Mộc tặc là một trong những vị thuốc trong dân gian, được sử dụng nhiều trong Đông Y với tác dụng lợi tiểu, cầm máu, lỵ ra máu, đau mắt, ho hen,...
Bài viết dưới đây, ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về mộc tặc cũng như tác dụng chữa bệnh của dược liệu này. Bạn đừng bỏ qua nhé!
Hình ảnh cây mộc tặc
Tên gọi
- Tên khác: mộc tặc còn được biết đến với tên khác như mộc tặc thảo, tiết cốt thảo, cỏ tháp bút, bút đầu thái
- Tên khoa học Equisetum arvense L.
- Họ: Mộc tặc Equisetaceae.
- Nguồn gốc tên gọi: Mộc tặc (Herba Equiseti arvensis) ý chỉ toàn cây mộc tặc phơi khô. Vì cây mộc tặc có các đốt được ráp lại với nhau, dùng để đánh gỗ cho nhẵn, bởi vậy, cái tên mộc tặc (mộc là gỗ, tặc là giặc, giặc đối với gỗ) cũng ra đời từ đó.
Mô tả cây mộc tặc
Mộc tặc là cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 1m khi trưởng thành. Thân cây hình trụ, mọc đứng, thân có nhiều khía rãnh dọc.
Cây gồm phần sinh sản (hữu thụ) và phần không sinh sản (bất thụ). Trong đó, phần không sinh sản của cây có thể dài đến 20cm, được chia thành từng gióng.
Trên mỗi mấu cây có một vòng lá rất nhỏ được dính liền với nhau ở gốc, tạo thành bẹ hình ống, phía trên ống có chia răng màu nâu, tương ứng với số rãnh của gióng.
Rễ cây mộc tặc là rễ chùm, được ăn sâu dưới lòng đất.
Phân bố
Mộc tặc hoang thường mọc thành đám nhỏ
Tại Việt Nam, cây mộc tặc mọc hoang và thường xuất hiện ở các tỉnh miền núi, trung du, mọc thành nhiều đám nhỏ, dọc theo bờ ruộng, bờ suối,...
Thu hái, sơ chế, bảo quản
- Thu hái: Dược liệu được thu hoạch vào mùa hạ hoặc thu.
- Sơ chế: Dược liệu sau khi thu hái đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó đem phơi khô để dùng dần.
- Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hoá học
Trong dược liệu mộc tặc có chứa nhiều các chất có tác dụng tốt trong việc điều trị, chữa trị bệnh như: Acid Silixic, chất béo, phytosterol, acid equiseti, chất saponin gọi là equisetina, các chất alcaloid equisetin và nicotine, palustrine, 3-methoxypyridine. Ngoài ra còn có equisetrin và Isoquevitnin.
Tính vị, quy kinh
Mộc tặc có vị ngọt hơi đắng
- Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình
- Quy kinh: Vào kinh phế, đảm, can
Từ xưa đến nay, các chuyên gia Đông y đã có đánh giá khá cao về công dụng điều trị bệnh của cây mộc tặc. Dược liệu này thường được sử dụng trong các bài thuốc trị tán phong nhiệt, lợi tiểu, trị mắt viêm, sưng, có màng đỏ, đồng thời, tăng bài tiết tuyến mồ hôi.
Cách dùng, liều lượng
- Cách dùng: Mộc tặc có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành viên hoàn.
- Liều lượng sử dụng được khuyến cáo là từ 4 - 12g/ ngày.
- Ngoài ra, mộc tặc có thể kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ mộc tặc
Dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ mộc tặc. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý sử dụng thuốc, mà nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc để hạn chế những hậu quả có thể xảy ra.
- Bài thuốc 1: Mộc tặc trị mắt mờ, chảy nước mắt
- Đơn thuốc: mộc tặc (bỏ đốt) 1g, thương truật 1g (tẩm với nước vo gạo)
- Cách sử dụng - liều dùng: nghiền 2 loại thuốc trên thành bột mịn. Ngày uống 2 lần. Có thể thêm đường để dễ uống hơn.
- Bài thuốc 2: Mộc tặc giúp điều trị các chứng phong hàn, ra mồ hôi
- Đơn thuốc: mộc tặc 1 lượng (bỏ đốt), hành 5 chỉ, gừng tươi 5 chỉ
- Cách dùng - Liều dùng: sắc lấy nước uống. Nên uống nóng để cho hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc 3: Mộc tặc trị đi ngoài ra máu
- Đơn thuốc: Mộc tặc 5g.
- Cách dùng - Liều dùng: sắc uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc 4: Vị thuốc mộc tặc hỗ trợ điều trị rong kinh ở phụ nữ
- Đơn thuốc: Mộc tặc 3g đã sao khô
- Cách dùng - Liều dùng: sắc uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc 5: Mộc tặc trị xuất huyết vết thương bên ngoài, đường tiêu hóa, các bệnh phụ khoa và các chứng xuất huyết khác
- Đơn thuốc: Mộc tặc 50%, ích mẫu thảo 20%, hoàng bá 20%, ngũ bội tử 10%
- Cách dùng - Liều dùng: nghiền nhỏ các dược liệu trên. Sàng qua sau đó trộn đều các vị thuốc với nhau. Lấy thuốc bột rắc lên vết thương, rồi dùng băng ép lại. Ngoài ra, kết hợp với sắc uống, mỗi lần 2g, cách 4 - 6 giờ uống 1 lần để vết thương nhanh lành.
- Bài thuốc 6: Mộc tặc hỗ trợ trị động thai
- Đơn thuốc: Mộc tặc (bỏ đốt), xuyên khung
- Cách dùng - Liều dùng: sắc uống hàng ngày. Sắc 3 chỉ/1 lần uống
- Bài thuốc 7: Mộc tặc trị cước khí thể phù thũng, viêm thận
- Đơn thuốc: Mộc tặc thảo 4 chỉ 5 phân, xích đậu 3 lượng, phù bình 3 chỉ, hồng táo 6 trái
- Cách dùng - Liều dùng: sắc uống hàng ngày. 3 lần/ ngày
- Bài thuốc 8: Mộc tặc trị trĩ ra máu
- Đơn thuốc: Mộc tặc 2 lượng, đại hoàng 2 chỉ, chỉ xác 2 lượng, can khương 1 lượng
- Cách dùng - Liều dùng: Sao các vị thuốc, sau đó nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 chỉ.
Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc trị bệnh từ mộc tặc
Mộc tặc mặc dù mang lại hiệu quả trị bệnh rõ rệt, tuy nhiên nó vẫn có những tác dụng phụ đối với cơ thể, nếu bạn sử dụng sai cách. Bởi vậy, khi áp dụng các bài thuốc trị bệnh từ mộc tặc, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
- Mộc tặc không khuyến khích sử dụng cho người có hỏa vượng, âm hư. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Các bài thuốc từ mộc tặc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, người bệnh không nên xem đây là phương pháp điều trị duy nhất.
- Các vị thuốc đều là dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên nên để cho tác dụng hỗ trợ trị bệnh ngay lập tức là không có. Bạn cần phải kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để có tác dụng.
Trên đây là những đặc điểm và các bài thuốc với cây mộc tặc để điều trị bệnh. Nếu có câu hỏi cần giải đáp, vui lòng liên hệ với ONPLAZA để được hỗ trợ nhanh chóng. Khuyến cáo: bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của thầy thuốc.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm