Phòng Phong - Công dụng, cách dùng và các bài thuốc từ Phòng Phong

- Dược liệu
Phòng Phong - Công dụng, cách dùng và các bài thuốc từ Phòng Phong

Phòng phong được biết đến là một vị thuốc quý trong Đông y không chỉ có tác dụng giải biểu, tán hàn, phát hãn, ích thần, hành kinh lạc,...mà dược liệu này còn được sử dụng để giải độc do dược liệu nguyên hoa, ô đầu, phụ tử.

Bài viết dưới đây ON PLAZA xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về loại dược liệu này bao gồm: tên gọi, phân bố, chế biến, công dụng, liều dùng, các bài thuốc từ phòng phong,...

Tên gọi khác của cây phòng phong

Phòng phong - vị thuốc quý trong đông y

Phòng phong - vị thuốc quý trong đông y

+ Tên gọi khác: phòng phong còn được biết đến với các tên gọi như: bỉnh phong, Đông phòng phong, thiên phòng phong, lan căn, bách chi

+ Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolff

+ Tên dược: Radix Sileris

+ Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae)

+ Phân nhóm: Thiên phòng phong, Trúc diệp phòng phong, Xuyên phòng phong,…

Mô tả dược liệu

Phòng phong là loài thực vật sống lâu năm. Có thân thẳng, cao từ 0.3 - 0.5m. Lá kép hình lông chim, còn lá chét có hình giống lá tre, nên có nơi còn gọi là phòng phong lá tre. Cuống lá phòng phong dài, mép lá nguyên, lá chét rộng từ 2 - 4cm và dài 6 - 10cm. 

Hoa phòng phong tự hình tán, mỗi tán kép gồm 4 - 8 tán hoa nhỏ. Hoa thường có màu trắng, cuống hoa dài ngắn không đều nhau, kích thước các bông hoa nhỏ. 

Quả phòng phong có màu tái nâu, hình trứng thuôn dài, trên thân có sống chạy dọc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

- Bộ phận dùng: rễ cây phòng phong. Lựa chọn các cây rễ to khỏe, da mỏng, mịn, chọn đầu rễ không có lông, khi cắt rễ nếu thấy có màu nâu, giữa tâm có màu vàng nhạt thì đạt tiêu chuẩn để sử dụng.

Vị thuốc phòng phong có tác dụng trị phong hàn, giảm đau, kháng khuẩn

Vị thuốc phòng phong có tác dụng trị phong hàn, giảm đau, kháng khuẩn

- Thu hái: Khi rễ cây phòng phong đạt đến độ to khỏe như yêu cầu.

- Chế biến:

+ Cách 1: Rửa sạch bùn đất bám ở rễ cây, sau đó cắt bỏ phần đầu và đuôi của rễ cây, rồi đem thái nhỏ (theo ghi chép cách chế biến của Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Cách 2: rửa sạch bùn đất bám trên rễ cây, để ráo, rồi thái mỏng, đem phơi khô (theo ghi chép cách chế biến của Dược liệu Việt Nam).

+ Cách 3: rửa sạch bùn đất trên rễ cây, sau đó cắt các lông bờm trên đầu cuống rễ, rồi tưới nước lên cho rễ mềm. Tiếp đến, thái rễ cây phòng phong thành phiến mỏng, phơi khô rồi sao lên để dùng (theo ghi chép cách chế biến của Đông Dược Học Thiết Yếu).

- Bảo quản: Tránh ẩm, để nơi khô thoáng.

Phân bố

Cây phòng phong thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam, Tứ Xuyên, Qúy Châu, Sơn Đông, Liêu Ninh, Nội Mông,...Do đó, hiện tại phòng phong ở Việt Nam chủ yếu đều được nhập khẩu.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của phòng phong bao gồm: tinh dầu, Manitol, Xanthotoxin, Marmesin, Phenol, Saposhnikovia, Falcarindiol, Scopoletin,...

Công dụng của vị thuốc phòng phong

Phòng phong được mô tả là loại thuốc có vị ngọt, cay, tính ấm, không chứa độc và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, điển hình là tinh dầu, các axit hữu cơ. Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các thành phần hóa học trong phòng phong như Anilin, Mannitol, Phenol, Falcarindiol, Xanthotoxin, Scopoletin còn mang lại những công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị bệnh cho con người. Cụ thể:

- Phòng phong có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm: giúp tiêu viêm, ức chế quá trình lây lan, sự phát triển của virus, vi khuẩn. Điều này đã được kiểm chứng ở nhiều đối tượng bệnh và cho kết quả cao.

- Tác dụng giảm đau: giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau ở người bệnh

- Tác dụng cân bằng nhiệt độ cơ thể: phòng phong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thải độc trong cơ thể ra ngoài, giúp người bệnh mau chóng cảm thấy dễ chịu.

- Chữa chóng mặt, đau nhức xương khớp: theo kinh nghiệm từ xa xưa, phòng phong có tác dụng giảm đau nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

Phòng phong có tính ấm, nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng dài ngày

Phòng phong có tính ấm, nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng dài ngày

- Trừ chứng phong hàn, phong thấp: theo Đông Y, cũng như các tài liệu dược học ghi chép lại, chứng minh rằng, phòng phong có tác dụng trừ phong hàn, trị chứng khu phong hiệu quả, an toàn.

- Ngoài ra, vị thuốc phòng phong còn có tác dụng điều hòa cơ thể, cân bằng âm dương, ích thần, bổ mắt, thông lợi ngũ tạng,...

Cách dùng – liều lượng khi sử dụng vị thuốc phòng phong

Phòng phong thường được sử dụng ở dạng sắc, làm hoàn hoặc tán bột. 

Liều dùng: trung bình từ 4 - 10g, có thể dùng từ 8 - 12g/ngày, khi có sử chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc.

Một số bài thuốc được bào chế từ phòng phong

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc được bào chế từ cây phòng phong, có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh như: mụn nhọt, ra mồ hôi tay, đau đầu, tiêu chảy,...Đặc biệt, đây còn là loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y. Cụ thể:

- Bài thuốc 1: trị thương hàn, mụn nhọt, ban chuẩn

+ Đơn thuốc: phòng phong, cam thảo, chi tử, liên kiêu, mỗi vị bốc với một lượng bằng nhau rồi đem đi tán bột. 

+ Cách dùng: mỗi ngày dùng từ 8 - 12g.

- Bài thuốc 2: trị ngộ độc dược liệu phụ tử, ô đầu, nguyên hoa với vị thuốc phòng phong

+ Cách dùng: phòng phong nấu kỹ, sau đó lấy nước cốt uống để giải độc.

- Bài thuốc 3: trị nôn mửa, chóng mặt, phong đờm

+ Đơn thuốc: sinh khương 160g, phục thần 120g, bạch truật 120g, phòng phong 80g, nhân sâm 80g, quất bì 80g.

+ Cách dùng: sắc thuốc, ngày chia làm 4 lần uống

- Bài thuốc 4: trị phong nhiệt, khí trệ, phân có máu

+ Đơn thuốc: phòng phong, chỉ xác, bốc với lượng bằng nhau

+ Cách dùng: sắc thuốc, uống 3 lần mỗi ngày

- Bài thuốc 5: trị khí hư ra màu xanh

+ Đơn thuốc: cam thảo sống 20g, bạch thược 20g, bạch phục linh 20g, phòng phong 12g, nhân trần 12g, chi tử 12g, trần bì 4g, sài hồ 4g.

+ Cách dùng: đem sắc uống, chia làm 3 lần uống/ngày

- Bài thuốc 6: trị chứng ra mồ hôi nhiều

+ Đơn thuốc: phòng phong, phù tiểu mạch. Dùng phòng phong đem bỏ đầu ngọn, rồi tán thành bột mịn. 

+ Cách dùng: 8g bột phòng phong, pha với nước sắc từ vị thuốc phù tiểu mạch

- Bài thuốc 7: trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng

+ Đơn thuốc: phòng phong, thược dược sao, hoàng cầm sao, mỗi vị lấy một lượng 40g bằng nhau. 

+ Cách dùng: mỗi lần sử dụng 20 - 40g thuốc đem sắc uống

- Bài thuốc 8: trị mồ hôi trộm

+ Đơn thuốc: phòng phong 80g, xuyên khung 40g, nhân sâm 20g, đem tán bột tất cả nguyên liệu trên.

+ Cách dùng: mỗi lần dùng 12g bột tán, uống với nước sôi trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc 9: trị đau nửa đầu, đau đỉnh đầu

+ Đơn thuốc: phòng phong, bạch chỉ với lượng bằng nhau, mang đi tán bột. Sau đó, trộn bột với mật để làm hoàn.

+ Cách dùng: mỗi lần dùng 1 viên, uống với nước trà xanh

Phòng phong được làm thành nhiều bài thuốc khác nhau

Phòng phong được làm thành nhiều bài thuốc khác nhau

- Bài thuốc 10: trị đại tràng bị bí kết ở người lớn tuổi

+ Đơn thuốc: phòng phong 40g, chỉ thực 40g, bột mì 40g, cam thảo 20g. Sao thuốc, rồi đem đi tán bột. 

+ Cách dùng: mỗi lần dùng 8g bột pha với nước sôi. Lưu ý: nên dùng thuốc trước bữa ăn.

- Bài thuốc 11: Trị các chứng băng trung, ra huyết nhiều ở phụ nữ

+ Đơn thuốc: dùng phòng phong, loại bỏ đầu đuôi, nhặt sạch lông, sau đó nướng cho đến khi đỏ. Rồi tán thành bột mịn. 

+ Cách dùng: dùng 4g bột phòng phong với rượu.

Những lưu ý khi sử dụng phòng phong

Khi sử dụng vị thuốc phòng phong, bạn cần hết sức lưu ý những điểm sau:

- Phòng phong kỵ tỳ giải, bạch cập, lê lô, bạch liễm, can khương (gừng), nguyên hoa

- Không dùng phòng phong cho người có nguyên khí hư yếu, phế hư, bị bệnh hen suyễn, huyết hư sinh phong, nhiệt cực sinh phong, âm hư hỏa vượng, đặc biệt là người huyết hư cấp đầu thống (đau đầu do huyết hư kinh giật)

- Không dùng cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy mà tỳ hư, co giật và không dùng phòng phong cho phụ nữ sau sinh.

TỔNG KẾT: Phòng phong là dược liệu có tính ấm, do đó, nên thận trọng nếu có ý định sử dụng thuốc dài hạn. Để hạn chế và giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Phòng Phong - Công dụng, cách dùng và các bài thuốc từ Phòng Phong

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.20320 sec| 1643.969 kb