Suy giảm hệ miễn dịch là khi hệ miễn dịch kém, cơ thể hoàn toàn không có khả năng tự đề kháng trước sự tấn công từ những tác nhân vi trùng bên ngoài. Từ đó, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng với mức độ nặng hơn so với người bình thường, đặc biệt là hệ hô hấp hoặc tiêu hóa.
Suy giảm hệ miễn dịch là gì?
Hệ thống miễn dịch là tập hợp của những tế bào bạch cầu, lymho trong má, tủy xương, hạch giúp bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng. Vị trí phân bố của hệ thống miễn dịch nhiều nhất ờ tại đường tiêu hóa và hô hấp.
Suy giảm hệ miễn dịch là sự phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể khỏi virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, bao gồm cả suy giảm miễn dịch bẩm sinh (sơ cấp) và mắc phải (thứ cấp). Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ thống miễn dịch đều có thể dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch thứ cấp.
Suy giảm hệ miễn dịch sẽ khiến cho cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng, đây là loại rối loạn khiến cho các virus và vi khuẩn dễ dàng bị xâm nhập vào cơ thể. Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc sơ cấp xuất hiện ngay khi con người được ra đời. Suy yếu hệ miễn dịch mắc phải hoặc thứ cấp là một trong những rối loạn sẽ gặp phải sau này và phổ biến hơn rối loạn bẩm sinh.
Dấu hiệu của người suy giảm hệ miễn dịch
Một trong những triệu chứng hệ miễn dịch suy yếu là bị nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài hoặc khó điều trị. Những dấu hiệu và triệu chứng thường khác nhau, tùy theo mức độ rối loạn suy giảm miễn dịch. 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém dễ thấy nhất bao gồm:
- Suy nhược tinh thần, thần kinh: Những người có khả năng miễn dịch kém thường có cảm giác thiếu sức sống, khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Do vậy, nếu như phát hiện tinh thần suy nhược, ủ rũ thì người bệnh cần phải cảnh giác. Ngoài ra, một số người còn cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi đang ngủ cũng cảm thấy cơ thể không còn chút sức lực nào, dễ đau mỏi cơ thể…
- Dễ mắc phải những bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc vết thương chậm lành: Nếu như chẳng may bạn vô tình bị đứt tay hoặc chảy máu, không chỉ việc cầm máu chậm hơn người khác mà những người có hệ miễn dịch yếu cũng rất dễ bị nhiễm trùng, quá trình phục hồi cũng chậm hơn.
- Những người bị suy giảm miễn dịch cũng sẽ dễ mắc viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai mũi họng…và bệnh thường xuyên tái phát.
- Tiêu hóa kém: Một số người có khả năng miễn dịch tốt thì các chức năng tiêu hóa cũng tốt hơn, sẽ không gặp quá nhiều vấn đề về ăn uống. Với những người có hệ miễn dịch suy giảm không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thụ kém hơn so với người bình thường mà khi ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng dễ bị tiêu chảy, nôn ói.
- Dễ mắc bệnh cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch suy yếu, rất khó có thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn nên họ dễ bị ốm, điển hình là hay bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Hậu quả khi bị suy giảm hệ miễn dịch
Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc không hoạt động bình thường, đây được gọi là rối loạn hệ thống miễn dịch. Bất kì một lý do nào dẫn tới trục trặc hệ miễn dịch cũng đều sẽ gây nên tác động không nhỏ đến sức khỏe của cơ thể. Thông thường, tình trạng này xảy ta khi các tế bào bạch cầu suy giảm chức năng hay bị bất hoạt không thể sản xuất đủ kháng thể.
Dễ nhận thấy nhất là khả năng nhiễm khuẩn cao hơn. Từ đó, cơ thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, thời gian hồi phục lâu. Thậm chí có thể gây biến chứng nghiêm trọng dẫn tới tử vong.
Người bị suy giảm hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch có thể sẽ gặp phải các tình trạng như:
- Được sinh ra với hệ thống miễn dịch kém, hay còn được gọi là thiếu hụt miễn dịch nguyên phát.
- Mắc phải một căn bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch và được gọi là thiếu hụt miễn dịch mắc phải.
- Nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư và suy hô hấp,...
Nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch
Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi và với nhiều cơ thể khác nhau. Nhìn chung, nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch bao gồm 2 nhóm: suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh và suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.
Nguyên nhân do suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh
- Do rối loạn di truyền: Một số bất thường trong bộ gen được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ có suy giảm hệ miễn dịch sẽ dễ mắc nhiễm trùng hơn sau khi được sinh ra.
- Những rối loạn trong việc sản xuất những tế bào miễn dịch như bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, thiếu hụt kết hợp cả hai loại tế bào B và tế bào T, bị giảm gamma globulin trong máu,thiếu hụt bổ thể…
Nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch mắc phải
Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải có thể là một trong những biến chứng của một số bệnh như suy dinh dưỡng (đặc biệt là nếu những người đó ăn không đủ đạm), HIV/AIDS. Nhiều bệnh U.Thư cũng có thể gây nên suy giảm hệ miễn dịch.
Những người không còn lá lách do phải cắt bỏ có nguy cơ cao sẽ mắc phải chứng suy giảm miễn dịch và bị nhiễm trùng bởi một số loại vi khuẩn nhất định. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường cũng sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
Đối với những người cao tuổi, hệ miễn dịch yếu hơn qua thời gian. Hệ thống các mô miễn dịch (đặc biệt là mô bạch huyết tuyến yên) thu nhỏ và số lượng các tế bào máu trắng giảm sút. Một số tình trạng và bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch như: hội chứng Job, thiếu hụt các chất bổ thể, khuyết tật bạch cầu, hội chứng DiGeorge, bệnh Bruton…
Phải làm gì khi hệ miễn dịch bị suy giảm?
Đối với vấn đề suy giảm miễn dịch tiên phát
Đây là trường hợp hiếm xảy ra, ước tính cứ khoảng 2000 người thì có một người được chẩn đoán là suy giảm miễn dịch tiên phát. Một số thể nhẹ, trong khi đó một số thể khác lại tương đối nghiêm trọng.
Cách điều trị suy giảm miễn dịch tiên phát sẽ phụ thuộc lớn vào tình trạng của bệnh nhân cùng một số yếu tố khác. Liệu pháp Immunoglobulin sẽ được dùng thay thế bằng cách đưa protein này vào cơ thể. Nhằm đảm bảo nồng độ Immunoglobulin trong máu ở mức cần thiết. Khi đó, cơ thể người bệnh có khả năng kiểm soát được nhiễm trùng. Cũng như ngăn chặn tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh. Có thể dùng cách điều trị suy giảm hệ miễn dịch đưa Immunoglobulin qua hai đường truyền:
- Truyền qua tĩnh mạch: Thực hiện truyùy trực tiếp Immunoglobulin vào dòng máu thông qua tĩnh mạch.
- Truyền dưới da: Đưa trực tiếp Immunglobulin vào tại vùng dưới da tại cẳng chân, bụng hoặc cánh tay bằng một cây kim và máy truyền cầm tay (hoặc bơm tiêm điện) hay nhờ kỹ thuật đẩy.
Đối với suy giảm miễn dịch thứ phát
Suy giảm miễn dịch thứ phát thường xảy ra trên cơ thể trước đó khỏe mạnh, hoàn toàn có thể phục hồi được nếu bệnh hoặc nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch được giải quyết. Vì thế, trước khi điều trị miễn dịch thứ phát, người bệnh cần phải biết rõ các nguyên nhân gây nên bệnh này.
- Đảm bảo thói quen sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố gây suy giảm miễn dịch thứ phát. Vì thế, cách điều trị suy giảm miễn dịch trong trường hợp này là cần phải có chế độ sinh hoạt lành mạnh như đảm bảo ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế thức ăn nhanh và chất kích thích, có chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ, vận động hợp lý, tránh stress và căng thẳng.
- Bổ sung thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng
Ngoài việc giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, việc bổ sung và tăng cường thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng là một trong những cách hiệu quả.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch chứa các thành phần vitamin, axit amin, protein từ tự nhiên như yến sào, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, nhân sâm… Ngoài ra, cũng có các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu, việc chọn loại sản phẩm nào phụ thuộc vào từng tình trạng suy giảm miễn dịch của mỗi người.
Riêng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên vẫn được lựa chọn hàng đầu do tính an toàn và hiệu quả lâu dài, không gây hại cho sức khỏe mà tác dụng rất cao.
Hệ miễn dịch rất quan trọng với cơ thể người nên chúng ta cần hiểu và phát hiện ra sớm những thay đổi ấy để có cách điều trị suy giảm miễn dịch kịp thời và tốt nhất.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm