Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến vị thuốc tiền hồ, cách dùng và công dụng.
THÔNG TIN VỀ CÂY TIỀN HỒ
Thông tin chung
Tiền hồ (Radix Peucedani decursivi) là một loại rễ phơi hoặc sấy khô của cây tiền hồ hoặc cây quy nam.
- Tên gọi khác: quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quỳ, sạ hương thái.
- Tên khoa học: peucedanum decuraivum maxim, angelica decursiva Fanch et Savat.
- Họ khoa học: Thuộc họ hoa tán Umelliferae.
Tiền hồ là bài thuốc chữa bệnh liên quan đến đường hô hấp
Đặc điểm của cây tiền hồ
Tiền hồ thuộc cây thảo, chiều cao khoảng 0,7-1,4m, thân mọc thẳng đứng, phần bên trên có phân nhánh, khía dọc. Lá tại gốc cây có kíc thước lớn, cuống đục, phần răng cưa to, 1-2 lần sẻ lông chim. Phần lá phía dưới thường không cuống hoặc thu lại chỉ còn bẹ lá. Phần cụm hoa tán kép, màu tím.
Phần quả cụt ở hai đầu, hình bầu dục, rộng khoảng 3-5mm. Qủa phân liệt, thường có múi ở hai cạnh, khi quả chưa chín, hai phân liệt quả thường dính chặt vào nhau. Đến khi chín thì phần phân liệt quả nở tung ra, hơi dày và rìa rộng.
Bộ phận thu hái chính là phần rễ. Vào mùa Đông, mùa Thu hoặc mùa Xuân, người ta đào lấy rễ cây về, rửa thật sạch đất rồi phơi hoặc sấy khô.
Phân bố
Tại Việt Nam thường chủ yếu tìm thấy tại khu vực Đồng Đăng (Lạng Sơn). Nhiều người thu mua thường lấy tên gọi là Quy nam, nhưng cũng có một số người gọi nhầm là khương hoạt, độc hoạt (rễ của cây khác). Ở Trung Quốc, tiền hồ mọc tại một số tỉnh như Hàng Châu, Thiểm Tây, Quảng Châu.
Thành phần hóa học của tiền hồ
Tiền hô có chứa nhiều thành phần dược liệu khác nhau như spongosterola, nodakenin, tannin, tinh dầu, manitol, decusin,… Khi thủy phân rễ tiền hồ sẽ cho thêm một số thành phần khác là nodegenin, glucoza và nodakenitin.
TÁC DỤNG CỦA TIỀN HỒ
Tác dụng tiền hồ theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, tiền hồ có vị cay, đắng, tính hơi hàn, đi vào hai kinh Phế - Tỳ. Tiền hồ mang đến tác dụng giúp hạ khí chỉ ho, tuyên tán phong nhiệt, thường được dùng chữa phong nhiệt, xuyễn tức, đờm đặc. Trường hợp ngoại cảm, không thực nhiệt thì không dùng được.
Thông thường, tiền hồ được sử dụng làm vị thuốc trừ đờm, chữa ho. Ngoài ra, chúng cũng là vị thuốc giúp giảm đau, chứa sốt, sử dụng trong các trường hợp đau nhức, sốt nóng, cảm mạo.
Tác dụng tiền hồ theo nghiên cứu y học hiện đại
- Thí nghiệm thực nghiệm trên mèo cho thấy tiền hồ mang đến tác dụng giúp tiêu đờm., theo Cao ứng Đẩu và Chu Thọ Bành (1954, Trung Hoa y học tạp chí, 5)
- Khi dùng 1% iot uống nước sắc trên mèo bị ho nhận thấy tiền hồ mang đến tác dụng giúp giảm ho rõ rệt, theo Nhưng Hoàng Khánh Chương (1954, Trung Hoa y học tạp chí, II).
- Tiền hồ giúp ức chế virus gây cún, nấm và an thần.
- Tiền hồ hỗ trợ giúp làm tăng lượng máu tại động mạch vành, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu (chống đông máu) và làm giãn động mạch vành.
Cách sử dụng và liều dùng tiền hồ
Mỗi ngày dùng 9-15gram. Sử dụng tươi, phơi khô hoặc sấy khô. Ngoài ra, cũng có thể dùng dược liệu này để nấu thành cao hoặc sắc lấy nước để uống. Nếu sắc thì chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Tiền hồ là vị thuốc được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau
Một số bài thuốc dùng tiền hồ hiệu quả
Cây tiền hồ từ xa xưa đã được sử dụng như vị thuốc quý mang đến tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc dùng cây tiền hồ hiệu quả:
- Bài thuốc chữa viêm phế quản thể nhiệt với cây tiền hồ
- Đối tượng: Dùng cho những người bị tức ngực, khó thở, nhiều đờm vàng.
- Thực hiện:
+ Nguyên liệu: 10g tiền hồ, 6g bối mẫu, 3 lát gừng tươi, 3g cam thảo, hạnh nhân, mạch môn, tang bì, mỗi loại 10g.
+ Cách làm: Tất cả nguyên liệu mang sắc cùng khoảng 500-600ml nước, sắc trong khoảng 20-30 phút. Chia mỗi ngày 2 lần uống, dùng trong ngày. Sử dụng liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản đờm nhưng không tiết ra được
- Đối tượng: Những người bị viêm phế quản nhưng không tiết ra đờm được.
- Thực hiện:
+ Nguyên liệu: Tiền hồ 10g, 5g cát cánh, 3g cam thảo, đào nhân, khoản đông hoa, bối mẫu, tang bạch bì mỗi loại 10g.
+ Cách làm: Tất cả nguyên liệu mang sắc cùng 600ml, đun đênns khi cạn chỉ còn khoảng 1/3 so với ban đầu thì mang tắt bếp. Chia chỗ thuốc thành 3 lần uống trong vòng 1 ngày.
- Bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan
- Đối tượng: Người bị amidan, viêm họng mạn tính.
- Thực hiện:
+ Nguyên liệu: 10g mỗi loại ngưu bàng tử, hạnh nhân và 6g mỗi loại bạc hà, tiền hồ, cát cánh.
+ Cách làm: Tất cả nguyên liệu mang sắc uống trong ngày. Dùng ít nhất khoảng 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 thang mới mang đến hiệu quả.
- Bài thuốc chữa đau đầu
Sử dụng kinh giới, tiền hồ, bạch chỉ mỗi loại 10g sắc uống trong ngày, mỗi ngày 3 lần.
- Bài thuốc tiền hồ chữa nhọt đang sưng
- Dùng khoảng 20g tiền hồ, rửa sạch với nước muối, để ráo nước.
- Cho hương liệu vào cối và giữa nát.
- Dùng cả nước cốt và bã đắp vào chỗ mụn nhọt đang sưng.
- Bài thuốc tiền hồ chữa cảm mạo, táo chứng, sợ lạnh, không ra mồ hôi, họng khô
Những người bị đau đầu, cảm mạo có thể dùng cây tiền hồ theo bài thuốc sau: Mỗi loại 9g tiền hồ, bạch linh, chế bán hạ, hạnh nhân, quất bì, cát cánh, chỉ xác. Ngoài ra, quất bì, cát cánh, mỗi loại 6g, kèm theo 3 quả đại táo, 3g cam thảo, 3 lát gừng tươi, sắc uống khi còn ấm.
Lưu ý khi sử dụng tiền hồ trong các bài thuốc
- Nếu dùng tiền hồ để điều trị các bệnh tại phế, có thể dùng chích mật giúp giảm tính hàn, làm gia tăng công dụng điều trị.
- Những người ngoại cảm không có thực nhiệt thì không nên sử dụng loại dược liệu này.
- Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
- Rễ tiền hồ rất dễ bị mốc nên cần phải bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát.
Tiền hồ được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh tại phế như cúm, cảm lạnh, đau đầu, ho, khó thở, đờm ứ tại cổ họng. Tuy nhiên, để không mang đến tác dụng không mong muốn, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc Đông y trước khi dùng.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm