Cùng đọc bài viết để biết thêm những công dụng tuyệt vời của vị thuốc thuyền thoái
1.Thuyền thoái là gì?
Thuyền thoái là một vị thuốc trong Đông y được làm từ là xác của con ve sầu. Thuyền thoái còn được gọi bằng nhiều tên khác như: thuyền thoái, thuyền thuế…
Vào lúc tiết trời mùa hè hoặc mùa thu, con ve sầu thường lột xác để phát triển. Xác ve sầu thường gắn trên gốc cây hay ở mặt đất gần các thân cây to lớn. Người ta thường tìm những xác ve khô trong suốt, có mầu nâu tựa cánh gián để về làm thuốc chữa bệnh. Trong dân gian vẫn thường lưu truyền rằng xác ve sầu có thể làm thuốc chữa cho người phụ nữ lúc trở dạ mà khó đẻ, hoặc chữa cho trẻ sơ sinh bị khóc dạ đề suốt đêm.
2. Đặc điểm sinh học của ve sầu
Ve sầu là loại động vật không xương sống, có tên khoa học là Cicadoidea. Con ve sầu có than hình mập mạp, đầu ve sầu rất lớn và đôi mắt to lồi ra bên ngoài. Cánh ve sầu rất mỏng và dường như trong suốt, có thể nhìn xuyên thấu.
Hình ảnh con ve sầu
Hầu hết quãng thời gian trong đời, loài ve sầu trú ngụ trong lòng đất. Trứng ve sầu được vùi sâu trong đất. Từ những quả trứng nhỏ, các chú ve sầu con nở ra thành ấu trùng. Các con ấu trùng này tự thân đào đất để tiến đến các rễ cây rồi hút chất dinh dưỡng từ rễ cây mà lớn lên. Trong giai đoạn vài năm đầu đời, các con ve sầu “ngủ say” trong đất.
Vào mùa hè, các con ấu trùng này đào một đường hầm để chui lên mặt đất và bắt đầu lột xác để trưởng thành. Khoảng thời gian ấu trùng bò lên mặt đất và lột xác thành ve sầu rất ngắn chỉ khoảng từ 8h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Sau khi để lại vỏ xác, những con ve sầu non bò lên thân cây hút nhựa cây để bổ sung dinh dưỡng, để lại xác ve nơi gốc cây. Xác ve giống y hệt hình dạng con ve nhưng trong suốt pha màu vàng nâu, khô cứng. Xác ve thường dài khoảng 3cm, chân quắp lại, phần lưng nổi lên một dọc dài, phần đầu thóp còn bụng thì phình to và phân ra nhiều đốt.
Sau khi lột xác cũng là lúc kết thúc giai đoạn ấu trùng để trưởng thành. Các con ve sầu chuyển từ màu trắng của ấu trùng sang màu đen hoặc nâu đậm. Những con được kêu râm ran suốt mùa hè để thu hút con cái, chúng giao phối rồi đẻ ra trứng non, tạo ra một vòng đời mới của con ve sầu.
Loài ve sầu có ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng chúng ưa vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Chúng trú ngụ trên các cây to, thức ăn là dinh dưỡng từ thân và rễ cây. Ở nước ta, ve sầu có ở khắp nơi. Chúng sinh sống trên các thân cây to ở cả thành thị và nông thôn.
3. Bộ phận sử dụng
Vào thời điểm từ mùa hạ đến mùa thu, người ta thường tìm đến các gốc cây to lớn, nơi có tiếng ve sầu kêu râm ran để tìm lấy xác ve về làm vị thuốc thuyền thoái.
Xác ve sầu làm nên vị thuốc thuyền thoái
Xác ve sầu khi thu về cần loại bỏ bụi bẩn, đất cát sau đó chế biến như sau:bỏ xác ve vào nước nóng khuấy đều, chế thêm chút nước tương rồi đun sơ qua sau đó vớt ra phơi cho se mặt, cho vào chảo sao khô dùng dần. Cần bảo quản vị thuốc thuyền thoái trong hộp thủy tinh sạch, kín nắp, tránh ánh nắng trực tiếp.
4. Xác ve sầu có tác dụng gì?
Con ve sầu trong tự nhiên, khi lột xác để lớn lên để lại lớp áo bên ngoài. Theo dân gian, con ve sầu lột xác để trưởng thành nên xác ve sầu có tác dụng chữa khó đẻ cho phụ nữ đang trở dạ. Tiếng con ve sầu kêu râm ran vào mùa hè tựa như tiếng trẻ khóc nên tác dụng của xác ve sầu là chữa chứng khóc dạ đề của trẻ sơ sinh.
Thuyền thoái còn được sử dụng trong y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền đông phương, thuyền thoái là dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, không mùi; tính mát, không độc; quy vào các kinh can và phế. Vị thuốc làm từ xác ve sầu có tác dụng tiêu thũng, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải nhiệt, phá thương phong, giải kinh, thúc sỏi… Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng vị thuốc thuyền thoái để kết hợp với các vị thuốc khác nhằm chữa trị:
- Viêm phế quản
- Kinh phong co giật,
- Cảm mạo,
- Các bệnh ngoài da như: ghẻ lở mụn nhọt, rôm sẩy…
- Trong người bốc hỏa, tính tình cáu gắt.
5. Một số bài thuốc chữa bệnh từ thuyền thoái
Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã có nhiều bài thuốc hay từ xác ve sầu. Sau này, các thầy thuốc Đông y đã sử dụng vị thuốc thuyền thoái kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh, mang lại sức khỏe cho cơ thể người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc có chứa vị thuốc thuyền thoái:
Bài số 1: Trị chứng kinh phong co giật
- Lấy thuyền thoái, cam thảo, sinh khương, đại táo, thiên nam tinh mỗi vị 3gram. Sao khô tất các các nguyên liệu trên rồi trộn đều tán thành bột mịn.
- Sử dụng mỗi lần một thìa cà phê, ngày 2-3 lần uống cùng nước uống.
Bài số 2: trị chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
- Tìm lấy lấy ve sầu khoảng 7-9 cái cùng với 2 ngọn kinh giới tươi. Đem xác ve sầu ngắt bỏ toàn bộ phần chân rồi rửa sạch rồi cho vào chén chưng cùng với 2 ngọn kinh giới. Rồi chắt lấy thứ nước này cho trẻ uống mỗi lần ½ thìa cà phê, chia làm nhiều lần trong ngày.
Bài số 3: Trị chứng ho, cảm, mất tiếng
- Lấy thuyền thoái 3gram, cam thảo 3gram cùng cới cát cánh 4,5gram và ngưu bàng tử 9gram. Đem tất cả rửa sạch rồi sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài số 4: Giúp thai phụ trở dạ dễ dàng
- Lấy 14 xác ve sầu, 1 nắm đầu phác, 60gram xà thoái. Tất cả trộn đều rồi tán thành bột mịn. Dùng mỗi lần từ 9-12gram.
Bài số 5: Trị các bệnh ngoài dai như mụn nhọt mưng mủ, lở loét
- Tìm lấy thuyền thoái và bạch cương, hai vị với lượng đều nhau trộn đều rồi tán bột mịn. Lấy thứ bột này trộn đều với dấm thành thứ bột sệt rồi bôi quanh nốt mụn nhọt, không bôi vào đầu miệng những mụn to. Khi mụn chín trắng thì nặn đầu mụn và mủ ra, lau sạch rồi chấm thêm bột thuốc cho chóng lành.
Bài số 6: Tri đau đầu chóng mặt
- Tìm lấy vị thuốc thuyền thoái rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 4gram chiêu với nước ấm để uống, ngày dùng 2 lần.
6. Lưu ý khi sử dụng thuyền thoái
Thuyền thoái là vị thuốc có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, lành tính nhưng cũng cần phải lưu ý một số điều sau trong sử dụng và trị bệnh:
- Vị thuốc thuyền thoái có trong thiên nhiên, chưa qua chiết xuất hay bào chế nên người dùng cần kiên trì, tác dụng thường thấy sau nhiều lần dùng, khó có thể phát huy tác dụng ngay lập tức.
- Không sử dụng thuyền thoái cho người đang mang thai ở giai đoạn đầu.
- Không sử dụng vị thuốc làm từ xác ve sầu trong thời gian dài.
- Sử dụng thuyền thoái cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh cần có sự thăm khám, tu vấn và chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm