Sơn đậu căn liều dùng, công dụng và ai nên sử dụng?

- Dược liệu
Sơn đậu căn liều dùng, công dụng và ai nên sử dụng?

Sơn đậu căn được mệnh danh là vị thuốc dành cho bệnh viêm amindan cấp và mãn tính nhờ tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, sử dụng để điều trị cho các bệnh sốt do viêm nhiễm đường hô hấp, amidan…

Sơn đậu căn được mệnh danh là vị thuốc dành cho bệnh viêm amindan cấp và mãn tính nhờ tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, sử dụng để điều trị cho các bệnh sốt do viêm nhiễm đường hô hấp, amidan… Vậy sơn đậu căn là gì? Và ai nên sử dụng vị thuốc này? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan đến bạn những thông tin liên quan đến vị thuốc này. 

I.GIỚI THIỆU VỊ THUỐC SƠN ĐẬU CĂN 

1.Tên gọi 

– Tên gọi thông thường: Sơn đậu căn.

– Tên tiếng Trung: 山 豆 根

– Tên gọi khác: Khổ đậu, Hòe Bắc Bộ, cây quảng đậu

– Tên khoa học: Pophora subprosrlata Chu etT. Chen

– Họ khoa học: Lleguminosae (Đậu)

Sơn đậu căn

Vị thuốc sơn đậu căn trong Đông y

Đặc điểm của sơn đậu căn 

Sơn đậu căn là cây thân bụi, có chiều cao khoảng 0,5-0,2m, nhánh nhăn, lông nằm ngắn. Tại phần lá chét có khoảng 5-7 lá, mọc đối hoặc nguyên, mép 9 đôi. Cuống lá chét kích thước từ 2-5mm, lá kèm kích thước 3mm, nhọn ở đầu, tù tại phần gốc, nhẵn ở mặt trên, có lông tại mặt dưới. 

Gân bên lá kích thước 6mm, lá bắc khoảng 4-5mm, không cân ở gốc, đài hình chuông, có lông, kết hợp cùng 5 thùy tam giác, mỗi tràng hoa cao từ 1,5-2cm. hoa nhẵn, gấp lại, có tai ở cánh thìa và cánh bên, nhị 2 bó, bầu kích thước 5-6mm và có 2 noãn, màu vàng cánh cờ hẹp. Qủa đậu sơn căn là hình trái xoan đen, bóng khi khô, hạt to và cứng, kích thước hạt dài 1,2-1,8cm, rộng từ 0,8-1cm. Thường ra hoa quả từ tháng 2-4. 

Phân bố địa lý sơn đậu căn

Vị thuốc sơn đậu căn được phân bố khá nhiều tại một số nước như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, thường bắt gặp trong các quần hệ thứ sinh, savan, rú bụi, độ cao từ thấp đến khoảng 1800m. Tại nước ta, sơn đậu căn mọc nhiều tại Đồng Nai, Lâm Đồng. 

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến, bảo quản

– Bộ phận dùng: Hạt, lá và rễ sơn đậu căn được sử dụng để làm thuốc. 

– Thu hái: Vị thuốc sơn đậu căn được thu hái vào khoảng mùa thu hàng năm. 

– Chế biến:

+ Theo Trung Y: Dùng phần rễ khô sơn đậu căn ngâm trong nước từ 4-5 ngày, sau đó vớt dược liệu ra ngoài để rửa sạch, loại bỏ hết các tạp chất. Rễ nào to thì chẻ đôi, rễ nào nhỏ thì cắt khúc, u độ từ 4-5 ngày cho mềm. Sau đó, tiến hành thái lát mỏng từ 1-2 ly phơi khô. Khi dược liệu đã khô thì trộn lẫn rễ nhỏ và rễ to cùng với nhau để dùng. 

+ Theo kinh nghiệm Y học cổ truyền Việt Nam: Sau khi đã thu hái xong, mang dược liệu đi rửa sạch, tiến hành thực hiện ủ mềm từ khoảng 4-5 ngày rồi mang đi thái mỏng từ 1-2 ly. Ngoài ra, người dùng cũng có thể dùng mài uống hoặc ngậm vào miệng. 

– Bảo quản: Tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và ánh nắng mặt trời. 

Thành phần hóa học 

Trong dược liệu sơn đậu căn có chứa nhiều hoạt chất alcaloid cytisine cùng nhóm tác dụng với chất nictoine. Ngoài ra, dược liệu này còn có chứa một số các loại thành phần hóa học khác như: Oxymatrin, 1-maackitain – β – D – glucosid, Anagynin, 1 – trifolirhizin, Methylcytisin, Alcaloid, Flavonoid, Matrin, Sophoranon, Pterocarpin, 1-maackiain.

II.CÔG DỤNG CỦA SƠN ĐẬU CĂN 

Sơn đậu căn có vị đắng, tính hàn đi vào kinh Đại tràng và Tâm, Phế có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, tiêu thũng. Dùng để điều trị phát nóng, ho đau cổ hong, sát trùng, trị hoàng đản cấp tính. 

Tác dụng sơn đậu căn theo y học cổ truyền 

Trong y học cổ truyền, rễ sơn đậu căn được sử dụng để chữa độc, mụn nhọt, số các chứng như viêm họng, ho sốt, phù thũng. Ở Trung Quốc, cũng có một số nơi dùng sơn đậu căn để trị chứng ung thư. Tại một số nước khác, sử dụng sơn đậu căn để chữa chứng ho, viêm họng, vàng da…sưng mộng răng, táo bón. Nếu dùng ngoài thì dùng rễ tán bột, đắp vết bỏng và rắn cắn. 

Tác dụng dược lý

– Hỗ trợ dự phòng viêm loét dạ dày do căng thẳng, stress, giảm dịch tiết acid và ức chế dạ dày: Thành phần hoạt chất oxymatrin có tác dụng giúp ức chế sự tạo loét bị gây ra bởi thắt môn vị hoặc do nguyên nhân indomethacin. Công dụng này có liên quan đến sự ức chế tiết acid. Khi được đưa vào trực tràng oxymatrin hỗ trợ làm giảm acid dịch vị và giảm chuyển động của dạ dày bị gây ra do giảm tiết acid. 

– Sử dụng làm thuốc chống hen: Thành phần hoạt chất oxymatrin được dùng để làm thuốc chống hen. Tác dụng này được tìm thấy khi thực hiện thí nghiệm tiêm tĩnh mạch ở chuột trắng. 

– Sử dụng làm thuốc chống ung thư: Cả 2 thành phần oxymatrin và matrin đều có khả năng ức chế sự hoạt động và những ảnh hưởng của tế bào ung thư đối với sacrom 180. Oxymatrin giúp làm tăng hoạt tính của GPT huyết thanh, hoạt tử gan và sự tiêu glycogen ở chuột nhắt trắng. Trong khi đó, matrin khi được đưa vào cơ thể mang tác dụng giúp làm giảm miễn dịch invivo. 

– Hỗ trợ hạ nhiệt giảm viêm: Nhờ có haotj chất matrin nên giúp hạ nhiệt, phong bế thụ thể dopaninergic hoặc trung gian bởi quá trình giải phóng dopamine. 

Son dau căn

 Sơn đậu căn mang đến nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe

– Hỗ trợ ức chế viêm mắt, giảm đau mắt hình thành bởi protein của thể thủy tinh: Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy, hoạt chất matrin giúp ức chế viêm mắt hình thành bởi protein từ thể thủy tinh nên được dùng để điều chế thành một loại thuốc điều trị viêm mắt, mang đến hiệu quả cao và an toàn hơn so với sử dụng corticosteroid. 

– Hỗ trợ quá trình tăng thân nhiệt (nguyên nhân gây ra bởi men): Sử dụng một lượng nhỏ matrin tiêm bắp với liều 20-30mg/kg trọng lượng cho thấy tác dụng ức chế quá trình tăng thân nhiệt bởi men trên cơ thể của chuột cống trắng. 

3. Cách dùng sơn đậu căn 

– Liều dùng: Mỗi ngày dùng khoảng 3-10g.

– Cách dùng: Sao lên hoặc tán bột uống. 

Ai nên sử dụng sơn đậu căn?

Một số trường hợp nên sử dụng vị dược liệu sơn đậu căn bao gồm: 

+ Cổ họng sưng đau

+ Ho hen do nhiệt hoặc bị viêm ống mật cấp. 

+ Trường hợp cần thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu thũng. 

+ Lở loét, mụn nhọt hoặc côn trùng cắt, đốt (dùng nấu nước thật đặc rồi sử dụng bên ngoài da). 

Một số bài thuốc sơn đậu căn thường dùng 

4.1. Bài thuốc sơn đậu căn điều trị ho do nhiệt 

– Nguyên liệu: Mỗi vị 6g sơn đậu căn (đã sao lên), cát cánh, lá tỳ bà và tiền hồ mỗi vị 4g, hạt ngưu bàng. 

– Thực hiện: Sắc tất cả các vị này cùng nhau, dùng mỗi ngày 1 thang.

4.2. Bài thuốc điều trị viêm ống mật cấp tính từ sơn đậu căn

– Nguyên liệu: mỗi vị 6g nhân trần và sơn đậu căn, 4g chi tử, 2g sinh đại hoàng. 

– Thực hiện: Sắc tất cả những vị này lên rồi uống. Dùng lâu dài mới thấy hiệu quả. 

4.3. Bài thuốc sơn đậu căn trị viêm họng, cổ họng sưng đau 

– Nguyên liệu: Mỗi vị 4g đương quy, phòng phong, xích thược, chi tử, quy vĩ (phần nhánh rễ của củ đương quy), mỗi vị 6g kinh giới, cát cánh, rễ sơn đậu căn, bạc hà và tằm vôi, 2g cam thảo, 3g bạch cương tàm.

– Thực hiện: Sắc tất cả những vị này cùng nhau lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang. 

ẢNH: Một số bài thuốc từ vị thuốc sơn đậu căn

4.4. Bài thuốc sơn đậu căn trị côn trùng, mụn ngứa, rắn, rết cắn 

Dùng sơn đậu căn đã sao tán bột thật mịn, trộn cùng với nước đun sôi để nguội để tạo thành chất hồ nhão, bôi vào vết thương. 

4.5. Bài thuốc sơn đậu căn trị sưng lợi răng

– Nguyên liệu: Mỗi vị 12g bạch cương tằm, chi tử, sơn đậu căn; mỗi vị 8g cam thảo dây, huyền sâm, cát cánh; mỗi vị 6g kinh giới, bạc hà.

– Thực hiện: Ngày sắc uống 3 lần, uống trước bữa ăn 1 giờ. 

 4.6. Bài thuốc sơn đậu căn trị kiết lỵ, ngộ độc, đau bụng 

Dùng khoảng 6-12gram dược liệu, lấy 100ml sắc nước để uống. Có thể chia 100ml nước thành 2 lần uống và dùng trong ngày. Tốt hơn hết là nên uống khi còn ấm nóng để nâng cao tác dụng trị bệnh.

Vị thuốc sơn đậu căn có nhiều thành phần hóa học cùng các lợi ích, công dụng hiệu quả đối với sức khỏe tổng thể của người dùng. Tuy nhiên, lưu ý không dùng dược liệu này cho những người bị tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, khi dùng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa học thầy thuốc. Điều này sẽ giúp người dùng nâng cao được hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo an toàn dành cho sức khỏe người dùng. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Sơn đậu căn liều dùng, công dụng và ai nên sử dụng?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15105 sec| 1761.422 kb