Đương quy là một trong số tên dược liệu quen thuộc đối với nhiều người, thường chủ yếu được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh, đồng thời còn là nguyên liệu khá quan trọng trong các món ăn bổ dưỡng dành cho sức khỏe.
Đương quy được đánh giá là dược liệu bổ nhất của Đông y. Vậy đương quy là gì? Tác dụng của đương quy ra sao? Cách trồng đương quy có đơn giản không? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các những thông tin xung quanh vị dược liệu này.
Dược liệu đương quy
GIỚI THIỆU CÂY ĐƯƠNG QUY
Tên gọi
-Tên thường gọi: Đương quy
- Tên gọi khác: Tần quy, vân quy, sâm đương quy, củ quy
- Tên khoa học : Radix Angelicae Sinensis.
- Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels.
- Họ: Hoa tán (Apiaceae)
Đặc điểm thực vật
Sâm đương quy là một trong các loại sâm Việt Nam được mang từ Trung Quốc về trồng, thuộc giống cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao khoảng từ 40-60cm, có thể lên tới 1m khi cây ra hoa. Phần thân của cây đương quy có màu tím, hình trụ và có phần rãnh dọc.
Lá đương quy xe lông chim 3 lần và mọc so le nhau, tại phần gốc phát triển thành loại bẹ to, phần đầu nhọn. Mép lá có hình răng cưa và không đều nhau, chia làm nhiều thùy.
Hình ảnh cây đương quy
Hoa đương quy là màu trắng lục nhạt, mọc thành từng chùm tại phía đầu ngọn cây. Nhị hoa khá dài và có phần đầu tròn, quả đương quy bế dẹt và có rìa màu tím nhạt. Mùa quả của cây thường kéo dài khoảng từ tháng 7 đến tháng 8, toàn thân cây quy có mùi vị rất thơm.
Phân bố địa lý
Cây sâm đương quy ban đầu mọc nhiều ở Trung Quốc hoặc những vùng có khí hậu ôn đới, cây chủ yếu phát triển ở những vùng núi có độ cao khoảng từ 2000-3000m, nơi có khí hậu ẩm mát.
Tại Việt Nam, đương quy thuộc các loại sâm trồng ở Việt Nam theo hình thức du nhập vào khoảng những năm 60. Hiện nay, cây được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc như Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai và Tây Nguyên như Đà Lạt (Lâm Đồng), Đăk Lăk.
Bộ phận được sử dụng để làm thuốc
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất là rễ cây.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Chỉ thu hái cây đương quy sau khi trồng được 3 năm tuổi trở lên. Thời điểm để đào rễ tốt nhất là vào mùa thu. Sau khi thu hoạch xong sẽ tiến hành cắt bỏ bớt phần lá, chỉ sử dụng phần rễ. Sau đó, mang rễ đi rửa sạch để loại bỏ hết cát và các loại tạp chất. Có thể sao hoặc phơi khô để dùng dần. Dược liệu đương quy được chia làm 3 loại chính với những cách sơ chế như sau:
- Quy đầu: Chỉ dùng phần đầu của rễ chính.
- Quy thân: Là phần rễ được loại bỏ toàn đầu phần đuôi và phần đầu.
- Quy vĩ: Là phần rễ nhánh hoặc rễ phụ.
Dược liệu sau khi được thu hoạch xong thì mang đi sơ chế, cần bảo quản tại nơi thoáng mát với độ ẩm không khí không được vượt quá 15%.
Dược liệu sâm quy đại bổ
Kỹ thuật trồng cây đương quy
Thông thường, người ta chủ yếu trồng đương quy bằng cách gieo hạt, hạt đương quy cũng như hạt các loại sâm khác, phải để giống ở những vùng núi cao, khí hậu mát lạnh thì khi gieo mới thu được loại cây có chất lượng tốt. Trước khi gieo, cần phải xử lý hạt, ngâm trực tiếp hạt giống trong nước khoảng 40 độ C trong vòng 2 giờ rồi trộn hạt đương quy cùng cát khô.
