Sa sâm: Công dụng, hướng dẫn sử dụng, liều dùng

- Dược liệu
Sa sâm: Công dụng, hướng dẫn sử dụng, liều dùng

Vị thuốc sa sâm có 2 loại, một loại có nguồn gốc từ Trung Hoa và một loại có nguồn gốc ở Việt Nam. Hai vị thuốc này có công dụng tương tự nhau.

Để biết rõ hơn về vị thuốc sa sâm cũng như các sử dụng và liều dùng chính xác, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

I. SA SÂM LÀ GÌ?

Hiện nay tại Việt Nam, sa sâm là tên gọi chung của hai vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền. Loại thứ nhất là sa sâm bắc (có nguồn gốc từ Trung Quốc) có tên khoa học là Glehnia littoralis F. Schmidt ex Miq, loài này thuộc họ Apiaceae (tức Hoa tán). Loại thứ hai là sa sâm nam (tức sa sâm của Việt Nam)  có tên khoa học là Launaea sarmentosa (Willd.) thuộc họ Asteraceae (tức họ Cúc).

1. Sa sâm Nam

a. Mô tả hình ảnh cây sa sâm nam

Sa sâm nam hay còn được gọi là cây sâm biển, sâm cát, sa sâm Việt, Sa sâm nam gọi là nam sa sâm, hay sa sâm việt. Loài này xuất hiện ở những vùng ven biển và ở các đảo. Trên thế giới, cây nam sa sâm có ở Đảo Hải Nam (Trung Quốc), ven biển Ấn Độ, Ai Cập, có cả một số nơi ở Châu Phi. Ở nước ta cây sâm biển phân bố trải dài từ tỉnh Quang Ninh, tỉnh Hải Phòng cho vào tới khu vực các tỉnh phía nam như Quảng Bình, Đồng Nai.

 

Hình ảnh cây sa sâm nam (tức sa sâm Việt, cây sâm biển, sâm cát)

Hình ảnh cây sa sâm nam (tức sa sâm Việt, cây sâm biển, sâm cát)

Cây sâm biển chủ yếu là mọc hoang, nay cũng đã có nhiều nơi trồng sâm cát thành vùng nguyên liệu. Cây này ưa các bãi cát ven biển, đặc biệt là các bãi ngang hứng nhiều ánh sáng. Cây cao chừng 5-10cm so với mặt đất. Từ thân chính tỏa ra các nhánh bò ngang trên mặt đất, các nhánh được tạo bởi các đốt nhỏ. Từ mỗi đốt già lại mọc ra rễ bám xuống mặt cát rồi phát triển thành những nhóm lan tỏa mới. Lá cây nhỏ, mép lá răng cưa, hai mặt lá trơn nhãn khong có lông bao phủ. Cây sâm cát ra hoa quả mỗi năm. Hoa sâm cát nhỏ xinh, màu vàng tươi tựa như những bông cúc nhỏ. Quả có túm lông nhỏ, rất dễ phát tán nhờ gió.

b. Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Sa sâm nam có thể dùng tươi cả thân cành hoặc dùng thân rễ khô.

Người dân đào lấy phần rễ cây sau đó rửa sạch, phơi/sấy khô, bảo quản nơi khô ráo.

Các nhà khoa học đã chỉ ra, trong rễ của cây sa sâm na chứa các chất: axit amin, ankaloid, carbohydrate, glycoside, tannin và steroid.

2. Sa sâm Bắc

a. Mô tả hình ảnh cây sa sâm bắc

Cây sa sâm bắc, tức có nguồn gốc từ phương bắc nước ta, tức Trung Quốc. Trên thế giới cây có ở các vùng Đông Á, trồng nhiều ở nước Trung Quốc, Nhật Bản, chủ yếu để làm dược liệu. Cây sa sâm bắc đã được đưa từ Trung Quốc về trồng tại Sapa (Lào Cai, Việt Nam) từ những năm 1960 nhưng không được phát triển rộng.

  • Sa sâm bắc là loài cây thân thảo, sống lâu năm. Cây chỉ cao khoảng hơn 20cm so với mặt đất. Thân rễ cây sa sâm bắc màu trắng ngà, hình trụ, dài, nhỏ đâm sâu trong lòng đất, rễ cây phình to tạo củ.
  • Lá cây sa sâm bắc là loại lá kép lông chim, kép khoảng 2 lần, lá mọc so le, có những lá chét hình trứng. Mép lá tạo hình răng cưa.  Cuống lá màu tím, rất dài, khoảng trên 10cm, tạo thành bẹ ôm lấy thân cây. Bao phủ toàn bộ cuống lá là lớp lông tơ mịn màng.
  • Hoa sa sâm bắc trổ ra từ ngọn cây tạo thành từng cụm hình tán kép, cuống ở tán có lông mịn, cuống tán màu tía. Mỗi tán hoa bao gồm hơn 10 hoa nhỏ màu trắng tinh khôi. Hoa kết quả bế đôi, bên trong chứa các hạt màu vàng nâu, hạt hình dáng tựa bán cầu. Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 5 sau đó kết quả từ tháng 6 đến tháng 8.

hoa sa sâm

 

Loài sa sâm bắc ưa vùng đất cát pha, có nhiều mùn và nhiều ẩm; thích hợp ở độ cao 1500m so với mặt đất. Cây được trồng bằng cách gieo hạt vào vụ đông xuân, được thu hoạch sau khoảng 2 năm trồng.

b. Bộ phận làm dược liệu

Cây sa sâm bắc cho phần rễ, củ làm dược liệu. Sauk hi thu hái cần rửa sạch đất, phân loại rễ to nhỏ rồi ngâm vào nước sôi vài phút vớt ran gay, bóc vỏ rễ rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô. Để bảo quản lâu dài, đôi khi cần sấy qua diêm sinh.

Trong rễ cây sa sâm bắc có nhiều tinh dầu, axit triterpenic, alcaloid – carboline, phenylpropanoids, polyacetylen, axit phenolic, cùng với các axit béo.


II.CÔNG DỤNG

1. Sa sâm nam

Cây sa sâm nam được gọi là sa sâm Việt. Ngày nay tại nước ta, cây sa sâm được trồng thành dược liệu có chứa các hàm lượng tinh chất quý cao hơn sa sâm mọc hoang trong tự nhiên. Tại Bến Tre, sa sâm nam đã được trồng thành vùng nguyên liệu. Nói về công dụng của cây sa sâm nam, TS Lâm Văn Tân (Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Bến Tre) đã chỉ ra: sâm biển chứa dược chất quý là saponin, chất này có nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sa sâm biển còn chứa các chất khác có lợi cho cơ thể như tinh dầu,  acid triterpenic, và nhiều dẫn chất coumarin...

Trong Đông y, sa sâm nam là dược liệu có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn; tác dụng mát phổi, dưỡng huyết, trị bệnh ho có đờm, trừ chứng phiền nhiệt.

2. Sa sâm bắc

Sa sâm bắc chủ yếu được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền phương Đông, đặc biệt dùng nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ở nước ta, các thầy thuốc Đông y đã chỉ ra, sa sâm bắc có vị ngọt hơi đắng, tính mát; quy vào 2 kinh cũng sử dụng dược liệu này để chữa các bệnh như:

  • Viêm phế quản mãn tính,
  • Ho khan, ho có đờm
  • Nhiệt bao tân dịch, người gầy khô, phổi yếu, tim đập không đều, miệng lưỡi khô, háo nước.


III.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Vị thuốc sa sâm nam và sa sâm bắc có công dụng tương tự nhau. Tuy nhiên sa sâm nam có tác dụng dưỡng âm kém hơn sa sâm bắc; ngược lại, sa sâm nam lại có công dụng trị ho mạnh hơn sa sâm bắc. Sa sâm có thể dụng dưới dạng sắc nước uống hoặc dùng trong nấu ăn. Dưới đây là một số cách sử dụng vị thuốc sa sâm để chữa bệnh.

