Nếu như bạn chưa biết cây đinh hương là gì và công dụng của loại cây này ra sao, mời tham khảo bài viết sau đây chúng tôi.
GIỚI THIỆU CÂY ĐINH HƯƠNG
Đinh hương là gì?
- Tên gốc: Đinh hương
- Tên gọi khác: Tử đinh hương, đinh tử, chia giải hương, công đinh hương, hùng đinh hương, cống đinh hương, kê tử hương, đinh tử hương.
- Tên tiếng Trung:丁香
-Tên tiếng Anh: Clove
- Tên khoa học: Syzygium aromaticum.
- Tên thực vật: Eugenia caryophyllata thunb.
- Họ khoa học: Thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae).
Cây đinh hương dược liệu là một loại cây thân gỗ, nguồn gốc đầu tiên từ Indonesia, tên ban đầu là Kretek. Tên gọi ban đầu xuất phát từ hình dáng của loại cây này với hình dáng giống như chiếc đinh và sở hữu hương thơm nồng nàn.
Đinh hương dược liệu sở hữu mùi thơm nồng nàn cùng hình dáng đặc biệt
Bộ phận được dùng của cây là nụ hoa đinh hương. Đinh hương hái từ nụ tươi của hoa đinh hương rồi mang đi phơi sấy khô. Theo ước tính, cứ khoảng 8000-10.000 nụ đinh hương tươi thì mới phơi khô được 1kg đinh hương khô. Do vậy, ở một số nơi khó trồng hoặc tại một số quốc gia phương Tây, giá trị của dược liệu này rất cao.
Xưa kia, đinh hương chỉ được dùng giống như một gia vị trong nấu ăn hoặc được dùng để làm các vị thuốc. Ở Indonesia, đinh hương thường được dùng để là hương liệu tạo thành thuốc lá. Hiện nay, do nhu cầu cũng như mức sống con người ngày càng nâng cao hơn, đinh hương thường được bào chế để tạo thành tinh dầu, chủ yếu sử dụng trong việc massage, làm đẹp, giảm căng thẳng.
Đặc điểm hình dáng
Đinh hương cây có chiều cao khoảng từ 12-15m, phần lá mọc đối xứng, hình bầu dục nhọn với phiến lá dài. Hoa đinh hương mọc thành xim nhỏ, dày chi chít và chủ yếu phân nhánh tại phần đầu cành.
Ở phần hoa gồm 4 lá đài dày, khi chín sẽ có màu đỏ tươi, 4 cánh tràng thường ngả màu trắng hồng, rụng rất sớm và nhiều nhị. Quả đinh hương mọc quanh các lá đài, quả mọng dài và thường mỗi quả chỉ có một hạt.
Khu vực phân bố
Đây là loại cây ưa khí hậu nóng ẩm và tính đến hiện tại vẫn chưa được trồng ở Việt Nam. Vị thuốc đinh hương chủ yếu phân bố tại quần đảo Phi Châu và Malaysia, Quảng Đông, Quảng Tây...(Trung Quốc), Sri Lanka (Ấn Độ). Tuy nhiên, dược liệu này chủ yếu được tìm thấy nhiều nhất ở Tanzania Malaysia, Indonesia. Cây đinh hương ở Việt Nam chủ yếu qua hình thức nhập khẩu ngoài việc làm thuốc, còn được dùng làm gia vị nấu trong các món phở.
Thành phần của đinh hương
Trong thành phần của đinh hương có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho sức khỏe vitamin C, mangan, Vitamin K cùng với một lượng rất nhỏ vitamin E, magie, canxi rất tốt để giúp duy trì chức năng não, hỗ trợ xây dựng hệ xương chắc khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
TÁC DỤNG CỦA ĐINH HƯƠNG
Theo y học cổ truyền, vị thuốc đinh hương có vị tê, cay, tính ấm, mùi thơm mạnh nên mang đến tác dụng giúp làm ấm bụng, làm thơm, giảm đau, làm săn, tiêu sưng, sát khuẩn, có thể dùng riêng hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác trong việc điều trị một số bệnh.
Theo khoa học hiện đại, đinh hương mang đến một số công dụng như:
- Hỗ trợ chăm sóc răng miệng, tốt cho các bệnh về miệng
Trong đinh hương có thành phần eugenol mang đến tác dụng chống viêm nhiễm, giảm đau. Chỉ cần giã nhỏ nụ đinh hương, ngâm cùng cồn (ngâm càng lâu càng tốt) tẩm vào bông và đặt vào chỗ răng bị đau. Có thể kết hợp với xuyên tiêu (lượng bằng nhau) tán thành bột mịn cùng một chút băng phiến và trộn với mật ong, bôi hàng ngày để điều trị một số bệnh về răng.
