Hồng hoa có tác dụng gì? Tính vị và những bài thuốc

- Dược liệu
Hồng hoa có tác dụng gì? Tính vị và những bài thuốc

Hồng hoa được biết đến là một loại thảo dược quý hiếm trong dân gian, được sử dụng nhiều các bài thuốc Đông Y từ xưa đến nay có tác dụng lưu thông máu, điều kinh, ứ huyết, đau bụng kinh.

Hồng hoa - dược liệu tốt cho chị em phụ nữ. Vậy đặc điểm, tác dụng của hồng hoa là gì? Hãy cùng ONPLAZA tìm hiểu vị thuốc hồng hoa trong bài viết dưới đây nhé!

Hồng hoa dược liệu quý của chị em phụ nữ giúp điều kinh

Hồng hoa - dược liệu quý của chị em phụ nữ giúp điều kinh, ứ huyết, trị đau bụng kinh

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: hồng hoa còn có tên gọi khác như: Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng lam hoa, Sinh hoa, Hồng hoa thái, Kết hồng hoa, Tạng hồng hoa, Trích hoa, Hoàng lan hoa, Hồng lan hoa, Đơn Hoa, Lạp hồng hoa, Tiền bình hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Thạch sinh hoa, hồng hoa tây tạng, Dương hồng hoa.

Tên khoa học của hoa hồng: Carthamus tinctorius L

Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)

Đặc điểm sinh thái của hồng hoa

Hồng hoa là cây thân thảo, mọc thẳng, có chiều cao từ 1m trở lên. Thân cây nhẵn, có vạch dọc, phía trên có phân cành. 

Cây hồng hoa có lá mọc so le với nhau, đặc biệt, chúng hầu như không có cuống hay bẹ.

Đầu lá có gai, mép lá có nhiều răng cưa nhọn, xuất hiện không đều. Mặt lá trơn, gân chính giữa của lá lồi cao, lá có màu xanh sẫm ở cả 2 mặt.

Hoa của cây hồng hoa có màu đỏ cam, mọc thành từng cụm. Trong cụm hoa chứa nhiều hoa nhỏ, tụ lại thành hình cầu đẹp mắt. Hoa thường mọc ở chót và ngọn cành. Hoa có ống dài hình tên, có 5 cánh đỏ, giữa là nhụy hoa hồng có màu vàng.

Quả của cây hồng hoa hình trứng, có 4 cạnh lồi.

Bộ phận sử dụng, thu hái, sơ chế, bảo quản

- Bộ phận dùng: hoa của cây hồng hoa được dùng để làm thuốc

Vị thuốc hồng hoa sau khi được sơ chế

Vị thuốc hồng hoa sau khi được sơ chế

- Thu hái: hoa được thu hái vào đầu mùa hạ. Lưu ý: chỉ hái những cánh hoa đã chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Không nên thu hái những bông hoa đã rụng, bởi hoa đã héo rụng sẽ giảm tác dụng dược lý đi nhiều.

- Sơ chế: sau khi thu hoạch hoa, chỉ giữ lại cánh hoa và hạt để sơ chế. Cánh hoa có thể đem giã nát vắt thành miếng, hoặc gói thành từng bánh. Còn phần hạt của cây hồng hoa được ép lấy dầu. Lưu ý: hồng hoa sau khi sơ chế mang đi hong khô trong bóng râm, những nơi thông thoáng, nhiều gió. Không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, bởi sẽ khiến hoa bị đổi màu.

- Bảo quản: ở những nơi khô ráo, thông thoáng. Có thể sử dụng thêm gói hút ẩm để giúp cánh hoa không bị vụn, mềm hoặc mốc. 

Phân bố 

Ở nước ta, trước đây, cây hồng hoa được trồng rất nhiều ở tỉnh Hà Giang. Nhưng đến nay thì dược liệu được nhân giống rộng rãi ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Thành phần hóa học của hồng hoa

Theo nghiên cứu, hồng hoa có chứa nhiều chất có lợi cho việc hỗ trợ điều trị bệnh như: benzene, methyl butyric acid, hexanol, 3-hexanal, nonanal, 1-tetradecene, a-cedrene, methyl cinnamate 1,2,3- trimethoxy-5-methylbenzene.

Vị thuốc hồng hoa

  • Tính vị: Dược liệu hồng hoa có tính ấm và vị cay.
  • Quy kinh: Được qui vào 2 kinh tâm, can.

Tác dụng dược lý của hồng hoa

Theo các tài liệu Đông y xưa, vị thuốc hồng hoa có tác dụng: điều kinh, ứ huyết, giúp lưu thông máu,...

Chủ trị: kinh ứ trệ, bế kinh, đau bụng kinh, tụ sản dịch sau sinh,...

Theo các nghiên cứu từ y học hiện đại, tác dụng của hồng hoa như sau:

  • Hạ huyết áp
  • Kích thích quá trình co bóp tử cung
  • Tạo hưng phấn cho cơ trơn của ruột trong một khoảng thời gian ngắn
  • Giúp tăng sự co bóp của tim, tăng các cơn co trơn phế quản, các cơn co nhỏ ở các mạch máu tại thận

Cách dùng và liều dùng

- Cách dùng: dùng sống hoặc sắc nước, hoặc tẩm với rượu 

- Liều dùng: sử dụng từ 3 - 10g/ngày

Lưu ý: phân biệt hồng hoa thật giả: bạn sử dụng một vài cánh hồng hoa đặt trong 1 chén nước ấm. Sau đó, phơi ra chỗ nhiều gió, nếu phơi 2 - 3 lần, cánh hoa vẫn còn màu đỏ thì đó là dược liệu tốt.

Bài thuốc điều trị bệnh từ vị thuốc hồng hoa

Cây hồng hoa là vị thuốc có nhiều tác dụng trong đông y

Cây hồng hoa là vị thuốc có nhiều tác dụng trong đông y

Cây hồng hoa có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ, điều trị sức khỏe cho người bệnh. Bởi vậy, vị thuốc này thường xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hồng hoa

Cụ thể như sau:

- Bài thuốc 1: Hồng hoa chữa trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

  • Đơn thuốc: hồng hoa, sinh địa, đương quy, xuyên khung,...
  • Cách dùng - Liều dùng: rửa sạch các dược liệu với nước muối. Sau đó, trộn đều và sắc uống hàng ngày. Sử dụng 1l nước để sắc thuốc. Để thuốc sôi khoảng 20 phút rồi tắt bếp sử dụng. Uống 3 lần/ngày. Lưu ý: chỉ sử dụng thuốc trong khoảng 3 - 5 ngày.

- Bài thuốc 2: hồng hoa trị bệnh viêm tai hiệu quả

  • Đơn thuốc 1: hồng hoa, chỉ bạch, tán thành bột mịn. Vệ sinh tai sạch sẽ, rồi thổi một lượng bột vừa đủ vào tai. Làm liên tục 2 - 4 ngày để mang lại hiệu quả.
  • Đơn thuốc 2: sử dụng một lượng hồng hoa vừa đủ, đem nấu với nước, để sôi trong khoảng 5 - 7 phút. Tắt bếp và dùng uống mỗi ngày.

- Bài thuốc 3: Hồng hoa điều trị sưng tấy, các chấn thương

  • Đơn thuốc: hồng hoa, đương quy, đại hoàng, sài hồ, đào nhân đã được phơi khô.
  • Cách dùng - Liều dùng: rửa sạch các nguyên liệu. Sau đó, sắc hoa hồng với rượu và nước, mỗi loại 350ml, theo tỉ lệ 1:1. Đun sôi thuốc khoảng 15 phút, để nguội bớt và mang ra sử dụng. Uống 1 lần/ngày.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dược liệu khác như hồng hoa, chỉ tử, đào nhân, đương quy. Sau đó thực hiện tương tự như cách làm trên.

- Bài thuốc 4: Điều trị liệt nửa người, xuất huyết não

  • Đơn thuốc: hồng hoa, đương quy, chỉ hoàng liên, cam thảo, hoàng kỳ, sinh địa, bạch thược,…
  • Cách dùng - Liều dùng: rửa sạch các dược liệu với nước muối để sát khuẩn. Sắc thuốc với 700ml nước. Uống 1 lần/ngày. Duy trì uống thuốc từ 1 - 2 tháng để cho kết quả. 

- Bài thuốc 5: Điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng

  • Đơn thuốc: hồng hoa, đại táo
  • Cách dùng - Liều dùng: rửa sạch dược liệu với nước muối. Sau đó, sắc với 500ml nước. Đun sôi thuốc đến khi còn ⅓ lượng nước thì tắt bếp, để nguội bớt và mang ra sử dụng. Bạn có thể dùng thêm mật ong cho dễ uống hơn và giúp thuốc phát huy công dụng.

Những lưu ý khí sử dụng vị thuốc hồng hoa

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý sử dụng hồng hoa đúng cách

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý sử dụng hồng hoa đúng cách

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tránh những phản ứng phụ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng cây hồng hoa:

  • Không sử dụng hồng hoa cho phụ nữ mang thai hoặc người có kinh nguyệt nhiều
  • Sử dụng một lượng nhỏ, để tránh gây phá huyết, nguy hiểm đến tính mạng
  • Vị thuốc hồng hoa kỵ với xạ hương, trầm hương. Tuyệt đối không phối thêm vào các bài thuốc.
  • Để tăng thêm hiệu quả trị bệnh, giúp giải độc, ứ huyết đau bụng, tiêu tan sưng tấy, bạn có thể cho thêm 1 chút vị thuốc đồng tiện.

Trên đây ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những đặc điểm, công dụng, kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc hồng hoa, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, đặc tính dược lý của hồng hoa có thể thay đổi nếu bạn dùng sai cách và không đúng liều lượng. Bởi vậy, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến với thầy thuốc để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hồng hoa có tác dụng gì? Tính vị và những bài thuốc

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16040 sec| 1656.266 kb