Thiên hoa phấn: Công dụng, hướng dẫn sử dụng, liều dùng

- Dược liệu
Thiên hoa phấn: Công dụng, hướng dẫn sử dụng, liều dùng

Hoa thiên phấn là vị thuốc hiên hoa phấn (còn gọi là qua lâu căn). Vị thuốc này được dùng trong y học cổ truyền Đông phương với tác dụng  làm mát phổi, hoá đờm, tăng bài tiết tân dịch. Thiên hoa phấn được các bác sĩ đông y sử dụng để trị các bệnh: viêm gan, đái tháo đường, trị mụn nhọt, nám da…

Cùng tham khảo những thông tin hữu ích phía dưới để hiểu hơn về dược liệu thiên hoa phấn.

​​​​​​​I. MÔ TẢ DƯỢC LIỆU THIÊN HOA PHẤN

1. Hoa thiên phấn là gì?

Hoa thiên phấn hay còn gọi là thiên hoa phấn slà vị thuốc được làm tủ phần củ, rễ của cây qua lâu. Qua lâu có tên khoa học là Trichosanthes kirilowii, thuộc họ Cucurbitaceae (tức họ Bí).

2. Nguồn gốc, phân bố

Qua lâu là loài cây được tìm thấy ở các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây qua lâu có nhiều ở vùng núi Lạng Sơn, Cao Bằng trên các khoảng đất rừng cạnh khe suối hoặc ven đường. Đôi khi cũng thấy cây qua lâu phát triển trên vùng đất cát hoang ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Ít khi thấy được trồng.

 

Hình ảnh cây qua lâu

Hình ảnh cây qua lâu

3. Mô tả hình ảnh cây qua lâu

Cây qua lâu là loài cây leo sống lâu năm. Trên thân leo có những rãnh, cây leo lên nhờ các tua cuốn. Lá cây qua lâu rất dày và dai, chia thành 3 thùy, mặt lá hướng ánh sáng mặt trời có độ nhám, mặt dưới trơn nhẵn. Mỗi phiến lá dài khoảng từ 5cm đén 14cm, rộng khoảng 3cm đến 5cm.

Cây qua lâu thường trổ hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Loài cây này có hoa đực và hoa cái mọc ở các vị trí khác nhau. Những bông hoa cái mọc đơn độc, riêng lẻ. Bầu hoa qua lâu cái cái có cuống dài khoảng 3cm. Còn hoa qua lâu đực mọc thành chùm dài tới 15cm, có nhiều lá bắc viền răng cưa. Mỗi bông hoa đực mang sắc trắng, dài khoảng 10-15cm và rộng khoảng 5-7cm.

Vào khoảng thời gian tháng 9 đến tháng 10 hàng năm thì hoa qua lâu thụ phấn rồi kết quả. Những quả này màu vàng cam hình tròn, rất mộng, quả to tới 10cm. Bên trong quả chứa các hạt dẹt có lớp áo lụa màu xanh lục, mỗi hạt dài khoảng 15cm, rộng khoảng 9mm.

quả hoa thiên phấn

Rễ cây qua lâu phát triển thành củ. Các củ qua lâu thường to, chắc nặng, bề ngoài có màu vàng ngà, bên trong có thịt trắng, chứa nhiều tinh bột, rất ít xơ.

4. Bộ phận sử dụng làm Hoa thiên phấn

Hoa thiên phấn chính là phần rễ cây qua lâu đã qua chế biến.

Vào khi tiết trời sang mùa thu đông thì cây đã cho quả chín già, sau khi hái hết quả, người ta tiến hành đào cây để lấy rễ.

Rễ qua lâu cần làm sạch, cạo vỏ ngoài, rửa sạch rồi cắt hoặc thái thành các đoạn ngắn, đối với các rễ nhỏ không cần thái hoặc cắt, rễ to thì bổ đôi. Sau cùng đem phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu hoa thiên phấn, cung cấp cho các nhà thuốc Đông y.

 

TÁC DỤNG THIÊN HOA PHẤN

1. Trong Đông Y

Thiên hoa phấn là vị thuốc được sử dụng trong Đông y, nguồn dược liệu chính được nhập khẩu từ Trung Quốc.

 

Vị thuốc Hoa thiên phấn

Vị thuốc Hoa thiên phấn

Theo Đông y, hoa thiên phấn có vị đắng, hơi ngọt; tính hàn; quy vào 2 kinh là Phế và Vị.

Tác dụng của vị thuốc Hoa thiên phấn là:

  • Sinh tân dịch
  • Chỉ khát
  • Giáng hỏa
  • Nhuận táo,
  • Rút mủ, tiêu sưng tấy

Các thầy thuốc Đông y sử dụng vị thuốc hoa thiên phấn kết hợp với các vị khác để chủ trị:

  • Tiêu khát,
  • Trị hoàng đản
  • Vú lên nhọt,
  • Trị mạch lươn,
  • Lở độc, sưng, tấy.

2. Trong y học hiện đại

Hoa thiên phấn không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu để tìm ra những tác dụng chữa bệnh của loại thảo dược này. Nhiều thí nghiệm về tác dụng lâm sàng của thảo dược hoa thiên phấn đã được thực hiện. Những nghiên cứu đã chỉ ra thiên phấn hoa có tác dụng gần đây đã chứng minh vị thuốc này có tác dụng kháng virus, bảo vệ tế bào thần kinh, chống suy thận cấp.

Dưới đây là một số tác dụng dược lý của hoa thiên phấn:

2.1 Phòng chống ung thư

Các nhà khoa học tìm thấy trong hoa thiên phấn có chứa chất Trichosanthin. Chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào gây ung thư. Bên cạnh đó hoạt chất cucurbitacin D và axit bryonolic có trong hoa thiên phấn có tác dụng gây chết các tế bào ung thư trong môi trường ống nghiệm.

2.2 Trị bệnh đái tháo đường

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với chuột đái tháo đường phụ thuộc insulin. Họ dùng hoa thiên phấn để chiết xuất chất Lectin và tiêm vào những con chuột này. Kết quả thu được là chất Lectin có tác dụng làm hạ đường huyết đối với chuột đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Bên cạnh đó, các chất hóa học có trong thảo dược hoa thiên phấn có tác dụng hạ đường huyết gồm: glycose, galactose, fructose, manose và xylose. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy vị thuốc hoa thiên phấn có tác dụng trong ngăn chặn những biến chứng của bệnh đái tháo đường.

2.3 Trị viêm gan B

Tại Trung Quốc, vị phấn thiên phấn hoa được sử dụng rộng rãi. Các bác sĩ chuyên khoa sử dụng thiên phấn hoa trong điều trị viêm gan B. Tại đất nước này có nhiều công trình nghiên cứu về Hoa thiên phấn. Họ đã tìm ra tác dụng của dịch chiết từ thiên phấn hoa là: Làm giảm biểu hiện của kháng nguyên lõi viêm gan B (HBeAg) trong tế bào và kháng nguyên bề mặt (HBsAg).

2.4.Gây sẩy thai

Trong thiên phấn hoa có chứa chất Trichosanthin và một số protein đặc hiệu. Các chất này có tác dụng điều trị gây sẩy thai đối với những người mang thai ngoài tử cung hoặc các bệnh nhân có sẹo cần phải mổ lấy thai để kết thúc thai kỳ.

Ngoài ra còn có thông tin cho rằng Hoa thiên phấn khi kết hợp với Nhân sâm, Đại hoàng có tác dụng giảm rối loạn mỡ máu, từ đó có thể ngăn cản quá trình xơ vữa động mạch. Một số nghiên cứu mới đây cũng có đề cập tới các tác dụng của thiên phấn hoa như: kháng virus, chống suy thận cấp và có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh.

 

III.LIỀU DÙNG THIÊN HOA PHẤN

Thiên phấn hoa được các thầy thuốc Đông y sử dụng với liều khoảng 8-12gram dạng sắc nước uống.  

 

IV.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIÊN HOA PHẤN

Thiên phấn hoa có nhiều công dụng để trị bệnh, dưới đây là một số cách sử dụng vị thuốc hoa thiên phấn cùng với các vị thuốc khác để trị bệnh.

- Thiên hoa phấn trị mụn, nám da

Lấy thiên phấn hoa khô với lượng khoảng 8-16gram đem sắc nước uống trong ngày, kết hợp với thiên phấn hoa thái lát mỏng rồi giã vắt lấy nước bôi ngoài da mỗi lần 4-8gram.

- Thiên hoa phấn chữa đái tháo đường

Lấy thiên hoa phấn 8gram, sơn thù 8gram, sa sâm 8gram, hoài sơn 20gram, thục địa 20gram, câu kỷ tử 12gram, thạch hộc 12gram.Tất cả đem đi rửa sạch rồi sắc uống ngày 1 thang.

- Thiên hoa phấn trị vàng da ở trẻ nhỏ

Lấy Thiên phấn hoa 10gram rồi thái lát, giã nhỏ, lọc lấy nước đun sôi để nguội rồi lấy nước này pha với một chút mật ong dùng cho trẻ trên 1 tuổi bị vàng da.

- Thiên hoa phấn trị sản phụ không xuống sữa:

Sao tồn tính rồi tán nhỏ khoảng 16-20gram vị thuốc hoa thiên phấn. Lấy mỗi lần khoảng 4-8gram thứ bột này hòa với nước ấm cho sản phụ uống. Lượng một ngày không quá 12gram. Khi nào có sữa thì ngừng.

Lưu ý: Vị thuốc hoa thiên phấn mang lại nhiều công dụng trong trị bệnh nhưng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không dùng thiên hoa phấn cho người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy; Ho hàn đàm hay thấp đàm.
  • Không kết hợp vị thuốc thiên hoa phấn với vị thuốc ô đầu hoặc các chế phẩm có thành phần là ô đầu.
  • Người phụ nữ sau khi sinh 2 tháng mới được sử dụng hoa thiên phấn.

Tóm lại, bên trên là những thông tin về vị thuốc thiên hoa phấn mà chúng tôi đã tổng hợp. Những thông tin về vị thuốc hoa thiên phấn chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý vị muốn sử dụng hoa thiên phấn trong trị bệnh cần phải qua thăm khám, tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Đặc biệt, không tùy ý sử dụng.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Thiên hoa phấn: Công dụng, hướng dẫn sử dụng, liều dùng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.17393 sec| 1635.023 kb