Lá trúc diệp - Vị thuốc giúp thanh nhiệt, lợi tiểu trong đông y

- Dược liệu
Lá trúc diệp - Vị thuốc giúp thanh nhiệt, lợi tiểu trong đông y

Cây đạm trúc diệp (khác với cây tre, lá tre) cho ta vị thuốc trúc diệp. Vị thuốc này đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền nước ta. Cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS TS Đỗ Tất Lợi có ghi: vị thuốc trúc diệp giúp lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Sử dụng lá trúc diệp để chữa các bệnh do tâm phiền, tiểu tiện đỏ, bí tiểu.

  • Tên tiếng Việt: Đạm trúc diệp, cỏ lá tre, Toái cốt tử…
  • Tên khoa học: Folium Bamburae vulgaris.
  • Họ khoa học: Poaceae (tức họ lúa)

Hình ảnh cây đạm trúc diệp tại Việt Nam

Hình ảnh cây đạm trúc diệp tại Việt Nam

MÔ TẢ CÂY ĐẠM TRÚC DIỆP

Trên thế giới, cây đạm trúc diệp xuất hiện ở nhiều nơi. Thường tìm thấy loài cây này ở Trung Quốc hay Nhật Bản, Malaysia…

Ở nước ta cây đạm trúc diệp thường mọc hoang, đôi khi được trồng trong vườn nhà. Cây phát triển mạnh ở những vùng đồi cỏ, rừng thưa, ven đồi, chân núi đá, những nơi nhiều ánh sáng lại có độ ẩm cao. Cây đạm trúc diệp thường gặp nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Ninh Bình…

Cây đạm trúc diệp là loài cây cỏ sống lâu năm. Thân cây vút cao thẳng đứng, phân thành nhiều đốt dài, chiều cao chừng 0,5m đến 1,5m. Bộ phận rễ phát triển thành củ, rễ từng chùm, nhiều nhánh và rất cứng rắn.

Thường thấy lá trúc hình lưỡi mác, đầu nhọn. Phiến lá trúc dài 10cm đến 15cm, chiều rộng chừng 2cm đến 3cm. Lá xanh non, rất mềm, lào xào trước gió. Mặt trên của lá có chút lông, mặt dưới nhẵn nhụi. Phần cuống lá nhỏ gầy bằng đầu tăm, gần với bẹ dài và bao bọc lấy thân cây.

Bắt đầu từ khoảng tháng 4 hàng năm, cây trổ hoa. Hoa đạm trúc diệp mọc thành chùy thưa thớt, trổ ra từ ngọn. Mỗi bông hoa rất nhỏ, hình lưỡi mác, chỉ khoảng  7-12mm. Kết quả vào khoảng tháng 8, quả của cây đạm trúc diệp dài khoảng 4mm, hình thoi.

 

BỘ PHẬN DÙNG LÀM DƯỢC LIỆU

Toàn bộ thân lá của cây đạm trúc diệp được thu hái làm thuốc.

Lá trúc và thân cành trúc được thu hái làm dược liệu

Lá trúc và thân cành trúc được thu hái làm dược liệu

Vào khoảng tháng 5 – tháng 6, cây đạm trúc diệp được người dân thu hái. sau đó cắt hết phần rễ, làm sạch rồi cắt ngắn thành từng đoạn, phơi khô. Cũng có thể dùng tươi hoặc phơi thành từng bó nhỏ, khi nào sử dụng mới cắt. Cũng có một số tài liệu y văn cổ ghi vị thuốc trúc diệp đôi khi được dùng cả rễ con và hoa.

Lưu ý, cần bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp. Nên dùng loại dược liệu mới thu hái, không sử dụng loại để lâu sẽ mất tác dụng dược lý.

 

NHỮNG THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra các chất hóa học có trong cây đạm trúc diệp: các hoạt chất acid hữu cơ, chất đường, arundoin, và cyulindrin, …

 

TÁC DỤNG THANH NHIỆT, LỢI TIỂU

Cây đạm trúc diệp hay lá trúc diệp đã được sử dụng cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại như một vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu.

 

Y học hiện đại

Trước hết đối với y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm đối với các loài động vật để đưa ra tính chất dược lý của vị thuốc lá trúc diệp.

  • Các thí nghiệm sử dụng vị thuốc lá trúc diệp trên mèo, thỏ, chuột cống trắng đã cho thấy vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu cũng đã chiết xuất ra các chất có tác dụng hạ sốt cao trong lá trúc diệp. Chất này không tan trong nước và rất khó tan trong cồn.
  • Một thí nghiệm khác nhằm so sánh tác dụng lợi tiểu của trúc diệp, trư linh và mộc thông. Kết quả cho thấy trúc diệp cho tác dụng yếu hơn cả nhưng lại tìm hấy hợp chất clorua trong nước tiểu thải ra nhiều hơn so với vị mộc thông và trư linh.


Y học cổ truyền

Lá trúc diệp không chỉ được sử dụng trong dân gian mà còn là vị thuốc trong y học cổ truyền phương Đông từ hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên nhiều người hay nhầm lá trúc diệp với lá tre. Trong đông y, vị thuốc lá tre khác với vị thuốc lá trúc diệp. Nên công dụng của trúc diệp cũng không giống với tác dụng của lá tre.

Theo Đông y, vị thuốc trúc diệp có vị ngọt nhẹ, tính hàn, quy kinh tâm và kinh tiểu trường. Công dụng của vị thuốc trúc diệp được cố GS TS Đỗ Tất Lợi ghi lại trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” như sau: Lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Sử dụng lá trúc diệp để chữa các bệnh do tâm phiền, tiểu tiện đỏ, bí tiểu.

Ngày nay, các thầy thuốc Đông y sử dụng vị thuốc đạm trúc diệp để hạ sốt, thông tiểu là chủ yếu. Liều lượng sử dụng đạm trúc diệp từ 8 -10gr mỗi ngày cho 1 người trưởng thành. Cách dùng dưới dạng thuốc sắc độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

 

Một số bài thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt từ vị thuốc trúc diệp​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​

  • Chữa viêm niệu đạo, tiểu đau buốt:

Tìm lấy 15gr vị thuốc đạm trúc diệp, 10gr qua lâu căn, 5gr thông thảo, 5gr hoàng bá, 3gr sinh cam thảo 3g. Rửa sạch tất cả các vị trên rồi thêm vào 500ml nước sắc trên lửa nhỏ đến khi cô đặc còn 200ml. Chia nước này thành 3 phần uống làm 3 lần trong ngày lúc nước thuốc còn ấm.

  • Chữa chứng tâm kinh thực nhiệt (trong ngườ bứt rứt, luôn cảm thấy khát nước, miệng lưỡi bị lở, tiểu ít và nước tiểu vàng):

Tìm lấy các vị với liều lượng như sau: 16gr Sinh địa, 12gr mộc thông, 12gr trúc diệp và 8gr cam thảo tiêu. Rửa sạch các vị thuốc trên cho vào siêu sắc nước dưới lửa nhỏ. Uống nhiều lần trong ngày, uống lúc nước sắc còn ấm

  • Chữa chứng vị nhiệt sinh nôn:

Tìm lấy các vị trúc diệp 16gr, Cam thảo 8g, Sinh Thạch cao 20gr, đẳng sâm 12gr, bán hạ 12gr, mạch đông 12gr, cánh mễ 8gr. Tất cả rửa sạch sắc nước uống làm nhiều lần trong ngày khi nước sắc còn ấm nóng.

 Lá tre không phải vị thuốc đạm trúc diệp

 Lá tre không phải vị thuốc đạm trúc diệp

Lan phi điệp là loài lan làm cảnh hoặc làm vị thuốc quý: https://onplaza.vn/duoc-lieu/lan-phi-diep-n149.html

LƯU Ý:

  • Cây đạm trúc diệp còn được người dân gọi với tên cỏ lá tre. Loài này khác biệt với lá tre, cây tre và cây thài lài thân trắng (Commelina communis L.,). Cần phải lựa chọn kỹ tránh nhầm lẫn trong sử dụng.
  • Vị thuốc đạm trúc diệp không được sử dụng cho người đang mang thai. Có một số tài liệu cho rằng vị thuốc này dễ gây sảy thai, thai phụ dùng lâu dễ sinh non.

About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Lá trúc diệp - Vị thuốc giúp thanh nhiệt, lợi tiểu trong đông y

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21294 sec| 1638.156 kb