Dược liệu trư linh - Công dụng, cách dùng, kiêng kỵ

- Dược liệu
Dược liệu trư linh - Công dụng, cách dùng, kiêng kỵ

Trư linh là một trong những dược liệu có công năng được đánh giá là mạnh hơn cả Phục Linh, hỗ trợ trừ thấp nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin xung quanh vị dược liệu đặc biệt này giúp quý vị và các bạn nắm rõ hơn. 

GIỚI THIỆU VỊ DƯỢC LIỆU TRƯ LINH 

Tên gọi

- Tên thường gọi: Trư linh 

- Tên gọi khác: Nấm gốc cây sau, nấm lỗ. 

- Tên tiếng Trung: 猪苓

Đặc điểm dược liệu 

Trư linh là thực vật có thân quả to lớn, nhiều nhánh, có cuống, mũ tròn thường có màu trắng đến nâu nhạt tại 2 đầu. Một quả nấm có thể có đường kinh lên tới 35cm. Nắp nấm là hình tròn, ở phần giữa lõm, hình dạng giống hình phễu. Phần tai nấm được cuộn ở bên trong và có vảy ngoài tối, màu rộng khoảng từ 1-4cm. 

Sau khi khô, thịt nấm có màu trắng, lỗ trắng và màu vàng. Ngoài ra, tùy theo vùng khí hậu mà trư linh phát triển, nấm trư linh có thể có màu trắng đục. Những lỗ tròn hoặc tai nấm có một hình dáng răng kéo dài, không đều, trung bình khoảng từ 2-3 trên mỗi mm. Các bào tử thường không có màu, nhẵn và hình trụ, tròn tại một đầu và có 1 đầu ở 1 đầu, chiều dài khoảng 7-10mm x 3-4,2mm.

Hình ảnh vị thuốc trư linh

Hình ảnh vị thuốc trư linh

Nếu nhìn tổng thể, nấm trư linh trông giống như một khối tròn lớn, đường kính rộng khoảng 40cm. Khối tròn này được gọi là "quả thể". Mỗi quả thể nấm là một chùm nấm khoảng từ vài chục đến khoảng vài trăm tai nấm. 

Phân bố địa lý

Nấm trư linh thường sống mọc ký sinh phần trên những thân các cây gỗ cứng. Thời gian sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất là vào mùa hè và mùa thu trong năm. 

Loại này được tìm thấy nhiều nhất ở Trung Quốc, Bắc Mỹ và hiện vẫn chưa có nấm trư linh được trồng tại Việt Nam. Ở Trung Quốc, nấm trư linh phân bố ở các khu vực rải rác như: Sơn Tây, Nội Mông, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Bắc Kinh, Hà Bắc, Hồ Nam, Cam Túc, Quý Châu, Thiểm Tây, Thanh Hải, Ninh Hạ, Tứ Xuyên, ,…

Bộ phận sử dụng và phương pháp chế biến 

Nấm trư linh thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, rửa sạch, phơi nắng cho khô trong 4 ngày và thái miếng thành từng miếng nhỏ sau đó để cất trữ dùng. Bảo quản tại nơi nhiệt độ phòng, thoáng mát, tránh ẩm ướt. 

Thành phần hóa học 

Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học có trong trư linh là những dược chất quý hiếm, đặc biệt là hàm lượng dinh dưỡng quý và cần thiết cho cơ thể như Triterpenes và ergosterol. Bên cạnh đó, còn có một số hàm lượng chất dinh dưỡng lớn khác có lợi cho cơ thể như albumin, protein, chất đường, chất xơ. 

Dược liệu trư linh trông giống như cây nấm khổng lồ

Dược liệu trư linh trông giống như cây nấm khổng lồ

TÁC DỤNG CỦA TRƯ LINH 

- Tác dụng trư linh trong y học cổ truyền 

Theo y học cổ truyền, trư linh là vị thuốc có vị ngọt, nhạt mà đắng, khí bình không độc, tính thăng lên mà có hơi giáng xuống, là âm trong dương dược, quy vào kinh Túc Thái âm Tỳ, Thủ Thái Dương Bàng quang, Túc Thiếu âm Thận mang đến công năng lợi niệu, bổ ấm chỉ khát, thảm thấp chỉ tả. Trư linh chủ trị các chứng thủy thũng trưởng đầy, tiểu tiện ít, trị lâm lậu, bạch đài, bạch trọc. Những công dụng của trư linh đã được ghi chép trong cuốn "Dược phẩm vậng yếu" của Hải Thượng Lãn Ông. 

- Tác dụng trư linh theo nghiên cứu dược lý 

  • Hỗ trợ chống bức xạ: Thành phần Polyporus umbellatus polysacarit của trư linh có công dụng rõ rệt trong việc ngăn ngừa tia nhiễm phóng xạ ở chuột và những tác nhân, thời gian hiệu quả là tương đối rộng. Người ta cũng tin rằng, tác dụng chống phóng xạ của thành phần Polyporus umbellatus polysacarit có khả năng tăng cường chống lại tổn thương phóng xạ bằng cách điều chỉnh chức năng của hệ thống thượng thận - tuyến yên và làm cho cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng. 
  • Hỗ trợ bảo vệ gan: Thực hiện thí nghiệm tiêm vào phúc mạc chuột carbon tetracholoride và D-galactosamine gây viêm gan. Sau đó, tiêm polysacarit porcine 100-200mg trước và sau khi gây cảm ứng / kg. Tất cả những trường hợp này được quản lý sau 4,8 và 12 giờ một lần. Đáng kể nhất là ngăn chặn những bệnh về gan có thể xảy ra, hoạt động SGPT giảm gan 5′-nucleotidase, acid enzyme phosphamidon glucose-6-phosphate phosphatase. Một mặt khác, tương tự cũng đã quan sát được trong ống nghiệm cho thấy công dụng bảo vệ đáng kể với gan. 
  • Hỗ trợ chống khối u: Theo các nghiên cứu thực nghiệm trên chuột đã công nhận, trư linh có khả năng hỗ trợ và làm giảm tế bào ung thư, sắp xếp lại những gen được thực hiện bởi enzyme, chuyển đổi các tế bào ung thư thành tế bào bình thường. 
  • Hỗ trợ lợi tiểu: Sử dụng thuốc sắc trư linh khoảng từ 0,25-0,5g/kg thuốc thô, dùng tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch mang đến công dụng lợi tiểu rõ rệt trên chó đã bị gây mê và có khả năng thúc đẩy các chất điện giải như clo, natri, kali. Nó còn có công dụng ức chế tái hấp thụ ở ống thận. 
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: Thành phần Polyporus umbellatus polysacarit của trư linh có thể tăng cường đáng kể phản ứng tăng sinh của tế bào T loại hạt phân tán. 
  • Các tác dụng khác: Khi tiêm  Polyporus umbellatus polysacarit trong khoảng 48 giờ có thể làm tăng cường đáng kể sự kết hợp của 3H-TdR trong tế bào tuyến ức của chuột và đẩy nhanh quá trình giải phóng tuyến ức. Do những hiện tượng không còn tồn tại sau khi cắt bỏ tuyến thượng thận, mặt khác, thành phần polisaccarit cũng có khả năng làm tăng đáng kể lượng corticosterone trong huyết tương của động vật. Vì thế, những công dụng này có thể coi như đạt được bởi vỏ thượng thận. 

ĐỐI TƯỢNG NÊN SỬ DỤNG TRƯ LINH

Trường hợp đái đục, rối loạn tiểu tiện, ỉa chảy, phù, ra nhiều khí hư nên dùng. 

KIÊNG KỴ

- Dùng trư linh có thể làm khô háo tân dịch nên nếu như không có chứng thấp mà thận hư cũng phải kiêng. 

- Không có chứng thấp nhiệt thì cũng không nên dùng trư linh. 

LIỂU DÙNG - CÁCH DÙNG

- Liều dùng: Mỗi ngày dùng khoảng 5-10g. 

- Cách dùng: Có thể dùng trư linh một mình hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác của Đông y, bởi trong dược liệu này có chứa nhiều dược phẩm quý hiếm. 

Vị thuốc trư linh được dùng trong khá nhiều bài thuốc Đông y

Vị thuốc trư linh được dùng trong khá nhiều bài thuốc Đông y

MỘT SỐ BÀI THUỐC TRƯ LINH DƯỢC LIỆU 

- Bài thuốc trư linh chữa ỉa chảy, rối loạn tiểu tiện, đái đục, khí hư

Sử dụng lượng bằng nhau trư linh, phục linh, trạch tử. Mang tất cả những vị thuốc trên sắc cùng nhau và lấy nước dùng. 

- Bài thuốc trư linh chữa vị đại tràng gây sốt, vàng da, tiểu đỏ, miệng khát 

Dùng mỗi vị 40g gồm a giao, trư linh, phục linh, trạch tả, hoạt thạch. Mang sắc một thang thuốc cùng với 5 phần nước, sắc đến khi nước cô đặc lại còn 2 phần nước thì dùng, nên dùng thuốc khi còn ấm nóng. Nếu để nguội thì cần hâm nóng lại trước khi dùng. Sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm. 

- Bài thuốc trư linh chữa tiêu chảy, đại tiện lỏng, nôn mửa, tiểu không thông 

Mỗi vị 4g hoạt thạch, trạch tả, a giao, phục linh, trư linh. Mang tất cả những vị thuốc trên sắc cùng với năm phần nước, sắc đến khi còn hai phần nước thì để dùng. Uống khi nước còn ấm nóng. 

- Bài thuốc chữa thổ tả, tiêu chảy từ trư linh 

Dùng mỗi vị 20g bạch truật, trư linh; mỗi vị 40g trạch tả và phục linh; mỗi vị 80g thạch cao, cam thảo, quan quế, hàn thủy; 160g hoạt thạch. Mang tất cả những vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 12g, uống cùng nước ấm, mỗi ngày uống 3 lần sau các bữa ăn. 

 

Trư linh có thể kết hợp cùng một số dược liệu khác

Trư linh có thể kết hợp cùng một số dược liệu khác

- Bài thuốc trư linh chữa miệng khát, ngực tụ đàm, nôn mửa 

Dùng liều lượng bằng nhau trư linh, phục linh, bạch truật. Mang tất cả những vị thuốc này tán thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng từ 8-10g cùng với nước ấm, uống mỗi ngày 3 lần sau mỗi lần ăn no. 

- Bài thuốc chữa tiểu rắt, tiểu đau ở phụ nữ mang thai 

Dùng khoảng 200g trư linh mang tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 12-16g cùng với nước ấm, ngày dùng 3 lần (sáng, chiều, tối) sau khi ăn no. 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG TRƯ LINH

- Không dùng trư linh để điều trị cho các đối tượng mẫn cảm hoặc dị ứng với một số các thành phần trong dược liệu này. 

- Thận trọng khi dùng trư linh cho đối tượng có vấn đề về thận, phụ nữ mang thai. 

- Không dùng cho người thấp nhiệt. 

Những thông tin trên đây về trư linh chi mang tính chất tham khảo, do đó, trước khi có nhu cầu sử dụng dược liệu, người dùng nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ hoặc các thầy thuốc đông y. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Dược liệu trư linh - Công dụng, cách dùng, kiêng kỵ

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.13845 sec| 1631.695 kb