Vai trò của hệ miễn dịch của bà bầu qua các giai đoạn thai kỳ

- Sức khoẻ
Vai trò của hệ miễn dịch của bà bầu qua các giai đoạn thai kỳ

Hệ miễn dịch khi mang thai vô cùng quan trọng, nó không chỉ quyết định đến sự khỏe mạnh của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi mang thai làm như thế nào để tăng cường hệ miễn dịch là vấn đề được cả bác sĩ sản khoa và mẹ quan tâm. Bài viết xin giới thiệu mối liên hệ giữa mẹ và thai nhi về hệ miễn dịch và điều cần làm khi hệ miễn dịch bị suy giảm. 

hệ miễn dịch của bà bầu

Vai trò của hệ miễn dịch với bà bầu

Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể của mẹ và bé khỏi những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut, chất độc, nhiễm trùng... Khi mang thai vì những tác động tự bên ngoài và thay đổi bên trong cơ thể mẹ luôn thay đổi nên sức khỏe suy giảm, khi này cần có hệ miễn dịch tốt thì mới tránh được những tổn thương xảy ra với mẹ và bé. 

Khi hệ miễn dịch bị suy giảm sức đề kháng cũng yếu đi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, phải có giải pháp để nhanh chóng tăng cường miễn dịch. 

Những mẹ bầu mắc các bệnh nền như: viêm khớp dạng thấp. Viêm nhiễm, huyết áp, thường xuyên cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản thì càng dễ bị ảnh hưởng nếu hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi này các bệnh sẽ nặng hơn hoặc dẫn đến những biến chứng khó lường. 

Các virut hiện nay phần lớn đều có thể xâm nhập qua bào thai, nên có nhiều bệnh mẹ lây truyền sang cho con ngay từ khi mới sinh. Đặc biệt là các bệnh về cúm như virut cúm, virut rubella, virut corona...  Do đó, mẹ bầu khỏe mạnh thì đề kháng mới tốt, từ đó giúp thai nhi phát triển tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh dị tật bẩm sinh, bảo vệ mẹ và bé khỏi virut, vi khuẩn...

Mối tương quan hệ miễn dịch của mẹ với thai nhi

Hệ miễn dịch suy giảm có thể dẫn đến sinh non

Đây là vấn đề nghiêm trọng được nhiều bác sĩ y khoa cảnh báo. Theo họ, trong suốt quá trình mang thai, hệ miễn dịch phải kèm nén để ngăn chặn cơ thể từ chối thai nhi. Ở vị trí cấy ghép phôi vào tử cung mẹ, có 1 loại tế bào miễn dịch hiện diện ở đó. Tế bào này được xác định đang chiến đấu với tế bào phôi lạ mặt xâm nhập vào cơ thể, ngăn chặn phản ứng miến dịch diễn ra. Quá trình này diễn ra trong suốt giai đoạn của thai kỳ, nếu quá trình này bị ảnh hưởng hoặc bị gián đoạn có thể dẫn đến sinh non. 

Hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng khi mang thai

Cơ thể người mẹ rất nhạy cảm trong suốt quá trình mang thai, để phôi thai được phát triển, các tế bào miễn dịch thường xâm nhập vào niêm mạc tử cung, gây ra tình trạng viêm nhiễm, tương tự như khi lên da non để làm lành vết thương. Nếu quá trình này không diễn ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. 

Mối tương quan của hệ miễn dịch giữa mẹ và thai nhi

Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, môi trường chống viêm sẽ diễn ra, 15 tuần tiếp theo phối thai phát triển, khi này các tế bào và phân tử chống viêm chiếm ưu thế. Hệ miễn dịch của mẹ luôn bị các tế bào lạ tân công, tuy nhiên tế bào T lại giúp thúc đẩy môi trường chống viêm nên bảo vệ phôi thai rất hiệu quả. 

Giai đoạn cuối, hệ miễn dịch sang trạng thái chống viêm, đây là giai đoạn để chuẩn bị cho 1 kì sinh nở, nếu không có sự chuyển trạng thái mẹ không sinh nở được. Vì vậy. 1 số trường hợp bị sinh non thường nguyên nhân là liên quan đến sự bất thường của hệ miễn dịch. 

Những thay đổi về hệ miễn dịch của mẹ trong thai kỳ

  • Sản sinh nhiều hơn các tế bào tiêu hủy vi trùng từ đó tăng đáp ứng kháng thế, chống nhiễm khuẩn. 
  • Bị suy giảm T Cells đây là chất giúp kiểm oats các bệnh nhiễm siêu vi trùng. 
  • Giảm sự phóng thích từ tế bào miễn dịch, thu hút các tế bào khác giúp chống nhiễm trùng. 
  • Mẫn cảm hơn với 1 số bệnh, các siêu vi trùng, vi khuẩn, kháng sinh. 

Cần làm gì khi bị suy giảm miễn dịch trong thời gian mang thai

Thực hiện chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng

Ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm để bổ sung dưỡng chất cần thiết khi mang thai. Bao gồm nhóm đạm, protein như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... giúp cung cấp acid amin, sản xuất tế bào miễn dịch bạch cầu, lympo. Bổ sung nhóm vitamin từ hoa quả, rau củ, tăng cường chất xơ để cung cấp các virtamin thiết yếu cho mẹ và con. Uống nhiều nước, tăng cường nước ép cam, bưởi, dừa để bổ sung thêm dưỡng chất. 

Chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết là cách tăng cường miễn dịch tốt nhất cho bà bầu

Bổ sung các vi chất cần thiết suốt thai kỳ

Các vi chất thiết yếu hàng ngày như: Sắt, kẽm, axit folic, canxi, vitamin D3, DHA... giữ vai trò quan trọng trong tăng cường miễn dịch. Hình thành hồng cầu và cấu thành các enzym hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Axit folic còn giúp phòng các dị tật bẩm sinh khi mang thai, đặc biệt là dị tật ống thần kinh, canxi, D3 phát triển xương, bổ sung canxi... DHA hình thành não bộ, hệ thần kinh, thị giác... 

Tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe bằng các sản phầm lành tính, thực phẩm tự nhiên

Ngoài các phương pháp tăng cường hệ miễn dịch trên cho bà bầu thì trong giai đoạn thai kì mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, thảo dược (được phép dùng khi mang thai) để tăng cường sức đề kháng. Hiện nay, sử dụng các sản phẩm tự nhiên, quý là các sản vật giá trị được tiên trên hết. Điển hình nhất là yến sào, đây là thượng dược vàng dành cho phụ nữ mang thai, có những tác dụng to lớn cho bà bầu và thai nhi. 

Tổ yến cho bà bầu
Từ tháng thứ 3 của thai kỳ có thể bổ sung thêm yến sào cho mẹ bầu

Tổ yến sào chứa hơn 50% thành phần là protein, chất đạm, hơn 18 loại acid amin trong đó có 8 loại cơ thể không tự tổng hợp được, hơn 31 nguyên tố vi lượng bao gồm sắt, kẽm, canxi... hơn 18 loại vitamin... vì vậy tổ yến chính là sản phẩm vàng dành bà bầu. Sử dụng tổ yến không chỉ sức khỏe mẹ và bé được cải thiện mà còn tốt cho quá trình phát triển của thai nhi, hình thành xương khớp, da, tóc, móng, não bộ, giúp mẹ khỏe mạnh. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vai trò của hệ miễn dịch của bà bầu qua các giai đoạn thai kỳ

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18688 sec| 1629.039 kb