Vị thuốc rung rúc: công dụng, cách thức sử dụng trong y học cổ truyền và trong dân gian

- Dược liệu
Vị thuốc rung rúc: công dụng, cách thức sử dụng trong y học cổ truyền và trong dân gian

Từ xưa, cây rung rúc (còn gọi là cây rút rế, cứt chuột) là loại cây bụi leo mọc quanh làng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loài thảo dược này được nhân dân sử dụng như 1 vị thuốc chữa đau nhức xương khớp.  Sau này, rung rúc được đưa vào sử trong y học cổ truyền Việt Nam với nhiều công dụng.  Xin mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin hữu ích về loại dược liệu đến từ thiên nhiên này. 

Tên Tiếng Việt: Rung rúc, cứt chuột, rút đế, đồng bìa…

Tên khoa học: Berchemia lineata 

Họ khoa học: Rhamnaceae (táo ta)

MÔ TẢ DƯỢC LIỆU

Đặc điểm nhận dạng cây rung rúc

⮚ Thân: Rung rúc là loại cây thân leo phân cành. Mọc thành bụi cao lên tới 4m. Thân và cành cây có dánh hình trụ, nhỏ và mảnh; bề ngoài nhẵn, trơn, bên trong vô cùng cứng rắn. Mới phát triển, thân cành có màu xám, khi lớn lên, già đi thì phần thân cành chuyển sang màu đỏ nâu.

Cây rung rúc mọc hoang rất nhiều tại vùng trung du Bắc Bộ

Cây rung rúc mọc hoang rất nhiều tại vùng trung du Bắc Bộ

⮚ Lá: cứng, hình bầu dục, mọc so le. Mặt trên và mặt dưới có màu sắc khác nhau. Phía trên lá màu xanh, nổi đường gân rõ rệt, phía dưới màu nâu.  

⮚ Hoa: tháng 8 -9 hàng năm cây ra hoa. Hoa trắng, nhỏ mọc ra từ nách lá và đầu cành.

⮚ Quả chín từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Quả màu đen, dài khoảng 5-6mm. Bên trong thường có 2 hạt.  

Địa bàn phân bố

Loại thảo dược này phù hợp với các vùng đất trống, hứng nhiều nắng, nơi rừng thưa. Hiện nay rung rúc có ở Ấn Độ, một số nước Đông Nam Á,… Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở các đồi núi trung du miền Bắc. 

Bộ phận làm thuốc

Tất cả các bộ phận trên cây rung rúc đều được sử dụng làm thuốc.

Trong Đông y vị thuốc Lão thử nhĩ được làm từ cành non và lá cây rung rúc. Còn vị thuốc Thiết bao kim được làm từ rễ cây rung rúc.

Tuy nhiên, vị thuốc làm từ rễ được sử dụng phổ biến hơn. Thành phần hóa học trong rễ loại thảo dược này chủ yếu là Saponin, một số hoạt chất khác chưa rõ. 

Người dân nhổ rễ, rửa sạch sau đó thái lát phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi dùng làm thuốc cần tẩm rượu, sao vàng. 

Rễ cây rung rúc được sử dụng làm thuốc 


Rễ cây rung rúc được sử dụng làm thuốc 

CÔNG DỤNG

- Theo dân gian:

Cây rung rúc (hay còn gọi là cây cứt chuột) rất thân thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ. Cành nhỏ của cây được người dân cắt lấy, bện lại làm rế lót nồi, nên còn gọi là cây rút rế. Trong dân gian, lá và cành non của cây rung rúc được sử dụng như một vị thuốc thanh nhiệt, giải độc; rễ thái lát, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng nhằm chữa các chứng tê thấp, đau khớp, trị lao phổi, tiêu chảy. 

Trong dân gian vẫn lưu truyền Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, tê bì tay chân làm từ vị thuốc rung rúc như sau: lấy rễ cây rung rúc khô với lượng khoảng 10 – 20g dùng sắc thuốc hoặc ngâm rượu, trong uống ngoài xoa bóp. Sau 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng đau nhức thuyên giảm. 

Công thức ngâm rượu rung rúc trong dân gian: Đem rễ cây rút rế khô sao vàng, hạ thổ, rượu trắng ngon 40 đô, . Mang 2 thứ đó ngâm theo tỉ lệ 1: 2 (tức 1kg rễ cây rút rế ngâm với 2 lít rượu). Sau 1 tháng thì dùng được. Để càng lâu, rượu càng có tác dụng mạnh, giảm đau nhức xương khớp. 

- Theo Y học cổ truyền:

Vị thuốc rung rúc làm từ rễ có vị đắng, tính bình. Loại thảo dược này có tác dụng thông ứ huyết, trừ phong thấp, tiêu thũng độc... 

Ở Trung Hoa, vị thuốc rung rúc được các thầy thuốc Đông Y sử dụng để chữa lao phổi, ho ra máu, phong thấp tê bì tay chân, và chứng bệnh đường tiêu hóa như viêm loét hành tá tràng.

Ở Việt Nam, một số tài liệu ghi nhận danh y Hải Thượng Lãn Ông đã dùng vị thuốc làm từ rễ cây rung rúc để giải độc cho những người bị cá chích, bọ cạp chích. Hay như Nguyên cố GS TS khoa học Đỗ Tất Lợi có ghi trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: chữa chứng phong tê thấp, xương khớp, đau nhức mỏi  thì lấy 200gr rễ cây rung rúc thái lát mỏng ngâm trong1 lít rượu trắng 30-40 độ; 15 ngày là có thể sử dụng, mỗi ngày từ 20-30ml. 

Tóm lại, cây rung rúc là loại cây dại, có rất nhiều ở đồng ruộng Việt Nam. Người sử dụng cần nắm rõ các đặc điểm thực vật của loại dược liệu này để thu hái đúng, tránh nhầm lẫn trong sử dụng. Nếu sử dụng vị thuốc rung rúc trong trị bệnh, cần phải được sự thăm khám, chỉ dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất. 
 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vị thuốc rung rúc: công dụng, cách thức sử dụng trong y học cổ truyền và trong dân gian

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18023 sec| 1630.352 kb