Vị thuốc sa sâm

a. Dạng sắc thuốc

- Dùng sa sâm làm cho nhuận phế chỉ khát:

  • Bài 1- Thang sa sâm mạch đông trị bệnh ho khan có đờm, miệng khô, họng khát.

Lấy các vị sa sâm bắc, mạch môn, ngọc trúc, thiên hoa phấn, tang diệp mỗi vị 12gram cùng với 4gram cam thảo. Dùng các vị này sắc nước uống ngày 1 thang. Có thể thêm 2gram địa cốt bì nếu trong người quá nóng.

  • Bài 2- Thang thanh kim ích khí trị thở khó, phổi yếu kèm mất tiếng.

Lấy 20gram sa sâm bắc, 20gram sinh địa, 12gram tri mẫu, 12gram huyền sâm, 12gram ngưu bàng tử, 6garm xuyên bối mẫu cùng với 4gram hoàng kỳ. Tất cả đem rửa sạch rồi sắc nước uống.

  • Bài 3: Sa sâm nam chữa viêm phổi, ho có đờm gây tức ngực.

Tìm lấy vị sa sâm nam 15gram, cùng với 10gram tía tô, 4ram cửu lý hương sao cùng với 5 lát gừng nướng và 1 quả chanh non thái lát. Lấy các vị này sắc nước thuốc cô đặc thành 2 chén chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Dùng sa sâm làm cho Sinh tân chỉ khát:

  • Bài 1: Sa sâm bắc chữa bẹnh nhiệt về cuối kỳ phạm đến tân dịch, sốt lai rai, miệng khô, hay khát nước.

Tìm lấy 16gram sa sâm bắc, 20gram sinh địa, 12gram ngọc trúc, 12gram mạch đông. Tất cả đem đi rửa sạch rồi sắc nước uống trong ngày.

  • Bài 2: Sa sâm nam chữa cảm sốt, bổ mát.

Lấy các vị sa sâm nam, rễ vú bò, hà thủ ô, bạch truật nam, rễ cà gai mỗi vị 20ram;  hoài sơn, rễ cây lứt, cam thảo nam, mỗi vị 12gram; cùng với 4gram gừng khô và 8gram trần bì. Trộn đều các vị rồi tán mịn thành bột vo viên nhỏ. Uống trong ngày chia làm 2-3 lần, mỗi lần 20gr. Hoặc có thể sắc nước uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.

b. Dạng nấu ăn

- Nước sa sâm giải khát cho người sốt:

Lấy 25gram sa sâm cùng với 15gr đường phèn rồi đun nước uống. Đun sôi một lúc, hạ lửa nhỏ trong vòng 15 phút rồi tắt bếp. Để nguội uống trongg ngày.

- Món sa sâm hầm thịt dùng cho bà mẹ sau sinh:

Tìm lấy sa sâm nam 12gram, nấu cùng 100gram thịt lợn nạc, hầm cho tới nhừ rồi thêm gia vị (không cho tiêu ớt). Ăn trong ngày sẽ lợi sữa.

- Món canh trứng gà sa sâm chữa nhức răng:

Lấy khoảng 15gram sa sâm cùng với 3 quả trứng gà ta. Sa sâm thái nhỏ nấu nước rồi đánh tan trứng gà cho vào khuấy dạng canh. Ăn trong ngày. 

 

III- LIỀU DÙNG

1. Sa sâm nam

Cây tươi: ngày 20 – 30g.

Rễ cây khô sắc uống: ngày 15 – 20g

2. Sa sâm bắc:

Rễ củ khô: Ngày 12 – 20g, dùng sắc nước hoặc làm cao viên hoàn


 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Sa sâm: Công dụng, hướng dẫn sử dụng, liều dùng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.17477 sec| 1629.859 kb