Vị thuốc hoàng cầm có tác dụng gì?

- Dược liệu
Vị thuốc hoàng cầm có tác dụng gì?

Vị thuốc hoàng cầm có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh liên quan đến huyết áp, đau nhức, hạ sốt nôn ra máu, tiểu buốt...được các dược sĩ và chuyên gia đánh giá cao. Vậy hoàng cầm dược liệu là vị thuốc gì? Tác dụng thực sự của hoàng cầm ra sao? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé. 

GIỚI THIỆU VỊ THUỐC HOÀNG CẦM 

Tên gọi 

- Tên thường gọi: Hoàng cầm 

- Tên gọi khác/tên Hán Việt: Khổ đốc bưu, đồn vĩ cầm, điều cầm, đạm tử cầm, đông cầm, thử vĩ cầm, đỗ phụ, kinh cầm, hoàng văn, nội hư, ấn dầu lục, giang cốc thụ, lý hủ thảo, khô trường, hoàng kim trà, lạn tâm hoàng. 

- Tên khoa học: rễ khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.).

- Họ khoa học: họ Hoa môi (Lamiaceae).

vị thuốc hoàng cầm

Vị thuốc hoàng cầm 

Đặc điểm thực vật cây hoàng cầm

Hoàng cầm là cây thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng từ 30-50cm, có thể lên tới 60cm. Rễ có hình to, thành hình chùy, vỏ ngoài hoàng cầm có màu đen, thân mọc đứng, hình 4 cạnh, phân nhánh tại phần gốc. 

Lá mọc đối cuống, cuống rất ngắn hoặc không có cuống, cuống lá có hình mác hẹp và gợn sóng, đầu hơi tù, chiều dài khoảng 1,5-3cm, rộng khoảng 2- 7mm, lá mọc nguyên. Hoa hòang cầm mọc thành bông ở phía đầu cành và năm về một bên, màu lam tím, tràng hoa bao gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng, màu vàng và bầu gồm 4 ngăn, đài hình chuông. Quả gần giống như hình cầu. 

Phân bố địa lý 

Cây hoàng cầm thường sinh trưởng và phát triển tại vùng cao nguyên đất vàng, ngay sườn núi, hướng về phía mặt trời mọc, ở những nơi khô ráo. Ở Việt Nam không có dược liệu này, chủ yếu là ở vùng Diên An, Thiểm Tây, các tỉnh thuộc vùng phía Bắc và Tây Nam Trung Quốc.  Hiện nay, dược liệu đang được thí nghiệm di thực vào những vùng khí hậu mát ở nước ta.

Bộ phận dùng làm thuốc 

Phần rễ của cây hoàng cầm được sử dụng chính để làm dược liệu - loại rễ này bên trong khá cứng và đầy, chắc mịn, bên ngoài có màu vàng trong xanh. Thịt đầy và ít rỗng ruột là loại tốt, loại nhỏ hoặc thô không đều, lõi có khe bộng màu đen là loại xấu. Loại này sau khi gặp ẩm sẽ chuyển sang màu đen và không dùng được làm thuốc. 

Phần rễ của cây hoàng cầm được sử dụng chính để làm dược liệu

Phần rễ của cây hoàng cầm được sử dụng chính để làm dược liệu

Mô tả dược liệu hoàng cầm 

Rễ khô (hoàng câm) có hình chùm xoắn hoặc trụ tròn, phần đỉnh hơi khô và dần nhỏ về phía dưới, cong, dài khoảng 12-16cm, phần đoạn trên thô khoảng từ 24-25mm hoặc hơn 35mm. Mặt bên ngoài có màu nâu vàng, phía trên hơi sần sùi, gồm các đường nhăn, dọc, xoắn hoặc có những vân hình mạng, phía dưới ít sần sùi hơn với những đường nhăn nhỏ hơn.

Tất cả phần trên và phần dưới đều có các vết tích của rễ con, chính giữa là rỗng ruột, màu nâu vàng, bên trong có màu vàng lục. Khi rễ già hơn sẽ có phần rỗng ruột, bên trong là màu đen nâu, thường gọi là phiến cầm hay khô cầm. Loại rễ mới với ruột đầy bên trong gọi là Điều cầm hoặc Tử cầm. 

Thu hái, sơ chế

Hoàn cầm thường được thu hái vào mùa xuân thu, sau khi đã rửa sạch đất và cát mang phơi khô sơ, cạo bỏ phần vỏ thô rồi mới phơi tiếp. Bảo quản tại nơi khô ráo, tránh ánh nắng  trực tiếp, tránh ẩm vì dễ bị mốc, để lâu dễ bị mọt ăn. 

Thành phần hóa học 

Theo giới y khoa đã ghi nhận một số thành phần có trong dược liệu hoàng cầm như: Baicalei,  Skullcapflavone, 7-Trihyroxy-6 Methoxyflavanone, Wogonoside, Baicalein, b-Sitosterol, Benzoic acid, Wogoside, Oroxylin Oroxylin A, Wogonin

CÔNG DỤNG CỦA VỊ THUỐC HOÀNG CẦM 

Hoàng cầm có tác dụng gì trong Đông y?

Theo ghi chép từ các tài liệu y học cổ truyền thì dược liệu hoàng cầm/ kinh mẫu hoàng có vị đắng, tính hàn và không độc, quy vào kinh Đại trường, Đởm, phế, bàng quang, tâm...có công dụng trừ thấp nhiệt, tả phế hỏa, an thai, chỉ huyết, tiết lợi, hạ huyết bế, chủ trì các chứng tiêu chảy, mắt đỏ sưng đau, chảy máu cam, tiêu ra máu, rong kinh, động thai...

Tác dụng của hoàng cầm theo y học hiện đại 

- Cây hoàng cầm có công dụng điều hòa huyết áp: Trong các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng cơ thể của thỏ, chó, mèo được gây mê đều tìm được công dụng ổn định huyết áp khi ở trạng thái cồn chiết, nước hay những dịch truyền từ hoàng cầm. 

- Hoàng cầm hỗ trợ điều hòa thân nhiệt: Khoảng năm 1935, trong một nghiên cứu của Chinese Herbal Medicine đã chỉ ra rằng, dùng rễ hoàng cầm có công dụng hạ thân nhiệt rất hiệu quả khi bị sốt cao. 

- Hoàng câm có công dụng lợi tiểu: Công dụng này của hoàng cầm đã được thử nghiệm đối với chó và người bình thường khi sắc uống nước từ loại thảo dược này. 

Tác dụng hoàng cầm đã được ghi nhận trong cả Đông y và Tây y

- Hoàng cầm có công dụng hỗ trợ kháng khuẩn tốt: Trong nhiều thí nghiệm nghiên cứu, hoàng cầm có tính kháng phổ rất rộng, những hoạt chất của dược liệu này có công dụng ức chế nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau bao gồm: tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch cầu, não mô viêm... Một số nghiên cứu khác còn chứng minh được công dụng chống lại trực khuẩn lao của thảo dược này. 

- Hoàng cầm có công dụng hỗ trợ chuyển hóa lipid cơ thể: Nước sắc của hoàng cầm được kết hợp bao gồm 2 thảo dược là đại hoàng và hoàng liên công năng hạ lipid tốt cho những người đang trong chế độ ăn kiêng. 

- Hoàng cầm có công dụng hỗ trợ tăng cường chức năng mật: Trên các nghiên cứu của thỏ và chó, hoàng cầm cũng mang đến công năng tác dụng khi dùng ở dạng cồn hoặc nước sắc. 

- Hoàng cầm có tác dụng hỗ trợ hệ thần kinh trung ương: Hàm lượng thành phần Baicalin được tìm thấy trong thảo dược này có công dụng làm giảm di chuyển và phản xạ của chuột. 

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH CỦA HOÀNG CẦM

Từ kinh nghiệm học dược lý, các thầy thuốc Đông y và y học cổ truyền đã cho ra đời nhiều bài thuốc trị bệnh khác nhau từ hoàng cầm. Một số bài thuốc dưới đây khá phổ biến như:

- Bài thuốc hỗ trợ chữa phong nhiệt có đờm hoặc đau ở đầu lông mày: 

Dùng liều lượng bằng nhau hoàng cầm và bạch chỉ mang đi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 8g và uống chung cùng với nước trà ấm. 

- Bài thuốc hỗ trợ chữa chảy máu cam, nôn ra máu 

Dùng khoảng 40g hoàng cầm mang bỏ hết phần ruột đen đi, mang tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy khoảng 12g mang sắc cùng với 1 chén nước, sắc đến khi còn lại khoảng gần 2/3, uống nước trực tiếp khi còn ấm nóng. 

- Bài thuốc hỗ trợ trị kiết lỵ kèm miệng đắng, đau bụng 

Dùng khoảng 8g cam thảo, 8g thược dược, 12g hoàng cầm, 8g thược dược, 3 trái đại táo. Mang tất cả những nguyên liệu này vào nước ấm, thêm khoảng 1 lít nước sắc nhỏ lửa trong khoảng 20-25 phút rồi tắt bếp. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả. 

- Bài thuốc chữa vàng da, mờ mắt cùng hoàng cầm 

Dùng khoảng 40g hoàng cầm, 120g đạm đậu vị, 40g hoàng cầm, đem hỗn hợp này sắc cùng với nước để uống thay nước lọc hàng ngày. 

Hoàng cầm được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

Hoàng cầm được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

- Bài thuốc thanh nhiệt, an thai cho phụ nữ 

Dùng lượng bằng nhau bạch truật và hoàng cầm, mang tất cả những dược liệu này đi sao vàng rồi tán thành bột mịn, trộn cùng với nước cơm và làm thành viên hoàng khoảng bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng uống khoảng 50 viên cùng với nước sôi ấm. 

- Bài thuốc chữa khi phong tán hàng cùng vị thuốc hoàng cầm 

Dùng mỗi vị 8g khương hoạt, hoàng cầm, độc hoạt, bạch chỉ, tần giao, đương quy, xuyên khung, phục linh, 12g mỗi vị ngưu tất, bạch truật, thục địa, 8g đảng sâm, 8g phục linh, 0.8g bạch thược, 6g cam thảo...mang tất cả những vị thuốc trên, sắc chung cùng nhau với 600ml nước, sắc đến khi còn phân nửa. Uống khi thuốc vẫn còn ấm, dùng với liều lượng 1 thang/ngày. 

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DƯỢC LIỆU

Mặc dù, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào tìm ra độc dược trong vị thuốc hoàng cầm, tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ những quy tắc sau đây để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn: 

- Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ mang thai hàn, người bị tỳ vị hư hàn nhưng không có thực thỏa, thấp nhiệt. Ngoài ra, vị thuốc này chống chỉ định với các đối tượng như: bị tiêu chảy do hàn, phế hư nhiệt, hạ tiêu có hàn. 

- Đối dược: Không kết hợp hoàng cầm với mẫu đơn, đơn sa, sơn thù du, hành sống, long cốt. 

- Liều lượng: Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 12-20g hoàng cầm mỗi ngày. Nếu muốn dùng thì nên hỏi ý kiến chuyên gia. 

Tốt hơn hết, để dược liệu này mang đến hiệu quả sau khi dùng thì cần nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa, ngưng sử dụng khi thấy hiện tượng lạ như đau đầu, uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ... Khi gặp những hiện tượng này cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. 


 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vị thuốc hoàng cầm có tác dụng gì?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18791 sec| 1638.313 kb