Bọ ngựa ăn gì ? Tác dụng chữa bệnh của bọ ngựa

- Dược liệu
Bọ ngựa ăn gì ? Tác dụng chữa bệnh của bọ ngựa

Bọ ngựa là con vật vô cùng với trẻ em nông thôn Việt Nam. Nó là loài thiên địch giúp người nông dân bắt sâu, ruồi, muỗi, dệp và hàng ngàn loại côn trùng khác. Không những thế, bọ ngựa còn được người dân Việt Nam sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, vị thuốc đường lang, hay tang phiêu tiêu là hai vị thuốc nổi tiếng làm từ con bọ ngựa và tổ bọ ngựa trên cành dâu tằm chữa chứng thận hư, di tinh, xuất tinh sớm.  

  • Tên tiếng Việt: Bọ ngựa,  Ngựa trời, Đường lang…
  • Tên khoa học:  Mantis religiosa L

I.    MÔ TẢ CON BỌ NGỰA

1.    Hình dáng Bọ ngựa

Bọ ngựa có tên khoa học là Mantis religiosa L. Trên thế giới, có loài bọ ngựa còn được đặt tên là Pray Mantid (tức là bọ ngựa cầu nguyện). Cách đặt tên này dựa vào tập tính của bọ ngựa, lúc chúng đứng thường chắp 2 càng lại như người đang chắp tay cầu nguyện đấng tối cao. 

Con Bọ ngựa là loại động vật không xương sống, ăn thịt, vòng đời sống trong khoảng 1 năm tuổi. Người nông thôn, đặc biệt là trẻ thơ sống vùng nông thôn, đồi núi không lạ gì với loài vật này.  

Con bọ ngựa trưởng thành có chiều dài khoảng 0,02m có khi dài đến 0,2m. Toàn thân bọ ngựa có màu xanh lá cây, đôi khi xanh non hoặc xanh pha nâu. Chúng có 4 cánh, 2 cánh trước và 2 cánh sau. Chúng thường sống lẫn trong các bụi cây, leo lên cành lá các cây cao như cây trứng gà, cây sung… 

Bọ ngựa có cái đầu hình tam giác, cổ thuôn dài và bộ ngực khá rắn chắc. Bộ phận đầu của bọ ngưa có thể xoay 180 độ, đôi càng dài kèm nhiều gai nhọn. 

Thường vào mùa hè là thời điểm giao phối của bọ ngựa. Sau khi giao phối ít lâu thì bọ ngựa cái làm tổ và đẻ trứng vào mùa thu. Mỗi tổ thường chứa từ 100 – 300 quả trứng tí hon. Trứng bọ ngựa trải qua mùa thu – đông, mùa xuân tới là lúc trứng bắt đầu nở ra ấu trùng qua 4 lần lột xác mới phát triển thành bọ ngựa trưởng thành.  

Con Bọ ngựa là loại động vật không xương sống

Con Bọ ngựa là loại động vật không xương sống

2.    Bọ ngựa ăn gì?

Bọ ngựa vô cùng linh hoạt trong săn mồi và lẩn trốn. Nó thường ăn các loại sâu, bướm, dế, ruồi… đôi khi ăn thịt cả đồng loại. Có một số loài bọ ngựa khổng lồ còn có thể ăn trọn một con cá, nhện, ếch, chim hoặc rắn, đôi khi ăn cả chuột. Bọ ngựa cái còn có thể ăn thịt con đực ngay khi đang giao phối hoặc ngay sau khi giao phối để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình sinh nở. 

Con bọ ngựa được mệnh danh là loài săn mồi vô cùng thiện chiến. Chúng sử dụng kỹ thuật phục kích siêu đẳng để bắt mồi. Các nhà sinh vật học cho biết, chỉ trong vài giây con bọ ngựa đã có thể tấn công, bắt giữ và nuối trọn đối thủ. 

II.    PHÂN BỐ CỦA CON BỌ NGỰA

Trên thế gơi, thường tìm thấy các loài bọ ngựa sinh sống nhiều ở khắp các nơi thuộc  vùng nhiệt cũng như ôn đới. Môi trường sống của bọ ngựa là nơi ở có độ ẩm cao lại đồng thời có nhiều ánh sáng. Nó di chuyển và bắt mồi rất linh hoạt, đôi khi nó ngụy trang trong các bụi cỏ hoặc các tán  lá xanh nên rất khó để tìm thấy. 

