Sâm Ngọc Linh - Đặc điểm, tác dụng và cách tính tuổi

- Tin Tức Sâm
Sâm Ngọc Linh - Đặc điểm, tác dụng và cách tính tuổi

Xa xưa, cây sâm Ngọc Linh chỉ được những Già làng của đồng bào dân tộc Xê Đăng dùng như một “cây thuốc giấu” để chữa bệnh. Sâm ngọc linh là loại thực vật sống lâu năm, có thể sống lên đến hơn 100 năm, sinh trưởng và phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ mọc thêm được một đốt khoảng 5 - 7 cm.

Tại Việt Nam, Sâm Ngọc Linh được tìm thấy ở vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam nên vẫn được gọi với cái tên thông dụng, dễ nhớ là sâm Ngọc Linh. Ngày nay, ngoài giống sâm Ngọc Linh tự nhiên, người Việt đã tiến hành bảo tồn nguồn gen sâm quý giá này và phát triển thành vùng nguyên liệu rộng lớn, cung cấp sâm cho thị trường trong nước và quốc tế.

Củ sâm ngọc linh
Hình ảnh sâm ngọc linh vẫn còn nguyên thân, cành, lá

Sâm ngọc linh là gì?

Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu thuộc họ cuồng (Araliaceae), chi Sâm, được gọi với các tên khác như sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc, sâm đốt trúc, hay cây thuốc giấu. Loại sâm quý này mọc tự nhiên tại dãy núi Ngọc Linh thuộc địa phận của huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1973, tại vùng núi Ngọc Linh, Dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang cùng Đoàn điều tra Dược liệu Ban dân y Khu 5 đã phát hiện ra một loài thực vật mọc thành quần thể. Những cây này mọc thành tán ở nơi núi cao trung bình 1500 – 2000m. Ban đầu dựa vào hình dáng của bộ phận thân rễ, nhóm nghiên cứu đã đặt tên loài sâm này là Sâm Đốt Trúc (Panax articulatus).

Sau đó 1 năm, tức năm 1974, Sâm Đốt trúc được gọi là sâm K5 bởi vì lần đầu tiên được phát hiện tại liên khu 5 (thuộc Kontum và Quảng Nam). Tiếp theo đó, Hà Thị Dụng và nhà khoa học A.G. Ruski căn đã nghiên cứu và khẳng định đây là một loài sâm mới trên toàn thế giới và lần đầu tiên được tìm thấy tại Việt Nam. Các nhà khoa học đã đặt tên cho sâm này là sâm Việt Nam - Panax vietnamnensis Ha et Grushv.

Cây sâm ngọc linh
Hình ảnh cây sâm ngọc linh rừng

Thông tin khoa học:

  • Tên khoa học: Panax vietnamensis
  • Giới (regnum): Plantae
  • Bộ (ordo): Apiales
  • Họ (familia): Araliaceae
  • Phân họ (subfamilia): Aralioideae
  • Chi (genus): Panax
  • Phân chi (subgenus): Panax
  • Đoạn (section): Panax
  • Loài (species): P. vietnamensis

Sâm ngọc linh mọc ở đâu?

Sâm ngọc linh lần đầu tiên được tìm thấy tại đỉnh núi Ngọc Linh với độ cao trên 1.200 mét, thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, phân bố chủ yến tại Nam Trà My (Quảng Nam), Đắk Glei và Tu Mơ Rông (Kon Tum). Đây cũng là nơi duy nhất có được sâm ngọc linh tự nhiên. Sâm tự nhiên mọc ở những nơi đất nhiều mùn, dọc theo các bờ suối ẩm ướt, mọc dày thành đám ở dưới các tán rừng nguyên sinh. Củ sâm Ngọc Linh không mọc đâm sâu dưới lòng đất mà chỉ mọc ở tầng thảm mục, do đó ở những vùng có tầng thảm mục dày sẽ là điều kiện lý tưởng cho cây sâm sinh trưởng và phát triển.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng cao dẫn đến tình trạng khai thác sâm tự nhiên quá mức làm giảm trầm trọng quần thể sâm ngọc linh tự nhiên. Do đó, Nhà Nước đã có dự án Bảo tồn và phát triển giống sâm ngọc linh tại Kon Tum và Quảng với hơn 5 triệu ha rừng, triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc 2 huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei. Mục tiêu của dự án là bảo tồn nguồn gen sâm Ngọc Linh; cung cấp giống, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng cho các vùng, tỉnh khác như Đà Lạt, Lai Châu, Tam Đảo....

