viền răng cưa.

Cây cho hoa vào suốt mùa hè. Từ ngọn cây trổ ra cụm hoa màu đỏ thẫm. Mỗi bông hoa có 4 cánh nhỏ, cả vòi nhụy cái và đực trên cùng một bông. Quả Địa du có màu nâu, chụm lại tựa như 4 cánh hoa tạo ra 4 cạnh, bên tron có 1 hạt.

CÂY ĐỊA DU

Phần rễ vùi sâu trong lòng đất tạo ra từng chùm lan rộng giữ đất rất tốt. Nhổ rễ lên, quan sát bằng mắt thường nhận thấy rễ chính có màu nâu tím, cùng rất nhiều rễ con, vỏ ngoài nhiều nếp nhăn Rễ chính hình trụ cong queo, không đồng đều. Độ dài từ 5-25cmà nứt ngang. Khi bẻ ra thì thấy bên trong rất cứng, phần gỗ giữa màu vàng có tia xếp thành hàng, phần vỏ bao bọc dạng sợi bông trắng vàng.

Phân bố

Thường gặp cây này ở vùng đồng cỏ, đặc biệt mọc rất tốt trong các bụi cỏ, lẫn với các loài thân thảo khác. Địa du có rộng rãi ở các vùng có khí hậu mát lành thuộc Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á.

Tại Việt Nam, địa du khôn phải loài bản địa. Nhiều năm trước được nhập về trồng nhưng số lượng ít, không đáng kể.

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Toàn bộ cây và hệ rễ được thu hái, rửa sạch, thái lát, phơi khô để làm dược liệu. Trong năm, cây địa du được người dân thu hái 2 lần: Lần 1 vào mùa xuân, lấy rễ trước khi cây nảy mầm chồi,; Lần 2 vào mùa hè thu khi cây đã khô.

Thành phần hoá học:

Ngày nay, các nhà khoa học hiện đại đã chiết xuất địa du, cho ra các thành phần hóa học chính như sau:

  • Saponin triterpenoid được tìm thấy trong vị thuốc địa du là Ziyuglycoside
  • Ellagitannin dạng dimeric, chính xác là chất Sanguiin H-6…

Ngoài thành phần chính là các chất tanin (không dưới 10%), cây địa du còn chứa saponosit và flavon.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐỊA DU

Địa du được sử dụng cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại.

Theo Tây y, Địa du có những tác dụng cơ bản sau đây:

  • Địa du có tác dụng chống oxy hóa nhờ chất Polysacarit
  • Chống viêm từ chất ethanol
  • Chống rụng tóc nhờ các chất được chiết xuất từ rễ địa du

TÁC DỤNG CỦA ĐỊA DU

Theo y học Đông phương, vị thuốc địa du đắng, tính hàn, lành tính, công dụng cầm máu, làm mát máu huyết. Ở nước ta, các thầy thuốc Đông y, đã sử dụng địa du như một vị trong các thang thuốc chủ yếu dùng cho bà đẻ: chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh, tẩy huyết dịch cũ, sinh huyết mới cho bà đẻ, điều hòa kinh nguyệt.... Ngoài ra còn được dùng để chữa chứng kiết lỵ ra máu, thổ huyết, trẻ nhỏ chảy máu cam, chữa vết bỏng và giảm sưng phù do côn trùng đốt…

Tại Trung Hoa, Đại du được gọi là vị thuốc Di Yu. Trong tập Chinese Herbal Materia Medica của Dan Bensky có ghi: Di Yu là vị thuốc thanh nhiệt, làm lành vết thương, giúp cầm máu nhanh chóng, làm mát máu huyết.

MỘT SỐ BÀI THUỐC QUÝ TỪ CÂY DƯỢC LIỆU ĐỊA DU

Bài thuốc điều trị chứng kinh nguyệt ra nhều:

Bác sĩ Nguyễn Hữu (đăng trên báo Sức khỏe và Đời Sống, Bộ Y tế, ngày 3/7/2015) đưa ra bài thuốc chữa kinh nguyệt ra nhiều ngày, lượng kinh nguyệt ra nhiều. Dùng các vị sau đây sắc nước uống: 15gr địa du đã đốt cháy, 8gr hạn liên thảo.  Cách sắc thuốc: rửa sạch 2 vị thuốc, cho vào siêu thuốc 3 bát nước nhỏ. Đun dưới lửa nhỏ liu riu, cô đặc lại còn 1 bát, chắt ra. Cho vào tiếp 2 bát nước, đun cô đặc dưới lửa nhỏ còn 1 bát. Hòa 2 bát nước đã sắc trên, chia ra 3 phần, uống làm 3 lần trong ngày khi nước thuốc còn ấm. Dùng bài thuốc trên liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc điều trị xuất huyết tử cung:

Trong Tạp chí Trung y Triết Giang xuất bản năm 1965 có ghi tác giả Khương Công Nghiệm đã đưa ra bài thuốc có chứa vị Đại du để chữa trị cho 1 ca xuất huyết tử cung. Bệnh nhân này đã sử dụng thuốc tây nhưng không thuyên giảm. Sau khi thăm khám, đã cho bài thuốc địa du với cách sử dụng như sau: 60gr vị thuốc Địa du sắc chung với nước pha giấm (tỷ lệ nước:giấm là 1:1). Báo cáo này ghi nhận: sau 4 ngày dùng thuốc thì hoàn toàn cầm máu, ăn uống tốt hơn, sức khỏe dần hồi phục. Sử dụng 3 thang thuốc thì hoàn toàn khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa nước ăn chân, chí mé trong dân gian:

Cây địa du khô lấy khoảng 1 nắm cho vào nồi sắc lấy nước cô đặc. Sử dụng ngâm chân khi nước còn ấm, ngâm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút sẽ hết các chứng ngứa chân, lở loét do nấm; giảm đau nhức sưng tấy do bệnh chí mé.

LIỀU DÙNG VÀ LƯU Ý CỦA THẢO DƯỢC ĐỊA DU

Liều dùng:

  • Với thuốc sắc uống: dùng từ 5 -15gr tùy theo thể trạng bệnh mà thầy thuốc cho đơn
  • Với dạng tán bột mịn bôi ngoài: xác định diện tích bôi, lấy lượng vừa phải để bôi, đắp lên nơi bị bỏng, đau.

Lưu ý

  • Không sử dụng cho người huyết lạnh, đang ứ huyết. Không sử dụng địa du tán bột chế dạng mỡ để bôi lên vết bỏng diện rộng, có thể gây nhiễm độc.  
  • Chọn mua địa du tốt cần nhận biết các đặc  điểm sau: Rễ đại du cắt lát rất cứng, lát cắt bên trong cho thấy phần lõi giữa ít xơ, màu vàng nhạt, phần vỏ bọc ngoài có nhiều sợi bông. Tránh mua loại có rễ nhỏ vụn, nhiều xơ, không tốt

Địa du là một vị thuốc quý, đặc biệt để chữa trị nhiều chứng bệnh cho phụ nữ. Nếu cần sử dụng địa du trong các bài thuốc trên phải được sự thăm khám, chỉ dẫn của bác sĩ, không tùy ý sử dụng.

 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Địa du: công dụng và những bài thuốc quý

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18459 sec| 1624.891 kb