- Hỗ trợ làm giảm ho
Đinh hương có đặc tính kháng khuẩn khá mạnh, mang đến tác dụng loại bỏ vi khuẩn, đờm làm gây bệnh trong cổ họng. Nếu bị ho, có thể trộn hỗn hợp bột đinh hương cùng vài hạt muối sẽ giúp làm giảm ho hiệu quả.
Vị thuốc đinh hương có vị tê, cay, tính ấm, mùi thơm mạnh nên mang đến tác dụng giúp làm ấm bụng
- Hỗ trợ làm giảm đau đầu
Dùng tinh dầu đinh hương xoa nhẹ một chút lên vùng thái dương mỗi khi bị đau đầu sẽ giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm do đinh hương có tác dụng gây tê hệ thần kinh, làm giảm đau.
- Hỗ trợ thúc đẩy hệ tiêu hóa
Nếu như bị đau dạ dày, buồn nôn, dùng hỗn hợp mật ong và bột đinh hương sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu. Còn khi bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài, thổ tả, có thể dùng đinh hương theo bài thuốc: 6g sa nhân, 2g đinh hương, 12g bạch truật, tán bột tất cả, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-4g.
- Hỗ trợ tốt cho xương khớp
Thành phần đinh hương chứa rất nhiều flavonoid và eugenol mang đến tác dụng giúp làm tăng khoáng chất và mật độ xương. Vì thế, sử dụng đinh hương rất tốt đối với người bị xương yếu, đặc biệt là người già và phụ nữ.
Nếu bị phong thấp, chân tay lạnh, đau nhức mỏi xương, có thể dùng đinh hương theo bài thuốc: 20g đinh hương, 12g long não, ngâm cùng rượu trắng 250ml trong 7 ngày đêm, lọc bỏ bã đi. Mỗi khi dùng thì lấy bông thấm cho thuốc ngấm vào bông rồi nắn bóp tại nơi đau nhức, mỗi ngày làm từ 1-2 lần.
Còn nếu như bị sai khớp, bong gân thì phối hợp đinh hương cùng hạt trấp, lá bưởi bung, lá thầu dầu tía, lá náng, quế, gừng sống, vỏ núc nác, vỏ sòi, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá tầm gửi cây khế, hồi hương, dây đau xương với lượng bằng nhau rồi giã nhỏ, sao nóng và chườm đều lên vết thương.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Đinh hương sử dụng rất tốt cho bệnh đái tháo đường bởi loại thảo dược này có khả năng giúp ổn định đường huyết, giúp làm bệnh tình thuyên giảm.
- Hỗ trợ sát khuẩn
Nhờ có đặc tính sát khuẩn cao nên đinh hương thường được sử dụng để giúp điều trị các vết thương, vết côn trùng cắn, nấm, ghẻ và thậm chí còn được dùng trong chăm sóc da, đặc biệt là mụn trứng cá. Lưu ý, thoa lên da chỉ pha loãng và không dùng cho da nhạy cảm.
Cách dùng - Liều dùng đinh hương
Dược liệu đinh hương có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tùy theo từng mục đích. Cách sử dụng đinh hương đơn giản nhất là dùng ở dạng khô sắc để uống nước hoặc tán thành bột mịn. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng tinh dầu được chiết từ dược liệu.
Liều dùng đinh hương được khuyến cáo là từ 2-4g mỗi ngày, tùy theo từng bài thuốc trị bệnh mà dùng đinh hương theo liều lượng hợp lý.
Tác dụng phụ có thể xảy khi dùng đinh hương
Đinh hương là dược liệu tốt nhưng cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như:
- Co giật, trầm cảm,.
- Gây tổn thương tại đường hô hấp, kích thích mô.
- Gây đông máu bên trong mạch máu.
- Bị kích ứng da.
- Gây phù phổi, co thắt phế quản.
Khi có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ, người dùng cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có những phương hướng điều trị phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng đinh hương điều trị bệnh
- Do mang đến tác dụng khá mạnh nên khi có nhu cầu dùng hãy pha loãng tinh dầu đinh hương.
- Không sử dụng đinh hương dành cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em.
- Đinh hương có thể tương tác với một số loại thuốc làm chậm quá trình đông máu nên khi đang sử dụng thuốc, mọi người hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đinh hương.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đinh hương, hi vọng sẽ mang đến thông tin thực sự hữu ích đến quý vị và các bạn.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm