Sơn thù du - Vị thuốc quý cho nam giới

- Dược liệu
Sơn thù du - Vị thuốc quý cho nam giới

Sơn thù du được biết đến là một loại thảo dược quý và được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị các chứng như đau lưng, mỏi gối, di tinh liệt dương do gan thận hư tổn, rong kinh ở nữ giới, chứng hoa mắt chóng mặt, chứng ra mồ hôi nhiều,...

Bài viết dưới đây ON PLAZA xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về vị thuốc sơn thù, cũng như các bài thuốc, liều dùng, cách dùng và kiêng kỵ khi sử dụng thuốc.

Tên gọi, phân nhóm sơn thù du

- Tên gọi khác: Thục táo, Thục toan táo (Bản kinh), Thực táo nhi (Cứu Mang Bản Thảo), Nhục táo (Bản Thảo Cương Mục), Chi thực (Biệt Lục), Thạch táo, Thang chủ, Thực táo nhi thụ (Hòa Hán Dược Khảo); Thử thỉ, Kê túc (Ngô Phổ Bản Thảo); hù nhục (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục); Táo bì (Hội Dược y Kính); Trần du nhục, Tỉnh thù nhục, Sao du nhục (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển); Hồng táo bì (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu); Sơn bản thự (Quảng Tây Trung Dược Chí); Phiến tử dự Phật chưởng thự (Dược Tài Học),...

- Tên dược: Fructus corni.

- Tên thực vật: Cornus officinalis sieb et zucc.

- Thuộc họ: Họ Sơn Thù (Cornaceae).

Vị thuốc Sơn Thù du trị đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương

Đặc điểm của cây thù du

Sơn thù du là loại cây sống lâu năm, có chiều cao trung bình trên dưới 3m và thường được mọc thành những bụi nhỏ. Cây có vỏ ngoài màu nâu nhạt, nứt nẻ, có nhiều cành nhỏ và không có lông.

Lá cây mọc đối xứng, lá trơn, phiến lá có hình trứng hoặc hình bầu dục, đáy tròn, đầu hơi nhọn chiều rộng của lá từ 3 đến 4,5cm, chiều dài từ 5 đến 7cm, mép lá nguyên. Mỗi lá lại gồm có từ 5a - 7 đôi gân phụ, mặt trên của lá được phủ một ít lông, còn mặt dưới của lá không có lông.

Hoa thường mọc ở kẽ lá, một thành tán và có màu vàng với kích thước nhỏ.

Quả hạch có màu đỏ tươi, bề mặt nhẵn, hình trái xoan, có đường kính khoảng 7mm. Bên trong chứa hạt có hình trứng. Sơn thù du ra hoa vào tháng 5, tháng 6 và sai quả vào tháng 8 - 10.

Phân bố: Sơn thù được trồng nhiều ở miền trung của Trung Quốc, Triều Tiên

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Sử dụng phần quả của hạt thù du để làm thuốc

Thu hái và sơ chế: Vào mùa đông, khi quả của hạt thù du chuyển sang màu đỏ, thì thu hoạch. Sau đó đem sấy với lửa nhỏ, để nguội rồi đem phần cùi phơi khô hoặc sấy khô với lửa nhỏ.

Chế biến:

  • Cách 1: đem ngâm quả thù du đã bỏ hạt với rượu (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Cách 2: Tửu sơn thù: trộn đều thuốc với sơn thù nhục theo tỉ lệ 1kg sơn thù thì dùng 60ml rượu, cho tất cả vào trong bình, đậy kín, cho vào nồi nước chưng cách thủy. Khi rượu bay hơi hết thì lấy ra, phơi khô. (theo Dược Tài học)

 Bảo quản: Đặt dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Trong sơn thù du có chứa các thành phần hóa học sau đây:

Gallic acid, Tartaric acid, Malic acid, Vitamin A (theo Trung Xung Thái Thất Lang, Phúc Sơn Dược Truyền Hối Báo).

Verbenalin, Ursolic acid, Saponin, Vitamin A, Tannin (theo Trung Dược Học).

Linoleic acid, Palmitic acid, Oleic acid, Stearic acid, Lauric acid, Linoleic acid (theo Trương Quảng Cường, Trung Dược Tài).

Threonine, Leucine, Valine, Isoleucine, Histidine, Lysine, Phenylalanine, Serine, Glycine, Alanine, Glutamic acid, Tyrosine, Aspartic acid, Arginine, Methionine, Cystine, Proline (theo Trung Thảo Dược).

Thành phần hóa học trong sơn thù du rất đa dạng

Sơn thù du có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, Sơn thù có những đặc tính như: thu liễm, tư can bổ thận, cố sáp. Do đó, với những đặc tính trên, các thầy lang đã sử dụng sơn thù du để điều trị các bệnh lý dưới đây:

  • Chứng huyễn vựng (ù tai, hoa mắt, chóng mặt)
  • Can thận hư tổn (mỏi gối, di tinh liệt dương, tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng).
  • Hư hãn (ra mồ hôi tự nhiên).
  • Rong kinh
  • Bạch đới hạ.
  • Theo nghiên cứu dược lý hiện đại thì Sơn thù du có những tác dụng sau đây:
  • Tác dụng kháng khuẩn, ức chế được chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus.
  • Ức chế ngưng tập tiểu cầu.
  • Lợi tiểu
  • Hạ huyết áp
  • Lợi niệu
  • Giãn cơ
  • Chống kinh giật
  • Chống ung thư
  • Chống lão hóa
  • Làm tăng tế bào.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng: Sử dụng 4 - 12g sơn thù du mỗi ngày, có thể tăng liều dùng 40g mỗi ngày khi có sự chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ.

Đối tượng sử dụng sơn thù

Sơn thù du được chỉ định sử dụng cho các đối tượng sau đây:

  • Người bệnh mất chứng ù tai, thận hư
  •  Người già suy giảm chức năng thận dẫn tới hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lịch
  • Nam giới mắc chứng mộng tinh, di tinh, đi tiểu ra tinh dịch
  • Người bị bệnh mắt vàng do can thận hư
  • Người bệnh mắc chứng đau xương óc
  • Phụ nữ kinh nguyệt không đều

Một số bài thuốc kết hợp với sơn thù trị bệnh

Hiện nay, sơn thù được sử dụng trong các bài thuốc về ích thận cố tinh, cố biểu cầm mồ hôi, cố kinh cầm máu. Tác dụng không kém so với các loại thảo dược quý hiếm. Cụ thể:

Bài thuốc ích thận cố tinh:

Bài thuốc 1: làm viên thảo hoàn. Trị các chứng bệnh thận hư gây nên di tinh, dương sự yếu, hoa mắt, ù tai, điếc, đau lưng, đau đầu gối, tiểu vặt,....

- Nguyên liệu: sơn thù 12g, phá cố chỉ 12g, đương quy 12g. Đem các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, thêm 0,1g xạ hương khi tán. Sau đó làm hoàn với mật ong.

- Cách dùng: uống viên hoàn với nước muối nhạt.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: sơn thù du 8 gam, địa hoàng 8 gam, ngũ vị 8 gam, cúc hoa 8 gam, hoàng bá 8 gam, thạch xương bồ 8 gam.

Cách dùng: sắc uống hằng ngày. Lưu ý: uống 15 ngày một liệu trình. Sau đó nghỉ 10 ngày. Uống từ 3 đến 5 liệu trình để cải thiện các chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do thận hư.

Bài thuốc 3: trị can thận âm hư, hoa mắt, váng đầu, ù tai, lưng gối mỏi, ra mồ hôi trộm, tiêu khát, hạ cholesterol máu,...

Nguyên liệu: sơn thù 12 gam, thuộc địa 24 gam, hoài Sơn 12 gam, phục linh 10 gam, Dani 10 gam, trạch tả 10 gam. Tán bột, sau đó làm viên hoàn với mật ong.

Cách dùng: Uống 1 viên mỗi ngày

Bài thuốc cố biểu cầm mồ hôi:

Bài thuốc 1: thang lai phục, sử dụng bài thuốc cho người mới ốm dậy, hoặc người yếu mệt hoặc hay ra mồ hôi trộm.

Nguyên liệu: Sơn thù 40 gam, đảng sâm 40 gam, long cốt sống 16 gam, bạch Thược 16 gam, mẫu lệ sống 16 gam, cam thảo 4 gam.

Cách dùng: Sắc uống.

Bài thuốc 2: trị chứng ra mồ hôi, còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Nguyên liệu: sinh mẫu lệ 15g, phù tiểu mạch 12g, sơn thù 10g.

Cách dùng: sắc uống. Lưu ý: Mẫu lệ sắc trước 10-15 phút.

Bài thuốc 3: trị chứng đổ mồ hôi trộm, ra mồ hôi tự nhiên

Nguyên liệu: sinh mẫu lệ 15g, phù tiểu mạch 12g, câu kỷ tử 12g, sơn thù 10g.

Cách dùng: sắc uống. Lưu ý: Mẫu lệ sắc trước 10-15 phút.

Bài thuốc cố kinh cầm máu:

Bài thuốc 1: Trị kinh nguyệt quá nhiều, giảm tiểu cầu, phụ nữ yếu mệt

Nguyên liệu: sơn thù du 40g, nhân sâm 4-8g.

Cách dùng: sắc uống. Lưu ý: người huyết nhiệt sinh ra các chứng như trên thì không dùng.

Bài 2: sơn thù 20g, thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g. Sắc uống.

Bài 3: Trị kinh nguyệt ra nhiều do giảm tiểu cầu hoặc cơ thể suy yếu

Nguyên liệu: sơn thù 15g, thục địa 15g, đương quy 12g, bạch thược 12g.

Cách dùng: Sắc uống.

Kiêng kỵ khi sử dụng sơn thù

Không sử dụng sơn thù trong các trường hợp dưới đây:

  • - Người tiểu không thông, tiểu tiện ít, tiểu rắt, tiểu buốt
  • - Người bị thấp nhiệt
  • - Không dùng cho thanh niên đang trong độ tuổi phát dục bị viêm tiết niệu cấp

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc Sơn thù du mà ON PLAZA chia sẻ đến bạn, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Khuyến cáo, sơn thù du là một trong những vị thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh, tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc bạn nên tiến hành thăm khám để xác định tình trạng bệnh lý cũng như có đơn thuốc theo sự chỉ định của thầy thuốc để mang lại hiệu quả sử dụng thuốc tốt nhất và an toàn nhất.

 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Sơn thù du - Vị thuốc quý cho nam giới

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.17441 sec| 1681.383 kb