 Tại Việt Nam, bọ ngựa có ở khắp nơi. Tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi như phía bắc có tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Ninh Bình, miền trung có tỉnh Quảng Bình. Ở nước ta, có loài bọ ngựa Mantodea đã được đưa vào sách đỏ.

III.    BỘ PHẬN DÙNG LÀM THUỐC VÀ CÁCH BÀO CHẾ

1.    Bộ phận dùng làm thuốc

Bọ ngựa được sử dụng cả con làm thuốc. Trong Đông y, vị thuốc làm từ cả con bọ ngựa được gọi là Đường lang. Ngoài ra, chúng ta còn có vị thuốc làm từ tổ bọ ngựa trên cành dâu gọi là Tang phiêu tiêu. 

2.    Cách bào chế Bọ ngựa

Đối với vị thuốc Đường lang, bọ ngựa được người dân bắt về rồi vặt bỏ đầu, chân, cánh, rút sạch ruột.  Sau đó đem sao vàng, tán bột mịn rồi cất kỹ trong chai lọ kín để dùng dần. Bộ phận làm thuốc

Đối với vị thuốc Tang phiêu tiêu, người ta thường tìm lấy tổ con bọ ngựa trên cành dâu vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 hàng năm lúc trứng còn non, chưa nở. Sau đó sấy khô toàn tổ rồi bảo quản để dùng dần.  

Bộ phận dùng làm thuốc của bọ ngựa

IV.    CÔNG DỤNG CỦA CON BỌ NGỰA

Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã sử dụng con bọ ngựa để làm thuốc. Ngày nay, con bọ ngựa được tìm kiếm và sơ chế thành dược liệu dùng trong Đông y. 

Theo y học cổ truyền phương Đông, vị thuốc bọ ngựa có vị mặn, ngọt và có chút tanh; tính bình, không có độc tố. Vị thuốc bọ ngựa có công dụng bô thận ích tinh, chữa trị chứng đổ mồ hôi trộm, đái dầm. Các thầy thuốc Đông y có thể hướng dẫn sử dụng thuốc sắc uống hoặc đắp ngoài, sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị khác trong 1 thang tùy theo bệnh cụ thể kèm thể trạng người bệnh. Liều lượng sử dụng từ 6-12gr. 

V.    MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH

1.    Chữa hầu họng sưng đau: 

Lấy 1 con bọ ngựa cùng với 2gr băng sa và 3gr băng phiến. Tất cả sấy khô rồi tán bột mịn. Mỗi ngày thổi bột trên vào họng khoảng 2 -3 lần. 

2.    Chữa hai chân sưng phù: 

Tìm lấy 2 con bọ ngựa, 30gr vỏ bí đao, 20gr trư linh và 20gr phục linh cùng 20gr râu ngô. Lấy tất cả các vị trên sắc uống nước trong ngày 1 thang.  

3.    Chữa nổi mẩn ngứa khắp người: 

Lấy toàn thân con bọ ngựa, vặt bỏ đầu, càng, cánh rồi rút ruột, sao khô tán bột mịn rồi lấy bột đó xoa vào vùng bị nổi mẩn ngứa. 

4.    Chữa di tinh, xuất tinh sớm:

Lấy 10 cái tổ con bọ ngựa cùng 12gr đường trắng. Tổ bọ ngựa đem đốt thành than rồi bóp cho mịn trồng với đường trắng. Uống trước khi đi ngủ một lần. Sử dụng liên tục trong 3 ngày.  

5.    Chữa hóc xương cá: 

Lấy tổ bọ ngựa trên cành dâu (tức tang phiêu tiêu) và giấm lượng vừa phải. Tổ bọ ngựa giã nhỏ rồi bỏ chung với giấm, nấu thành nước uống nhiều lần trong ngày. 

Lưu ý: Với vị thuốc làm từ con bọ ngựa, không dùng cho những người bị chứng tiểu vặt do thấp nhiệt.

Tìm hiểu thêm về dược liệu: Táo tàu công dụng, cách dụng và địa chỉ mua táo tàu uy tín << CLICK NGAY.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Bọ ngựa ăn gì ? Tác dụng chữa bệnh của bọ ngựa

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.11884 sec| 1638.242 kb