Tiếp theo, đổ hỗn hợp đã trộn này vào trong một vải, đặt trong một cái rổ rồi sử dụng một tấm vải khác để đậy lên, tốt hơn hết, nên tưới đẫm nước mỗi ngày. Treo rổ lên cao để thoát nước. Sau khoảng 10 ngày thì lấy hạt ra trộn với tro khô là có thể mang đi gieo.
Cách sơ chế sâm quy để chế biến thành thuốc
- Sau khi thu hái củ đương quy về nhà, mang rửa sạch và loại bỏ đất cát, bụi bẩn.
- Cắt bỏ hết phần rễ con xung quanh.
- Đem dược liệu phơi trong bóng râm mát hoặc sấy lửa nhẹ cho khô mới cho vào túi nilong cột kín miệng, bảo quản tại nơi khô ráo, độ ẩm không nên quá 15%.
Thành phần dược liệu đương quy
Thành phần của đương quy có chứa hàm lượng tinh dầu cao, chiếm tới khoảng 0,265, trong đó acid tự do chiếm tới 40%. Đây cũng là một trong những thành phần hóa học chính quyết định đến tác dụng của sâm đương quy. Ngoài tinh dầu, củ sâm quy còn có chứa nhiều hợp chất khác như courmarin, polyacetylen, polysachrid, sacharid, brefeldin, acid amin, sterol…
Bên cạnh đó, đương qui còn là dược liệu có chứa nhiều nguyên tố vi lượng cùng với các loại vitamin tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: vitamin B12, A, B, E, đồng, canxi, kẽm, nhôm, magie, crom, …
TÁC DỤNG CỦA ĐƯƠNG QUY
Theo Đông y, đương quy là dược liệu có vị ngọt, cay và tính ấm, quy vào 3 kinh: Tâm, Tỳ, Can có công dụng nhuận tràng, bổ huyết, chữa kinh nguyệt không đều, tê nhức xương khớp.
- Tác dụng của sâm đương quy theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền đánh giá, đương quy là vị thuốc đứng đầu trong các bài thuốc hỗ trợ bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, tiêu sưng, nhuận tràng, dưỡng gân. Chuyên chủ trị các chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, tắc kinh, điều trị các bệnh về tê mỏi chân tay, thai tiền sản hậu, mụn nhọt, đau nhức xương khớp.
Sâm quy có rất nhiều công dụng quý dành cho sức khỏe
- Tác dụng sâm quy theo y học hiện đại
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng của sâm quy là man đến nhiều công dụng dành cho sức khỏe như:
- Hỗ trợ cải thiện các hội chứng về khí huyết.
- Cải thiện tình trạng huyết hư: Cơ thể thường xuyên xanh xao, mệt mỏi, môi thâm, có quầng thâm ở mắt, lưỡi nhợt nhạt, ăn ngủ kém.
- Cải thiện tình trạng huyết ứ: Thường gặp trong trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, huyết ứ sau sinh, cơ thể bị bầm tím, có chấn thương, tụ máu, đau cơ.
- Cải thiện tình trạng xuất huyết, chẳng hạn như: rong kinh, rong huyết, băng kinh.
- Hỗ trợ cải thiện các tình trạng liên quan đến tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến ăn ngủ kém, khí huyết kém.
- Tiêu sưng, tốt cho hệ xương khớp, giúp hỗ trợ dưỡng gân cốt.
CÁCH DÙNG ĐƯƠNG QUY VÀ LIỀU DÙNG
Tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau mà có thể dùng đương quy theo nhiều cách khác nhau. Phổ biến nhất là dùng đương quy tán bột, sắc, làm hoàn hoặc làm tinh dầu, làm cao.
Cao đương quy được lấy nguyên liệu từ đương quy
Liều lượng được khuyến cáo dùng cho một ngày là khoảng từ 5-15g. Tuy nhiên, tùy theo từng mục đích chữa bệnh và bài thuốc mà có thể được điều chỉnh cho phù hợp.
MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐƯƠNG QUY CHỮA BỆNH
- Bài thuốc đương quy bổ huyết thang dùng cho trường hợp thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Nguyên liệu: 12g thục địa, 16g đương quy, 6g xuyên khung, 8g bạch thược.