Sâm ngọc linh mọc ở đâu
Sâm ngọc linh mọc ở khu vực rừng già, rừng nguyên sinh với độ cao trên 1.200 mét

Đặc điểm của cây sâm ngọc linh

Cây sâm Ngọc Linh là loại thực vật thân thảo sống lâu năm. Thân cây cao khoảng từ 80cm đến 110cm, màu lục hoặc hơi tím, đường kính thân từ 4 - 8mm. Loài cây này thường mọc thành từng đám dưới những tán rừng già, ở độ cao từ 1.200 mét trở lên. Tất cả các bộ phận của cây sâm ngọc linh đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Lá sâm ngọc linh

Cây sâm ngọc linh từ 1 - 3 tuổi chỉ có 1 lá duy nhất, từ tuổi thứ 4 mới có thêm 2 - 3 lá. Lá của cây sâm ngọc linh là loại lá kép hình chân vịt, mọc thành vòng tròn với từ 3 - 5 lá chét. Cuống lá kép dài khoảng từ 6 - 12mm, lá chét ở giữa có kích thước lớn nhất so với các lá khác. Phiến lá chét có hình bầu dục, chóp nhọn, mép lá khía răng cưa. Trên mặt trên và mặt dưới của phiến lá có phủ mọt lớp lông mỏng.

Lá sâm ngọc linh
Lá sâm ngọc linh thuộc loại lá kép chân vịt, các lá chét mọc thành hình tròn

Tương ứng với mỗi 1 thân mang lá là một đốt dài khoảng từ 0,5 - 0,7 cm. Lá này có thể thu hoạch để ngâm rượu, sấy khô làm trà pha hoặc làm túi trà lọc.

Hoa sâm ngọc linh

Cây sâm ngọc linh từ 4 - 5 tuổi sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa sâm ngọc linh mọc thẳng với thân ở phía dưới các lá, hoa có hình tán đơn. Cuống hoa dài khoảng từ 10 - 20cm, có thể mọc kèm thêm từ 1 - 4 tán phụ hoặc chỉ có một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán từ 60 - 100 hoa, cuống hoa chỉ dài khoảng 1 - 1,5 cm. Hoa sâm ngọc linh có màu vàng nhạt, mỗi hoa có đủ 5 cánh hoa, 5 đài , 5 nhị, 1 bầu và 1 vòi nhụy.

Hoa sâm ngọc linh
Hoa sâm ngọc linh nhỏ, mỗi chùm có 60 - 100 bông

Quả sâm ngọc linh

Quả mọc chủ yếu ở trung tâm của tán lá, dài từ 0,8 - 1 cm, rộng khoảng 0,5 - 0,6 cm. Mỗi cây sẽ có khoảng 10 - 30 quả. Quả sâm ngọc linh có màu xanh, sau 2 tháng chuyển sang màu xanh thẫm, đến màu vàng lục. Khi chín quả có màu đỏ cam, trên đỉnh đầu quả có một chấm đen. Mỗi quả chứa 1 - 2 hạt.

Quả sâm ngọc linh
Trên đỉnh mỗi quả sâm ngọc linh có các chấm đen

Củ sâm ngọc linh

Củ sâm ngọc linh chính là phần thân rễ của cây sâm, đây là bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Củ sâm ngọc linh có nhiều đốt giống như đốt trúc, hình dạng ngoằn ngoèo, có thể mang nhiều nhánh củ hoặc nhánh rễ. Vỏ ngoài có màu vàng nâu, ở càng gần phần thân cây thì củ có màu xanh đen. Đường kính của phần thân rễ khoảng từ 1 - 3 cm, mọc bò ngang, có thể ở trên hoặc dưới mặt đất.

Củ sâm ngọc linh thái lát có 2 màu đó là tím và vàng. Phần giữa là màu vàng, ở viền ngoài sẽ có màu đậm hơn hoặc màu tím đen.

Hình ảnh củ sâm ngọc linh
Hình ảnh củ sâm ngọc linh tự nhiên có đốt, khúc, hình dạng ngoằn ngoèo

Phân loại sâm ngọc linh

Sâm Ngọc Linh tự nhiên

Sâm Ngọc Linh tự nhiên là loại sâm rừng mọc hoàn toàn hoang dã trong tự nhiên, không có bất cứ sự tác động nào của con người. Nên giá trị dinh dưỡng cao hơn so với sâm được thuần hóa và trồng thành vùng nguyên liệu rộng lớn. Nếu xét trên cùng loại số lượng củ/kg thì giá bán sâm ngọc linh rừng cao hơn các loại khác. Xem giá sâm ngọc linh rừng tại: Giá Sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên tại Kon Tum, Quảng Nam

Trong loại sâm Ngọc Linh tự nhiên này lại chia ra 3 loại khác nhau dựa trên hình dáng, màu sắc và điều kiện sinh trưởng:

  • Sâm Ngọc Linh lộ thiên,
  • Sâm Ngọc Linh bán lộ thiên,
  •  Sâm Ngọc Linh ngậm thổ.
Sâm ngọc linh rừng tự nhiên
Sâm ngọc linh rừng tự nhiên được khai thác ở vùng Kon Tum và Quảng Nam

Mặc dù được chia ra 3 loại nhưng nhìn chung sâm Ngọc Linh tự nhiên là những cây sâm có tuổi đời cao khoảng từ 7 năm đến 20 năm, đôi khi cao hơn. Các củ sâm khá bé, có hình dạng thân dài, ít rễ phụ, bên ngoài có các màu xanh rêu hoặc da cáy... Kích thước của sâm này rất khác nhau:  Loại nhỏ từ 10 củ/kg, 20 củ/kg hoặc 30-50 củ/kg; hoặc các loại to từ 1-3,5kg/1 củ.

Sâm Ngọc Linh trồng

Sâm Ngọc Linh trồng, được trồng thành hàng lối với mật độ dầy đặc hơn, có tác động chăm sóc của con người nên củ sâm có hình dáng đẹp hơn. Các củ sâm to, tròn, nhiều bừu và nhiều rễ con, bề ngoài củ sâm có màu vàng sậm rất đẹp mắt. Phần thân của củ sâm Ngọc Linh trồng thường có màu xanh rêu hoặc xanh đen.

Nếu bạn quan tâm đến kĩ thuật, hướng dẫn trồng sâm ngọc linh có thể xem chi tiết tại bài viết: Cách trồng sâm ngọc linh theo kĩ thuật cho củ to, chất lượng

Tuổi đời của sâm Ngọc Linh trồng rất ngắn, chỉ kéo dài từ 2 năm đến 3 năm đã cho thu hoạch. Kích thước củ to nhỏ khác nhau do điều kiện chăm sóc và tuổi đời. Thông thường khoảng từ 10 đến 20 củ sâm/kg, loại to nhất là 4 củ/kg. Giá sâm ngọc linh trồng tuy thấp hơn so với loại sâm tự nhiên nhưng so với các loại dược liệu khác như nhân sâm Hàn Quốc thì giá bán cao hơn gấp 3 - 4 lần.

Sâm ngọc linh trồng
Củ sâm ngọc linh trồng 8 - 10 năm tuổi

Cách tính tuổi sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh có độ tuổi càng cao thì giá trị mang lại càng lớn. Để xác định được tuổi của củ sâm ngọc linh sẽ phải căn cứ vào các vết sẹo (mắt sâm) được để lại trên thân củ. Các vết sẹo này xuất hiện theo hình so le zích zắc, được hình thành do thân khí sinh tàn lụi để lại hàng năm. Mỗi một mắt sẽ tương ứng với 1 năm sinh trưởng. Ngoài ra, để tính được chính xác tuổi của củ sâm ngọc linh cần căn cứ thêm và đặc tính sinh trưởng của chúng:

  • 3 năm đầu (kể từ khi này mầm): cây sâm ngọc linh sẽ không bị rụng lá, thân củ lúc này còn non và rất nhỏ nên vết sẹo sẽ rất nhỏ và không rõ. Thường sau 3 năm, thân lá đầu tiên mới bị lụi tàn và để lại vết sẹo đầu tiên.
  • Vào khoảng đầu tháng 1 cây sâm ngọc linh sẽ ra chồi mới, chồi này mọc so le so với chồi cũ.
  • Cây tiếp tục chi kì sinh trưởng ra hoa kết quả và đến cuối tháng 10, thân lá mới sinh ra hồi đầu năm sẽ lụi tàn dần và tiếp tục để lại 1 vết sẹo trên thân củ. Cây sẽ ngủ đông đến hết tháng 12 sau đó lại lặp lại chu trình phát triển.

Vậy số tuổi của sâm ngọc linh sẽ được tính là: số mắt + 3 (sau 3 năm đầu cây mới có 1 mắt).  Ví dụ: một củ sâm ngọc linh ta đếm được trên phần thân củ có 8 vết sẹo thì củ sâm đó có độ tuổi là: 8 + 3 = 11 năm tuổi. Đây được xem là cách tính tuổi sâm ngọc linh chính xác nhất.

Số lượng vết sẹo trên củ càng nhiều chứng tỏ củ sâm già, đã sống lâu năm. Với những củ sâm độ tuổi lớn giá bán càng đắt đỏ và giá trị các hợp chất quý cao.

Tác dụng của sâm ngọc linh

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về các thành phần hóa học chính của sâm Ngọc Linh. Trong đó, thành phần chính là Saponin và 17 loại acid amin. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn chứ hơn 20 loại vi khoáng chất, khoảng 0,1% tinh dầu và 17 loại acid béo. Trong số những chất đó, chất acid linolenic và linoleic có khả năng chống lại quá trình lão hóa của tế bào trong cơ thể người.

Từ năm 1978, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu sâu về tác dụng của sâm Ngọc Linh trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Sau đâu là một số kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý thực nghiệm của loại sâm Việt Nam này:

  • Kích thích hệ thần kinh Trung Ương: Với liều sử dụng khoảng từ 10mg/kg đến 100mg/kg, sâm Ngọc Linh cho thấy tác dụng kích thích hệ thần kinh Trung Ương; nếu nã bộ bị gây rối loạn phản xạ sẽ có tác dụng điều hòa hoạt động của não; gia tăng tính vận động tự nhiên. Bên cạnh đó, với liều dùng  từ 0,5g/kg đến 2g/kg sâm Ngọc Linh thể hiện tác dụng ức chế hệ thần kinh Trung Ương.
  • Tăng lực: với những liều rất nhỏ khoảng chừng từ  5mg/kg đến 100mg/kg đã thể hiện tác dụng tăng cường thể lực theo cơ chế tác động giống như nhân sâm Triều Tiên. Tức là sâm Ngọc Linh có khả năng làm gia tăng sự sử dụng chất nền lipid có năng lượng cao đồng thời hạn chế sử dụng nguồn hydratcarbon.
  • Những đối tượng dùng sâm Ngọc Linh có khả năng hồi phục nhanh chóng lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bị giảm do chiếu xạ nhanh hơn so với các đối tượng không dùng sâm Ngọc Linh.
  • Tăng cường sinh lý: ở cả giới nam và nữ, tác dụng tăng cường sinh lý của sâm Ngọc Linh đã biểu hiện rất rõ ràng trên những đối tượng bị  suy nhược sinh dục thông qua việc kích thích hoạt động của tuyến lên não bộ.
  • Các nhà khoa học đã tìm ra một tác dụng khác của sâm Ngọc Linh là: giảm đau – kháng viêm trên các mô hình: gây đau xoắn bụng bằng axid acetic; gây viêm cấp hoặc mãn theo cơ chế kích thích hoạt động của trục tuyến yên – tuyến thượng thận.
  • Đối với các trường hợp bị hạ huyết áp do mất máu, sâm Ngọc Linh có tác dụng nâng cao huyết áp và điều hòa hoạt động tim mạch. Với liều khảng từ 50mg/kg đến 500mg/kg, sâm Ngọc Linh có tác dụng chống xơ vữa động mạch, tác dụng này thể hienj tho cơ chế giảm cholesterol trong máu, giảm lipid toàn phần và lipoprotein, tăng hàm lượng HDL-cho.
  • Kháng khuẩn: Sâm Ngọc Linh kháng khuẩn mạnh đối với các chủng vi khuẩn Gram (+), đặc biệt đối với chủng vi khuẩn Streptococcus gây viêm họng. Ngoài ra sâm Ngọc Linh của Việt Nam còn có khả năng hiệp lực với một số loại kháng sinh mạnh như: Erythromycin, Ampicillin, Tetracyclin, Bactrim, đồng thời không gây ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn lành tính trong đường ruột như các loại khác sinh.
  • Chống stress: Tác dụng này thể hiện rõ rệt trên cả stress vật lý và stress tâm lý. Trong sâm Ngọc Linh, Việt Nam có chứa hợp chất M – R2 giúp phục hồi các rối loạn chức năng do stress gây ra như làm mất cảm giác đau, loét dạ dày, giảm khả năng miễn dịch…
  • Chống trầm cảm: Với liều uống chiết xuất sâm Ngọc Linh một lần 200mg/kg và liều 50 – 100 mg/kg liên tục trong 7 ngày, thể hiện tác dụng chống trầm cảm. Các hợp chất có trong sâm Ngọc Linh là Majonoside – R2 (liều khoảng từ 3,1 mg/kg tới 12,5 mg/kg, tiêm phúc mô) đã biểu hiện tác dụng chống trầm cảm đối với súc vật bình thường được chọn làm thí nghiệm
  • Giải lo âu: Chiết xuất chất Majonoside – R2 với liều dùng 12,5 mg/kg trên súc vật thí nghiệm cho thấy tác dụng giải lo âu tương tự thuốc chống động kinh co giật Diazepam.

Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh, Việt Nam. Tựu chung lại, qua lâm sàng, sâm Ngọc Linh thể hiện những công dụng sau:

  • Giúp bệnh nhân giảm căng thẳng mệt mỏi; tăng thị lực và hoạt động trí lực; giúp ăn ngon, ngủ tốt. Đối với các bệnh nhân dùng sâm Ngọc Linh như một thực phẩm bồi bổ sức khỏe cho thấy các chỉ số sinh hóa của cơ thể tăng lên như dung tích sống, chỉ số Tiffeneau, tỷ số A/G, số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit. Các trường hợp bị suy nhược thần kinh và sinh dục sau khi sử dụng sâm Ngọc Linh được cải thiện rõ rệt.
  • Sâm Ngọc Linh có khả năng hiệp lực tốt đối với một số loại kháng sinh. Đối với người huyết áp thấp thì sâm Ngọc Linh có tác dụng nâng cao huyết áp, kéo dần về mức ổn định. Ngoài ra sâm Ngọc Linh còn thể hiện tính chất tăng lực và hồi phục sức khỏe cho những người lao động nặng lâu ngày; thậm chí dùng sâm Ngọc Linh còn có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng cho người bệnh sau khi phẫu thuật dạ dày.
  • Đối với bệnh nhân bị viêm họng, dùng sâm Ngọc Linh sẽ có tác dụng làm dịu và giảm đau họng. Sâm Ngọc Linh cũng có thể làm long đờm, giúp người bệnh bị lý liên quan đến hệ hô hấp dễ thở hơn, phòng chống các cơn hen tái phát.
  • Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn có khả năng hiệp lực đối với các loại thuốc hạ đường huyết trong chữa trị bệnh đái tháo đường.

Cách sử dụng sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh là loại sâm quý mang lại nhiều công dụng tốt với sức khỏe của con người. Một số cách dùng sâm ngọc linh phổ biến mang lại hiệu quả, tác dụng cao như:

  • Với sâm tươi: có thể dùng sâm tươi để ngâm rượu hoặc ngâm mật ong, sau đó uống nước ngâm đó hàng ngày sẽ cải thiện được sức khỏe.
  • Với sâm khô: một là có thể sử dụng lát sâm khô để pha trà uống sau đó ăn cả bã. Hai là tán thành bột rồi pha với nước để uống.

Sâm ngọc linh được sử dụng cho nhiều đối tượng, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên có một số trường hợp nếu dùng dùng sâm sẽ gây ra các tác dụng phụ, làm hại đến cơ thể. Ban có thể xem bài viết về: Những người không nên dùng sâm ngọc linh

Giá bán sâm ngọc linh

Tại thị trường dược liệu Việt Nam hiện nay, giá sâm Ngọc Linh được bán với nhiều mức khác nhau. Để định giá củ sâm Ngọc Linh sẽ dựa trên các yếu tố chính như sau:

  • Là sâm Ngọc Linh tự nhiên hay trồng: Loại sâm tự nhiên được bán với giá cao, hàng khan hiếm; Loại sâm trồng có số lượng nhiều, mức giá vừa phải.
  • Độ tuổi của củ sâm: Củ sâm được định tuổi dựa vào số lượng những vết sẹo trên củ. Các củ càng già, càng nhiều vết sẹo càng có giá cao.
  • Địa bàn phân bố: cùng là sâm trên núi Ngọc Linh nhưng sâm ở Quảng Nam được ưa chuộng và bán với giá cao hơn so với sâm mọc tại Kon Tum.
  • Kích thước củ: Với các củ càng to, giá càng cao, củ nhỏ thì giá thấp hơn. Chẳn hạn người bán sẽ phân loại thành 20 củ/kg, 10 củ/kg hay 5 củ/kg mà định giá tiền.

Giá bán sâm ngọc linh

Ngoài ra, giá bán sâm còn dựa vào một số yếu tố như hình dáng, thời điểm mua. Tựu chung lại, đối với loại thảo dược quý giá này không có một mức giá chung. Qua khảo sát mức giá sâm Ngọc Linh tại Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra đây các mức giá trung bình để bạn đọc tham khảo:

BẢNG GIÁ BÁN SÂM NGỌC LINH TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Bảng giá sâm ngọc linh chi tiết

Sâm Ngọc Linh tươi tự nhiên:

Giá thành giao động từ 80 triệu đồng đến hơn 200 triệu đồng cho 1 kg dựa vào hình dáng và kích thước của củ sâm.

  • Loại 3 củ/kg: khoảng 200 triệu / kg
  • Loại 4 – 5 củ/kg: khoảng 90 triệu / kg
  • Loại 8 – 10 củ/kg: khoảng 60 triệu/ kg
  • Loại 15 – 20 củ/kg: khoảng 55 triệu/kg
  • Với những củ sâm Ngọc Linh có tuổi đời cao, quý hiếm thì giá thành đôi khi lên tới hàng tỷ đồng.

Sâm Ngọc Linh tươi trồng

  • Loại 4 – 7 củ/kg: khoảng từ 70 triệu/kg
  • Loại 8 – 10 củ/kg: khoảng từ 65 triệu/kg
  • Loại 10 – 12 củ/kg: khoảng từ 55 triệu/kg

Ngoài ra, còn có Lá sâm Ngọc Linh tươi: giá giao động từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng/kg

Hình ảnh một số củ sâm ngọc linh khủng

Củ sâm ngọc linh khủng
Củ sâm ngọc linh khủng hơn 100 tuổi thuộc sở hữu của anh Đào Văn Quang

Củ sâm ngọc linh tươi

Củ sâm ngọc linh lớn nhất Việt Nam

Hình ảnh sâm ngọc linh

Hình ảnh sâm ngọc linh trồng

 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Sâm Ngọc Linh - Đặc điểm, tác dụng và cách tính tuổi

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15748 sec| 1698.891 kb