Hệ miễn dịch đóng vai trò như một lớp giáp để giúp cơ thể con người bảo vệ khỏi những vi khuẩn và virus, ký sinh trùng….hằng ngày luôn tìm cách xâm nhập vào cơ thể. Nhờ có sự bảo vệ của hệ miễn dịch mà cơ thể phòng tránh được những mầm mống gây bệnh và luôn khỏe mạnh. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm hệ miễn dịch là gì, vai trò và chức năng của hệ miễn dịch ra sao.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ thống miễn dịch của cơ thể gồm những mạng lưới rất phức tạp, bao gồm các mô, tế bào, protein cùng một số cơ quan quan trọng trong cơ thể. Mạng lưới tế bào với quy mô rộng lớn này luôn tìm kiếm những kẻ xâm lược, sau đó, loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể và bảo vệ cơ thể an toàn.
Hệ thống miễn dịch có thể được kích hoạt bởi những thứ mà cơ thể không nhận ra, chúng được gọi là kháng nguyên. Ví dụ về các kháng nguyên bao gồm các protein trên bề mặt của vi khuẩn, nấm và vi rút.
Vai trò của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh
Hệ miễn dịch đóng vai trò như một hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người có thể mắc các bệnh bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như nơi làm việc, nhà ở, môi trường tự nhiên. Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào? Phản ứng của hệ miễn dịch được diễn ra như sau:
- Đầu tiên, tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản giúp ngăn chăn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể con người.
- Tiếp theo, nếu như chúng vượt ra khỏi hàng rào, hệ miễn dịch sẽ tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu cũng như hóa chất và protein khác nhằm tấn công, phá hủy những yếu tố lạ gây nguy hại. Bằng mọi cách, hệ miễn dịch sẽ tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng tiếp tục phân chia.
- Cuối cùng: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ tăng cường sự hoạt động mạnh mẽ hơn giúp kìm hãm và không để mầm mống gây bệnh phát triển.
Hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để chống lại bệnh cũ tái phát
Khi vừa được sinh ra, con người đều có mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định nhưng chúng sẽ được cải thiện dần dần theo thời gian. Trẻ em là đối tượng thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ miễn dịch sẽ xây dựng một “ngân hàng” kháng thể khi lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể giúp tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát, tương tự như cách mà vắc xin vẫn hoạt động.
Nếu hệ thống miễn dịch quá mạnh cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh nhưng nếu sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy giảm, kém hiệu quả hơn khi con người già đi, có thể khiến họ bị yếu dần và dễ mắc bệnh. Các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như cảm cúm, viêm khớp hoặc một số loại ung thư.
Tầm quan trọng của hệ thống miễn dịch
Có rất nhiều mối nguy hại dành cho sức khỏe đến từ môi trường sống, những virus, vi trùng mà cơ thể chưa bao giờ gặp phải trước đây cũng dễ làm cho bạn bị bệnh ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc như covid-19, quai bị, thủy đậu… Một số bệnh sau khi đã bị, bạn có thể không phải trải qua thêm bất kỳ lần nào. Đó là nhờ hệ miễn dịch đã ghi nhớ và nhanh chóng tiêu diệt.
Chức năng hệ miễn dịch giống như người anh hùng thầm lặng, bạn không thể thấy sự hiện diện của nó như các mà các cơ quan nội tạng khác đang làm việc để duy trì các hoạt động cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nó ngừng hoạt động hoặc bị yếu đi, nó sẽ rất khó chống lại những con virus đặc biệt gây bệnh.
Hệ miễn dịch cũng đóng vai trò như lực lượng “an ninh” trong cơ thể để theo dõi tất cả những bất thường được tìm thấy và phản ứng kịp thời với những bất thường này. Theo đó, bất kì sinh vật hoặc virus nào xuất hiện trong cơ thể đều được coi là kẻ thù và hệ miễn dịch sẽ đưa ra báo động để chọn những kháng thể phù hợp tấn công những kẻ lạ mặt này.
Khi rào chắn tự nhiên này của cơ thể bị suy giảm sẽ là tiền đề thuận lợi cho các virus, vi khuẩn hoặc độc tố tấn công, gây bệnh trên cơ thể người. Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số chất cũng là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ xác định những yếu tố không nguy hiểm chẳng hạn như hải sản, lông động vật, hạt phấn hoa…là đối tượng không nguy hiểm cần phải tiêu diệt.
Bên cạnh đó, hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại nó (chất gây dị ứng) hoặc một số phản ứng để ngăn cho các chất này không thể xâm nhập vào cơ thể chẳng hạn như hắt xì, ho,… Khi bị rối loạn hệ miễn dịch, sẽ là nguyên nhân gây nên một số bệnh như thiếu máu, bệnh nội tiết, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp hoặc một số bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch.
Tóm lại, hệ miễn dịch có nhiệm vụ chính bao gồm:
- Chống lại những vi trùng gây bệnh (gây mầm bệnh) như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
- Nhận biết và vô hiệu quá các chất có hại từ môi trường.
- Chống lại những thay đổi gây bệnh trong cơ thể như các tế bào ung thư.
Phân loại hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch tự nhiên
Còn có tên gọi tiếng Anh là Native Immunity System, là cơ chế miễn dịch tự nhiên được di truyền từ đời này sang đời khác nhằm giúp cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận viện, tấn công những hiện tượng có hại cho vật chủ.
Hệ thống miễn dịch tự nhiên được tạo thành từ da, giác mạc của mắt và màng nhầy nằm dọc theo đường sinh dục, đường tiêu hóa, hô hấp.
Tất cả đều tạo nên những rào cản vật lý giúp cơ thể giúp bảo vệ cơ thể con người, chống lại những vi trùng có hại, ký sinh trùng (như giun) hoặc tế bào (như ung thư). Hệ thống miễn dịch hoạt động ngay từ khi chúng ta chào đời. Khi nhận ra một “kẻ xâm lược”, các tế bào của hệ thống bao quanh tác nhân gây hại này và giết nó ngay bên trong các tế bào của hệ thống miễn dịch (được gọi là phagocytes).
Hệ miễn dịch thích ứng
Còn có tên gọi khác là Adaptive Immunity System, là cơ chế hệ miễn dịch được sản sinh ra các kháng thể chống lại các sinh vật gây nên mầm bệnh. Chỉ khi cơ thể được tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hóa chất gây hại mới tạo nên hệ miễn dịch này. Qúa trình này còn được gọi là sự hình thành bộ nhớ miễn dịch, hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ kẻ thù trước đó, đồng thời sản sinh ra các kháng thể và tiêu diệt chúng.
Cả hệ thống miễn dịch tự nhiên và hệ thống miễn dịch thích ứng không hoạt động riêng lẻ mà được phối hợp cùng nhau để bảo vệ vật chủ.
Nếu cơ thể tiếp xúc với những vi sinh vật gây bệnh, miễn dịch thích ứng sẽ sản sinh ra tế bào và bảo vệ cơ thể. Những kháng thể này còn được gọi là tế bào lympho B, có thể sẽ mất khoảng vài ngày để hình thành do hệ thống miễn dịch không ngừng học hỏi, thích nghi, cơ thể cũng có thể chống lại virus, vi khuẩn thay đổi theo thời gian.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ miễn dịch, hy vọng sẽ mang đến cho bạn sự hữu ích.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm