Vị thuốc xạ can - Cây thuốc chữa ho

- Dược liệu
Vị thuốc xạ can - Cây thuốc chữa ho

Xạ can dược liệu liệu là gì? Xạ can không đơn giản chỉ là một loài hoa đẹp mà còn được mệnh danh là vị thuốc chữa ho độc đáo của Đông y, đặc biệt là các chứng viêm họng hạt. Công dụng trị bệnh của xa can từ xưa đến nay luôn được đánh giá cao. Sau đây, mời quý vị và các bạn hãy tìm hiểu những thông tin vô cùng ấn tượng về cây thuốc chữa ho này nhé. 

GIỚI THIỆU DƯỢC LIỆU XẠ CAN 

- Tên thường gọi: Xạ can, cây rẻ quạt 

- Tên gọi khác: Cây ô phiến, ô bồ, ô siếp, ô xuy, hoàng viễn, quỷ phiến, thảo khương, lãnh thủy đơn, phương dực, ô phiến căn, khai hầu tiễn, tử hoa hương, tử kim ngưu, tử hồ điệp, biển trúc, bạch hoa xạ can, địa biển trúc, quỷ tiền, hoàng tri mẫu, khai hầu tiễn. 

- Tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem 

- Họ: Lay Ơn (Iridaceae), Diên Vĩ. 

Hình ảnh cây xạ can

Hình ảnh cây xạ can

Mô tả dược liệu cây xạ can 

Vị thuốc xạ can là phần thân rễ của cây có hình dáng cong queo, đốt ngắn, màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng. Vị thơm và chất cứng.

Đặc điểm thực vật của cây xạ can 

Cây xạ can là dược liệu quý, ở dạng thân thảo, thân rễ mọc, sống dai, chiều cao lên tới 1m, thân bé, có lá mọc thẳng đứng. Lá cây dẻ quạt có hình mác dài, hơi có bé, thường mọc xen kẽ nhau thành 2 hàng, dài khoảng 20-40cm, rộng khoảng 15-20mm. Gân của lá song song và phiến lá hình dài, lá phía bên dưới úp lên gốc lá ở phía trên. 

Cây xạ can có hoa màu vàng và đốm tím, mọc thành từng cụm khác nhau, cuống dài. Qủa xạ can có hình trứng, bên trong có hạt màu xanh đen và hình cầu, có 3 van, dài khoảng 23-25mm. 

Phân bố địa lý 

Đây là loại cây rất dễ sống và sinh trưởng nên có thể thấy tại ở khắp các nơi, tập trung tại một số nước của châu Á như Ấn Độ, Lào, Philipins, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.

Tại Việt Nam, có thể tìm thấy cây rẻ quạt ở nhiều khu vực trải dài từ Bắc đến Nam như: Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Huế, Cần Thơ, TP HCM. 

Cây Xạ can được trồng quanh năm, tốt nhất là vào mùa xuân. Trồng bằng mầm tách từ cây mẹ.

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Bộ phận dùng nhiều nhất thường là thân rễ. 

Bộ phận của cây xạ can được dùng nhiều nhất là thân rễ 

Bộ phận của cây xạ can được dùng nhiều nhất là thân rễ 

Thu hái, sơ chế

- Thu hái: Cây được thu hoạch vào khoảng mùa xuân thu, không nên chọn loại vụ nát, thâm đen, bị mốc mọt, xốp, đó là dược liệu có phẩm chất kém. 

- Sơ chế:

+ Theo Trung y: Nhổ cây xạ đen hái lấy củ, ngâm cùng với nước vo gạo trong một đêm rồi vớt ra, nấu cùng với lá tre trong khoảng 3 giờ. Sau đó mang phơi khô để dùng dần. 

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam 

  • Dùng ở dạng xạ can tươi: Rửa sạch xạ can, giã cùng với một ít muối để ngậm. 
  • Dùng ở dạng xạ can khô: Mài xạ can thành bột trong nắp niêu, uống cùng với nước tiểu trẻ em khỏe mạnh dưới 3 tuổi. 
  • Rửa sạch xạ đen, ủ mềm đều, bào mỏng và phơi khô. 

Bảo quản xạ can 

Cất xạ can ở chỗ kín đáo, khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm mốc. 

Thành phần hóa học cây xạ can 

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, xạ can là dược liệu có chứa các thành phần hóa học khác nhau như Irigenin,  Methylirisolidone, Iristectoriginin A, Belamcanidin,Irisflorentin, Tectorigenin, Tectoridin, Iridin, Noririsflorentin.

TÁC DỤNG CỦA CÂY XẠ CAN 

- Tác dụng của xạ can theo Đông y 

Theo Đông y, xạ can có vị đắng, tính lạnh mang đến công dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được ứng dụng để điều trị một số bệnh khác nhau như mụn nhọt, viêm họng có sốt, sưng đau, chữa phù thũng, chữa ho, làm long đờm, lao hạch, viêm hạch, các chứng trong tai sưng đau nhức, đại tiện không thông, chữa sốt, các vết thương do rắn cắn, đau bụng kinh, trường hợp bị tắc tia sữa - sưng vú, trướng bụng, ...