- Thực hiện: Cho tất cả những vị thuốc này vào trong ấm sắc chung cùng với khoảng 800ml nước, sắc đến khi chỉ còn 300ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc đương quy chữa sảy thai ra máu, rong kinh
- Nguyên liệu: 12g mỗi vị sinh địa, đương quy, mỗi vị 8g ngải diệp, cam thảo, a giao, xuyên khung, 16g bạch thược.
- Thực hiện: Mang tất cả những vị thuốc trên cho hết vào ấm, đổ thêm khoảng 1 lít nước, sắc trên lửa nhỏ. Sắc đến khi lượng nước được rút xuống đến khi chỉ còn phân nửa là dùng được. Dùng nước sắc này chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ sắc 1 thang thuốc.
- Bài thuốc đương quy chữa các chứng ngoại cảm, phụ nữ bị nóng rét không khỏi
- Nguyên liệu: Dùng mỗi vị 4g đương quy, bạch thược, bạch truật, sài hồ, chích thảo, bạc hà; mỗi vị 2.8g đơn bì, chi tử.
- Thực hiện: Mang tất cả những vị thuốc trên cho hết vào ấm rồi cho khoảng 1 lít nước vào sắc trên lửa nhỏ trong 20 phút. Bỏ phần bã và chia phần nước ra uống nhiều lần trong ngày.
- Bài thuốc chữa nhức đầu, đau mình, mặt đỏ
- Nguyên liệu: Mỗi vị 12g nhục quế, đương quy; mỗi vị 8g can khương, chích thảo, 20g thục địa.
- Thực hiện: Mang tất cả những vị thuốc trên cho vào nồi, đổ thêm 800ml nước sắc trên lửa nhỏ. Tắt bếp khi lượng nước chỉ còn phân nửa, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
- Bài thuốc đương quy chữa cao huyết áp
- Nguyên liệu: Mỗi vị 10g đẳng sâm nam, đương quy, sinh địa; mỗi vị 16g vỏ trai, táo chua, phục linh, trắc bách; 3g hoàng liên và 6g vân mộc hương.
- Bài thuốc đương quy chữa suy nhược tâm thần
- Nguyên liệu: Mỗi vị 6g đương quy, bạch truật, nhân sâm, phục linh, viễn chí, cam thảo, xà sang, phục tử chế; mỗi vị 9g khởi tử, toan táo nhân, bạch chỉ.
- Thực hiện: Mang tất cả những vị thuốc trên sắc cùng 800ml nước, sắc chung trên lửa nhỏ. Đun đến khi lượng nước chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Sau đó, chia làm 3 lần, uống trong ngày, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 thang sắc uống.
GIÁ BÁN ĐƯƠNG QUY LÀ BAO NHIÊU?
Đương quy được bán với nhiều mức giá khác nhau
Giá bán sâm đương quy theo nhiều mức khác nhau, tùy theo từng địa chỉ, đơn vị bán mà mức giá bán không giống nhau, thậm chí, có nhiều nơi bán sâm đương quy với giá trên trời. Hiện nay, mức giá đương quy nằm trong khoảng từ 450.000 - 600.000 đồng/ kg. Để mua được dược liệu đương quy với mức giá tốt nhất thì bạn nên chọn những địa chỉ website hoặc các nhà thuốc y học cổ truyền uy tín.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐƯƠNG QUY
Sâm đương quy đại bổ nhưng để phát huy tốt nhất tác dụng của đương quy thì cần phải lưu ý đến một số điểm sau đây:
- Nên sắc đương quy hoặc sắc uống với rượu để giúp nâng cao công dụng.
- Không sử dụng cho những người đang đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy.
- Tránh dùng đương quy với thuốc chống đông máu.
- Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai.
- Tránh sử dụng cho người bị rối loạn máu, viêm loét đường tiêu hóa hoặc những người bị bệnh tiểu đường.
Hi vọng, những thông tin về đương quy trên đây mang đến sự hữu ích dành cho quý vị và các bạn.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm