Cây tỏa dương là gì? Tỏa dương có tác dụng gì? Tên gọi tỏa dương khá mới mẻ, tuy nhiên, đây lại là dược liệu rất quen thuộc trong Đông y, đặc biệt là nam giới. Bởi tỏa dương chuyên sử dụng để trị liệt dương, lãnh cảm, yếu sinh lý, biếng ăn, đau lưng, mỏi gối. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị và các bạn những thông tin xung quanh dược liệu tỏa dương giúp quý vị hiểu rõ hơn về dược liệu này.
GIỚI THIỆU DƯỢC LIỆU TỎA DƯƠNG
Tên gọi
- Tên thường gọi: Tỏa dương
- Tên gọi khác: Xà cô, củ ngọt núi, cẩu pín, củ gió đất, cây không lá hay hoa đất, địa mao cầu hay nhục thung dung Sa pa.
- Tên khoa học: Tỏa dương tên khoa học là Balanophora
- Họ: Gió đất (Balanophoraceae)
Tỏa dương là dược liệu rất đặc biệt
Đặc điểm thực vật
Tỏa dương là loài thực vật có hình dáng trông giống như cây nấm, thân màu nâu đỏ sẫm, phần thân mọc ở dưới đất ngắn, phần phía trên mặt đất có chiều cao khoảng 25-35cm, đường kính của cây khoảng 5-6cm. Cây tỏa dương có cấu trúc khá đặc biệt bởi mang hoa màu tím, mùi hôi khá đặc trưng cùng với đặc điểm hơi sần sùi, không có lá cây. Cụm hoa đực hình trụ, dài khoảng từ 10-15cm, cụm hoa cái hình đầu, dài từ 2-3cm.
Hoa của cây tỏa dương mọc hoàn toàn riêng biệt hoa cái và hoa đực. Loại cây này có hình dáng khá giống với cây nấm ngọc câu của nước ta nhưng chúng lại có kích thước lớn hơn nhiều so với nấm ngọc cẩu.
Phân bố địa lý
Hiện nay, loại cây thuốc này xuất hiện rất ít tại Việt Nam, chủ yếu nước ta vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Tỏa dương thường mọc và sống kí sinh trên rễ của những cây thân gỗ lớn, trong rừng sâu và ẩm thấp,...thuộc các vùng rừng núi như Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Toàn bộ cây tỏa dương có thể sử dụng để làm thuốc.
Thu hái, chế biến và bảo quản
Nên chọn những cây tỏa dương to bằng ngón tay lớn, màu nâu sẫm hoặc đỏ. Sau khi thu hái xong thì phơi khô, toàn cây có màu đen, hơi mềm, màu củ tỏa dương đồng nhất. Bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh nấm mọt và độ ẩm cao.
Thành phần hóa học của cây tỏa dương
Theo một số nghiên cứu khoa học hiện đại đã cho thấy, bên trong cây tỏa dương có chứa khá nhiều chất màu anthoxyanozit. Bên cạnh đó, trong dịch tiết ra từ loại nấm tỏa hương này còn có chứa thành phần đặc biệt gồm balaxi florins A và B, 3 hợp chất phenylpropanoid, 9 hợp chất tanin và acid gallic, 4 hợp chất lignin.
Tỏa dương thường bị nhầm lẫn với nấm ngọc cẩu
TỎA DƯƠNG CÓ TÁC DỤNG GÌ?
- Tác dụng của cây tỏa dương theo Đông y
Trong Đông y, tỏa dương là vị thuốc có vị ngọt, tính ôn, chuyên dùng để "bổ thận tráng dương", tăng cường sinh lý, ích tinh huyết, mạnh tình dục, sinh hoạt, bổ máu có thể dùng để hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, vô sinh, lãnh cảm, mỏi gối, đau lưng.
Tại miền Bắc nước ta thường truyền miệng "tỏa dương thuốc bổ ngày xuân" hay "cây tan cửa nát nhà" bởi nó mang đến công dụng kích thích tình dục quá mạnh. Nếu như trong một gia đình, 1 trong 2 người dùng thì sẽ dẫn đến tình trạng có quan hệ ngoài luồng, tan vỡ hạnh phúc gia đình. Vì thế, nếu dùng thì cả hai phải cùng dùng.
Tại Malaysia, tỏa dương để sử dụng bổ thận tráng dương, làm thuốc kích dục, tán ứ, ôn trung táo thấp, mạnh gân cốt, trừ tê. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để bồi bổ cơ thể, kích thích miễn dịch, chống viêm, chống co giật và làm an thần. Từ lâu, người dân địa phương đã sử dụng nó để làm thuốc bổ, chữa đau bụng, đau nhức, kích thích vị giác, rất tốt cho người mới ốm dậy hay phụ nữ sau sinh.
- Tác dụng của cây tỏa dương theo nghiên cứu y học hiện đại
Tại Việt Nam, thông qua các nghiên cứu trên thế giới, trường Đại học Dược Hà Nội đã chứng minh tỏa dương mang đến công dụng về hành vi tình dục thông qua nội tiết tố (hoạt tính androgen) rất rõ ràng. Kết quả nghiên cứu về dịch chiết nước tỏa dương trên hành vi tình dục đã cho thấy chất lượng tăng đáng kể về chỉ số thời gian và độ cương cứng trong hành vi tình dục, đặc biệt không có sự xuất hiện của bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào.
Như vậy, một lần nữa có thể khẳng định, tỏa dương mang đến nhiều công dụng khác nhau như:
- Hỗ trợ bồi bổ cơ thể, kích thích hệ miễn dịch, an thần, chống viêm.
- Bổ thận tráng dương.
- Mạnh gân cốt, tán ứ trừ tê.
- Ôn trung táo thấp
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CÂY TỎA DƯƠNG
- Những người bị đau lưng, suy nhược cơ thể, viêm khớp, đau lưng, viêm thận mãn tính.
- Những người bị phong thấp, lưng lạnh, gối đau, vận động khó khăn.
- Những phụ nữ bị bạch đới, đái đục.
- Những nam giới bị liệt dương, tinh lạnh.
- Những người bị mắc bệnh ngoài da, vàng da, ngứa.
KIÊNG KỴ
Người thận âm mạnh, đi cầu phân lỏng không nên dùng.
Dược liệu tỏa dương khô
LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG
Chủ yếu được dùng ở dạng sắc hoặc ngâm rượu. Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và đối tượng sử dụng.
- Dùng theo cách sắc nước uống: Liều dùng khoảng từ 6-12g, sắc nước uống hàng ngày.
- Dùng theo cách ngâm rượu tỏa dương: Dùng 1kg cây tỏa dương khô ngâm với khoảng 4 lít rượu, ngâm trong khoảng thời gian 1 tháng là có thể dùng được.
BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ DƯỢC LIỆU TỎA DƯƠNG
Trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" - Cố GS Nguyễn Tất Lợi có đề cập và ghi chép rằng, tỏa dương là thành phần chính trong nhiều bài thuốc Đông y, chuyên dùng để điều trị một số chứng bệnh như:
- Bài thuốc trị bệnh liệt dương
- Nguyên liệu: Mỗi vị 15g cây kỷ, sơn thù nhục, thục địa, sơn dược; mỗi vị 12g nhục thung dung, tỏa dương, ba kích nhục, nhân sâm, phục linh, sao táo nhân, thỏ ti tử; mỗi loại 9g cam thảo, thiên môn đông, 6g lộc nhung.
- Thực hiện: Mang tất cả những nguyên liệu này tán thành bột mịn, sau đó, trộn cùng với mật và vo thành viên khoảng 9g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày dùng 3 lần, uống cùng với nước sôi để nguội. Khi dùng thuốc không nên ăn các loại có tính lạnh và tanh.
- Bài thuốc trị hoạt tinh, di tinh, mệt mỏi, sinh lý yếu
- Nguyên liệu: Mỗi loại 120g tỏa dương và tang phiêu tiêu; mỗi vị 40g bạch phục linh, long cốt.
- Thực hiện: Mang tất cả các dược liệu này nghiền thành bột mịn, vo thành viên to bằng hạt ngô, uống mỗi lần 15 viên cùng với nước muối pha loãng. Ngày dùng đều đặn 2 lần cho đến khi khỏi.
- Bài thuốc hỗ trợ chữa liệt dương, xuất tinh sớm
- Nguyên liệu: Mỗi loại 20g dâu tằm chín đen, tỏa dương .
- Thực hiện: Mang tất cả những nguyên liệu trên tán nhỏ, hãm cùng với nước sôi, thêm khoảng 10g mật ong, để trong khoảng 15 phút là có thể uống được. Có thể dùng thay trà uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị.
Tỏa dương được ngâm để tăng cường sinh lý cho nam giới
- Bài thuốc tỏa dương giúp tráng dương
- Nguyên liệu: Mỗi vị 5g tỏa dương, nhục thung dung, 200g bột mỳ, 50 thịt dê.
- Thực hiện: Sắc riêng nhục thung dung và tỏa dương, sau đó, dùng nước thuốc này để trộn cùng bột mỳ và cán mỏng thành sợi. Mang tán mỏng cùng với thịt dê, nêm gia vị vừa ăn và dùng mỗi ngày.
- Bài thuốc giúp phục hồi sức khỏe phụ nữ sau khi sinh nở
- Nguyên liệu: Chuẩn bị tỏa dương tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch, thái nhỏ và sau qua, sau đó ngâm cùng rượu 35-40 độ với tỷ lệ ngâm là 1:5. Ngâm trong khoảng 30 ngày hoặc cũng có thể lâu hơn, đến khi thấy rượu có vị chát, màu đỏ và hơi đắng là dùng được. Khi uống có thể thêm chút mật ong vào rượu cho dễ uống, mỗi lần dùng khoảng 30ml trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.
- Bài thuốc chữa táo bón ở người cao tuổi và dương hư
- Nguyên liệu: Mỗi vị 500g nhục thung dung, tỏa dương, 250g mật ong.
- Thực hiện: Mang sắc nhục thung dung và tỏa hương riêng, sau đó, nấu cho cô lại, thêm mật ong vào khuấy đều. Cho vào lọ bao rquar và dùng dần. Trước khi ăn thì dùng 2-3 thìa uống với nước sôi.
MUA TỎA DƯƠNG Ở ĐÂU ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG?
Hiện nay, tình trạng dược liệu giả, nhái đang ngày càng tăng cao thì việc lựa chọn địa chỉ bán dược liệu uy tín luôn được người dùng quan tâm. Để mua được dược liệu tỏa dương đảm bảo chất lượng, khách hàng cần phải:
- Dược liệu cần phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Dược liệu cần phải được bán tại các địa chỉ đã có giấy phép kinh doanh, mã số thuế.
- Dược liệu cần phải được bảo quản và trưng bày tại nơi thoáng mát, khô ráo.
Hi vọng, với những thông tin trên đây sẽ mang đến sự hữu ích đối với quý vị và các bạn.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm