Phân biệt sâm Ngọc Linh giả chuẩn nhất từ chuyên gia

- Tin Tức Sâm
Phân biệt sâm Ngọc Linh giả chuẩn nhất từ chuyên gia

Các loại củ tam thất bắc, tam thất ruột vàng, tam thất xốp Sapa thường được sử dụng để làm sâm ngọc linh giả, tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng nhưng nó ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Giá tam thất chỉ khoảng từ 1 - 5 triệu/kg nhưng trong khi đó giá bán sâm ngọc linh lên đến chục tiệu hoặc trăm triệu 1kg, do đó nếu mua sâm ngọc linh nhất định bạn phải biết cách nhận biết sâm ngọc linh thật giả để tránh bị mất tiền.

Sâm ngọc linh có giá trị kinh tế cao nên có một số đơn vị thường sử dụng các loại củ có hình dạng tương tự như củ sâm ngọc linh để làm giả. Hiện tại trên thị trường, sâm ngọc linh giả từ củ tam thất là phổ biến nhất. Nhìn sơ qua thì hình dáng bên ngoài của 2 loại củ này giống nhau đến 90% dễ gây sự nhầm lẫn cho người mua. Tuy nhiên, với cách nhận biết sâm ngọc linh thật giả dưới đây, chắc chắn bạn sẽ phân biệt được 2 loại củ này.

Đặc điểm của cây sâm ngọc linh thật

Các đặc điểm đặc trưng của cây sâm ngọc linh theo từng chi tiết, bộ phận cây như sau:

Hình ảnh cây sâm ngọc linh
Hình ảnh cây sâm ngọc linh thật

- Về lá sâm Ngọc Linh: Lá sâm Ngọc Linh thật là lá nhỏ, mỏng và mềm, có từ 3-5 lá. Lá có hình răng cưa nhỏ, bé và đều. Trong khi lá sâm Ngọc Linh giả mập, to, có răng cưa sâu và dày dặn, mặt trước nhiều lông nhưng mặt sau lại ít lông hơn so với lá sâm Ngọc Linh. 

- Về rễ củ và thân rễ sâm Ngọc Linh: Sâm Ngọc Linh thật thường có các mặt lõm vào thân, không tròn hẳn mà mọc lệch nhau. Vỏ của củ sâm Ngọc Linh thật khá nhẵn và mỏng, không xù xì, khi rửa sạch củ thường có màu xanh xám hoặc vàng nâu. Trong khi đó, vỏ củ sâm Ngọc Linh giả có nhiều mắt dày, sờ vào thấy bì sần sùi, mắt hình tròn, lõm, mắt mọc thẳng hàng.

Khi cắt lát sẽ thấy phần rễ của củ sâm ngọc linh màu vàng nhạt, màu vàng nâu tại da phần thân rễ bên ngoài, bên trong màu vàng hoặc pha tím nhạt, bên ngoài có màu xanh xám, ruột bên trong màu hơi tím, lõi cũng có màu tím. Nếu cắt lát sâm Ngọc Linh giả có màu vàng hoặc xanh nhưng không tươi giống như sâm Ngọc Linh thật.

- Về mùi vị sâm Ngọc Linh: Sâm Ngọc Linh có mùi rất đặc trưng, thơm nồng, đưa lên mũi cảm nhận sẽ rất rõ. Khi nhai thấy sâm Ngọc Linh thật có vị đắng gắt, thanh giòn, dư vị ngọt, không có chất xơ, mùi thơm rất lâu trong miệng. Khi nhai sẽ thấy chắc sâm, sâm giòn, càng ăn càng thấy vị ngọt. 

Ngược lại, sâm Ngọc Linh giả thường có mùi vị hoàn toàn khác (vị đắng gắt và khó chịu chứ không có mùi thơm của sâm. Khi nhai sẽ thấy rất cứng, dai và xơ). Ăn thường thấy sồn sột, dai và ngái, nóng rát tại phần cổ. 

- Về thành phần hoạt chất: Trong thành phần sâm Ngọc Linh thật, các hoạt chất GR2, G–RB1, G–Rg1 có đầy đủ, đặc biệt là 52 hợp chất Saponin, axit béo, axit amin, nguyên tố đa lượng, và vi lượng. Trong khi đó, sâm Ngọc Linh giả cũng có những thành phần như GR2, G–RB1, G–Rg1 nhưng tỉ lệ rất ít. 

Vì thế, nếu muốn biết có đúng là sâm Ngọc Linh thật không, bạn chỉ cần gửi củ sâm đó đi kiểm định tại các trung tâm kiểm định là được. Bạn có thể đến 3 địa chỉ kiểm định sâm Ngọc Linh trên cả nước như:

- Viện Dược Liệu: Cơ quan chủ quản của Bộ Y Tế.

Địa chỉ: 3B Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Trung tâm Sâm và dược liệu Tp.HCM

Địa chỉ: 41 Đinh Tiên Hoàng P.BT, , Quận 1, TP Hồ Chí Minh

- Viện Sinh học Nhiệt Đới

Địa chỉ: Số 9/621 Xa Lộ Hà Nội, KP. 6, P. Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Thông thường, những trung tâm kiểm định sẽ thực hiện sắc ký lớp mỏng trong củ sâm và sử dụng phương pháp hóa học để xác định thành phần của củ sâm và kết luận đó có phải là sâm Ngọc Linh thật hay không. 

Theo đó, sâm Ngọc Linh sẽ được kiểm tra định tính các hợp chất saponin toàn phần bằng các phương pháp hóa học và định tính các hợp chất saponin toàn phần theo các tiêu chuẩn M-R2, G-Rg1, G-Rb1 thông qua những sắc ký lớp mỏng.

Chiều trò làm sâm ngọc linh giả

Thị trường sâm ngọc linh

Thị trường sâm ngọc linh thật giả

Cách phân biệt sâm Ngọc Linh với củ tam thất

Trên thị trường Việt Nam có tới khoảng 90% là củ tam thất giả sâm Ngọc Linh, cụ thể 3 loại tam thất có hình dáng giống sâm Ngọc Linh nhất là tam thất xốp Sapa, tam thất ruột vàng, tam thất bắc. 

Phân biệt sâm ngọc linh giả
Một số loại tam thất được sử dụng để làm giả sâm ngọc linh

Nhìn chung, cách phân biệt sâm Ngọc Linh và tam thất khá khó. Tuy nhiên, người mua chỉ cần nhớ rằng, hình dạng thân của củ tam thất dài và loằng ngoằng hơn sâm Ngọc Linh. Trên thân của củ tam thất hoang có chứa khá nhiều mắt.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng không phát hiện ra vì người bán đã lấy tam thất về và bẻ hết các mắt, chỉ để lại một nhánh trên thân cho giống sâm Ngọc Linh thật. Tam thất thường không có củ chính, nếu như có thì củ cũng khá nhỏ, hiếm rễ con bám xung quanh củ. Tam thất thường có vị đắng, cứng và nhiều xơ hơn so với củ sâm Ngọc Linh thật.

Phân biệt sâm Ngọc Linh với tam thất ruột vàng

Đặc điểm của của tam thất ruột vàng:

  • Bên ngoài: Củ tam thất ruột vàng nhìn củ rất nhẵn nhụi, màu mỡ, củ tam thất nằm hoàn toàn trong lòng đất (không có bất cứ củ nào lộ thiên). Vỏ tam thất ruột vàng là màu vàng ong, khi cắt sẽ thấy thớ bên trong cũng là màu vàng. Phần ngọn của củ tam thất ruột vàng ở bên trong không có thớ tím, mắt to. 
  • Khi ăn củ tam thất ruột vàng: Không có vị đắng mà thấy vị ngái. Ăn xong sẽ thấy nóng cổ, hơi ngái ở cổ, rát cổ và háo nước (có thể sẽ kéo dài cả ngày) giống như bị viêm Amidan. 
  • Khi nhai: Củ tam thất ruột vàng ăn thấy sồn sột, không có cảm giác giòn, dai và có nhiều chất xơ, bẻ đôi sẽ thấy rất rõ các xơ. 

Phân biệt sâm ngọc linh và tam thất ruột vàng

 

Phân biệt sâm Ngọc Linh giả với củ tam thất bắc

Đặc điểm của củ tâm thất bắc:

  • Bên ngoài: Củ tam thất bắc khi thái lát sẽ thấy thớ lõi bên trong không mịn, khá nhiều xơ. Trong khi sâm Ngọc Linh cắt lát sẽ thấy thớ bên trong mịn. 
  • Khi ăn củ tam thất bắc: Vị đắng nhẹ, đắng bên ngoài lưỡi, xong thấy có vị ngọt nhưng là vị ngọt nhanh rồi biến mất. 
  • Khi nhai củ tam thất bắc: Không giống như sâm Ngọc Linh, càng nhai càng không thấy mùi vị. Trong khi sâm Ngọc Linh sẽ thấy có vị đắng ngắt xông lên não, nhưng càng ăn sẽ thấy vị ngọt, vị ngọt đậm và ngọt lâu. 

Nhận biết sâm ngọc linh và tam thất bắc

 

Phân biệt sâm Ngọc Linh giả với củ tam thất xốp Sapa

Có thể nhận diện củ tam thất xốp Sapa như sau:

  • Bên ngoài: Củ tam thất xốp Sapa bên ngoài có màu xanh rêu, đôi khi là màu trắng, màu thớ lõi bên trong không vàng. 
  • Khi cầm: Tam thất củ xốp Sapa khi cầm lên sẽ thấy khá nhẹ tay, bẻ ra thấy xốp nhưng hình dáng lại giống hệt sâm Ngọc Linh. 
  • Khi ăn: Tam thất củ xốp Sapa khi ăn sẽ có cảm giác giống như ăn khoai sống, vị đắng, hơi ngọt. 

Cách nhận biết sâm ngọc linh

 

Nhận biết sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm Ngọc Linh trồng

Do sự khan hiếm của sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên nên hiện nay Chính phủ đã có dự án phát triển sâm trồng tại 2 tỉnh Quảng Nam- Kon Tum dựa trên nguồn gen của sâm ngọc linh tự nhiên.

Sự xuất hiện của sâm Ngọc Linh trồng cũng giảm thiểu được khá nhiều giá thành so với sâm Ngọc Linh tự nhiên. Tuy nhiên, có không ít cá nhân, đơn vị đã lợi dụng sự thiếu kiến thức về sâm ngọc linh của người tiêu dùng nên đã “trà trộn” sâm Ngọc Linh trồng thành sâm tự nhiên nhằm tăng giá thành. Mặc dù khi sử dụng sẽ không gây hại cho sức khỏe nhưng tốt nhất người mua nên biết cách phân biệt 2 loại sâm để tránh việc “mất thêm tiền” cho người bán. Sau đây là một số cách phân biệt sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm Ngọc Linh trồng bạn có thể tham khảo:

Nhận biết sâm ngọc linh tự nhiên và sâm trồng

Nhận biết sâm ngọc linh tự nhiên và sâm trồng

Nhận biết sâm ngọc linh tự nhiên và sâm trồng

Nhận biết sâm ngọc linh tự nhiên và sâm trồng

Nhận biết sâm ngọc linh tự nhiên và sâm trồng

 

On Plaza - Tổng đại lý phân phối sâm Ngọc Linh chuẩn

Do cả nước mới chỉ có 3 trung tâm kiểm định sâm Ngọc Linh tại TP HCM và Hà Nội nên nếu có nhu cầu kiểm định, người mua phải chờ đợi rất lâu. Không những vậy còn rất tốn kém chi phí và không thuận tiện cho khách hàng. Vì thế, người mua cần tìm hiểu kỹ lưỡng các địa chỉ bán sâm Ngọc Linh chuẩn, chính gốc và chất lượng, có sự cam kết rõ ràng.

Giấy kiểm định củ sâm ngọc linh của Onplaza
Giấy chứng nhận chất lượng sâm ngọc linh tại Onplaza được kiểm định bởi Viện sinh học Nhiệt Đới

Nhiều người thường có tâm lý phải đến trực tiếp các tỉnh như Quảng Nam, Kon Tum mới có thể mua sâm Ngọc Linh chuẩn. Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh sau khi được thu hoạch thường được vận chuyển đến những thành phố lớn hoặc những nơi có nhu cầu tiêu thụ cao.

Bởi thế, On Plaza đã quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh với diện tích hàng ngàn hecta tại Kon Tum và trực tiếp phân phối, lựa chọn những củ sâm Ngọc Linh chất lượng cao nhất mang đến cho khách hàng, người dùng trên cả nước. 

  • On Plaza đã có kinh nghiệm 15 năm kinh nghiệm độc quyền phân phối sâm Ngọc Linh chuẩn, có nguồn gốc từ vùng núi Ngọc Linh (thuộc Quảng Nam - Kon Tum). 
  • Cam kết chỉ phân phối loại sâm Ngọc Linh từ 15-20 năm tuổi trở lên, sâm tìm được từ những người dân đi rừng. 
  • Sâm có nhiều năm tuổi, giàu dưỡng chất mang lại giá trị sử dụng cao, củ sâm già màu, chắc sâm, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và ngâm sâm miễn phí. 
  • Giao hàng toàn quốc, khách hàng có thể trực tiếp đến xem tại 3 showroom lớn. 

Hình ảnh một số củ sâm ngọc linh thật tại Onplaza:

 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Phân biệt sâm Ngọc Linh giả chuẩn nhất từ chuyên gia

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18918 sec| 1646.508 kb