- Tác dụng dược lý của xạ can theo y học hiện đại 

Theo các nghiên cứu y học, xạ can mang đến một số tác dụng dược lý sau:

+ Hỗ trợ kháng vi sinh: Nước sắc cây xạ can mang tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, khuẩn thương hàn, khuẩn bạch cầu. 

+ Hỗ trợ kháng viêm.

+ Cây xạ can có khả năng hỗ trợ điều trị một số chứng liên quan đến ho đờm

  • Hỗ trợ khứ đờm, ho đờm: Trong nghiên cứu cho chuột nhắt uống nước sắc xạ can thấy hô hấp tăng nhanh, đờm tống ra mạnh hơn. 
  • Hỗ trợ giải nhiệt: Khi cho chuột đang sốt cao uống nước sắc xạ can thấy có công dụng giải nhiệt. 

+ Hỗ trợ các vấn đề về nội tiết: Dịch chiết và cồn chiết xuất xạ can cho uống hoặc chích đều mang đến kết quả làm tăng tiết nước miếng. Thuốc chích có công dụng nhanh và dài hơn. 

MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ DƯỢC LIỆU XẠ CAN 

- Bài thuốc xạ can chữa viêm họng hạn

+ Nguyên liệu: Rễ cây xạ can và một chút muối. 

+ Thực hiện: Phần rễ của cây xạ can mang rửa sạch rồi phơi khô, mỗi khi thấy có triệu chứng viêm họng hạt thì lấy một ít rễ xạ can khô đó mang ra nhai cùng với một chút muối. Dùng mỗi ngày từ 3-4 lần, vừa giúp sát khuẩn vừa ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng hầu họng. 

- Bài thuốc xạ can chữa cho người bị yết hầu sưng đau, khó ăn uống 

+ Nguyên liệu: Xạ can sống, mỡ lợn mỗi loại 4g.

+ Thực hiện: Nấu 2 loại cùng với nhau cho gần khô, bỏ bã đi, mỗi lần ngậm xạ can nấu mỡ miếng bằng quả táo, dần dần sẽ khỏi. 

- Bài thuốc xạ can trị báng bụng, da đen sạm 

Dùng xạ can tươi giã thật nhuyễn và vắt lấy nước uống, uống đến khi nào thấy đi tiểu tiện nhiều là được. 

- Bài thuốc xạ can trị ho mà khí nghịch lên, trong họng có nước khò khè nghe như gà kêu 

+ Nguyên liệu: 13 củ xạ can; mỗi vị 120g sinh khương, ma hoàng; mỗi vị 90g tế tân, tử uyển, khoản đông hoa, 7 trái đại táo, 1/2 thăng ngũ vị tử, bán hạ (chế). 

+ Thực hiện: Sắc ma hoàng cùng với 1 đấu 2 thăng nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho những gia vị kia vào nấu đến khi còn 3 thăng, chia làm 3 lần uống, uống khi còn ấm. 

- Bài thuốc xạ can trị bạch hầu 

+ Nguyên liệu: 3g đậu sơn căn, 3g xạ can, 15g kim ngân hoa, 6g cam thảo. 

+ Thực hiện: Mang tất cả các vị này sắc uống cùng nhau. 

- Bài thuốc xạ can trị sưng vú đau 

Mang củ xạ can phơi thật khô, tán bột và trộn đều với mật, đắp lên vùng vú bị sưng đau. 

Dược liệu xạ can đươc dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

Dược liệu xạ can được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

- Bài thuốc xạ can trị ghẻ lở 

+ Nguyên liệu: Mỗi vị 80g xạ can và thăng ma.

+ Thực hiện: Mang tất cả những nguyên liệu này nấu cùng với 3 chén nước, dùng để uống, tận dụng phần bã của xạ can để đắp lên vết thương. 

- Bài thuốc xạ can trị viêm khớp gối 

+ Nguyên liệu: 90g xạ can, 500mll rượu trắng. 

+ Thực hiện: Ngâm xạ can vào rượu trắng trong khoảng 1 tuần, uống mỗi ngày 20ml, uống trong 2 ngày. Kiên trì uống sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện. 

- Bài thuốc xạ can trị thủy cổ, trướng bụng, sạm đen: Sử dụng xạ can giã lấy nước cốt rồi uống mỗi ngày 1 chén. 

- Bài thuốc xạ can trị quai bị: Lấy 15g rễ xạ can tươi sắc cùng nước uống 2 lần mỗi ngày. 

LƯU Ý KIÊNG KỴ KHI DÙNG XẠ CAN

Tuy mang đến công dụng tốt nhưng nếu dùng xạ can không đúng cách có thể gây nên tác dụng phụ. Vì thế, khi dùng xạ can, người dùng cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Không dùng xạ can trong thời gian dài vì có thể sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, dễ bị tiêu chảy. 
  • Những người có thể trạng yếu, tạng hàn hay khí huyết hư thì không nên sử dụng. 
  • Không dùng xạ can cho phụ nữ có thai, người đang mắc các vấn đề về can Tỳ, đi tiêu lỏng...

Xạ can là dược liệu mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng cũng sẽ rất nguy hiểm nếu như dùng không đúng cách. Do vậy, trước khi dùng dược liệu này, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ. 


 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vị thuốc xạ can - Cây thuốc chữa ho

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.30364 sec| 1651.914 kb