Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về tác dụng của dâu tăm và những bài thuốc trị bệnh từ cây dâu tằm.
I. TÊN GỌI
- Tên tiếng Việt: Dâu tằm, Dâu tầm, Tầm tang…
- Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff
- Họ khoa học: Moraceae (tức họ Dâu tằm)
Hình ảnh cây dâu tằm
II. MÔ TẢ HÌNH ẢNH CÂY DÂU TẰM
Dâu tằm là loài cây thân gỗ cao. Thân cây thường có chiều cao từ 2m đến 3m. Các lá dâu mọc so le. Phiến lá hình bầu dục nguyên, cũng có lá chia ra 3 thùy, có lá kèm. Đầu lá nhọn, mép lá có viền răng cưa. Các mặt lá đều nổi rõ những đường gân, có 3 gân chính tỏa ra từ cuống lá.
Hoa dâu tằm là loài hoa đơn tính. Đối với hoa đực, mọc thành một bông riêng biệt, bao gồm lá đài và 3 đến 4 nhị ở giữa. Bên cạnh đó, hoa dâu tằm cái mọc thành khối hình cầu hay thành bông. Hoa cái gồm 4 lá đài.
Quả dâu tằm mọc trong những lá đài. Khi còn non, quả dâu tằm có màu xanh non, bên ngoài có các râu màu trắng ngà; lúc chín quả đổi màu đỏ rồi đen sậm. Quả dâu rằm ăn có vị chua, ngọt thường được sử dụng làm siro, ngâm rượu hoặc làm thuốc.
Hình ảnh quả dâu tằm
III. ĐỊA BÀN PHÂN BỐ
Trên thế giới, chi chi dâu tằm Morus L. có tới hơn 150 loài nhưng thường chỉ có từ 10 đến 16 loài là phổ biến. Này nay, cây dâu tằm được trồng tại nhiều nước trên khắp thế giới, thường có nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ thuộc vùng ôn đới ấm hoặc cận…
Tại Việt Nam, cây dâu tằm có tên tiếng Anh là Morus alba được người dân Việt thường gọi là cây dâu hay cây dâu trắng. Loài này có nguồn gốc ở các nước phía Đông Châu Á. Loài cây này ưa ẩm và ánh sáng.
Cây dâu tằm được trồng thành vùng rộng lớn ở những nơi đất bằng, bãi sông hoặc các cao nguyên. Thường thấy dâu tằm xuất hiện nhiều ở bãi ven sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình; tỉnh Lâm Đồng và có nhiều ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long.
Tổng hợp những vị thuốc quý của việt nam: https://onplaza.vn/duoc-lieu.html
IV. BỘ PHẬN SỬ DỤNG LÀM DƯỢC LIỆU
Cây dâu tằm cho các bộ phận: lá, vỏ rễ và quả để làm dược liệu.
V. THU HÁI VÀ BẢO QUẢN
- Đối với lá dâu tằm: Người dân thu hái lá non hoặc các lá bánh tẻ vào đầu mùa hạ để làm dược liệu. Có thể dùng lá tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
- Đối với cành, vỏ, rễ cây dâu tằm: Phần cành dâu và vỏ dâu được thu hái qanh năm. Có thể dùng tươi hoặc cắt khúc rồi phơi/sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát; tránh ẩm và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Đối với quả dâu tằm: Thu hái khi quả đã chín có màu đỏ mận hoặc đen sẫm, thường vào khoảng thời gian tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Quả sau khi thu hái được ngâm thành siro, hoặc ngâm rượu thuốc.
VI. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
- Trong lá dâu tằm chứa cá thành phần hóa học chính sau đây: các axit amin tự do như phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin…; các axit hữu cơ như succinic, propionic, isobutyric; protid; các vitamin C, B1, D và tanin
- Trong quả dâu tằm chủ yếu là chất đường (glucose, fructose) , protit, Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), tanin và vitamin C, B1.
- Trong cành dâu bao gồm các thành phần hóa học: Mulberrin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin, mulberrochromene, cyclomulberrin, và morin.
VII. TÁC DỤNG CỦA CÂY DÂU TẰM
Những công dụng chung của cây dâu tằm
Cây dâu tằm đã được nhân dân Việt Nam sử dụng lá non để nuôi tằm lấy tơ. Bên cạnh đó, nhân dân ta còn biết sử dụng các bộ bận trên cây dâu tằm để làm thuốc. Chủ yếu vị thuốc dâu tằm được sử dụng trong y học cổ truyền Đông phương. Chẳng hạn, lá dâu tằm là vị thuốc tang diệp, cành dâu tằm nhỏ là vị thuốc tang chi, quả dâu tằm là vị thuốc tang thầm, vỏ rễ hay vỏ thân cây dâu tằm gọi là tang bạch.
Theo y học cổ truyền dân tộc Việt Nam, cây dâu tằm là vị thuốc có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người và có thể dùng để trị bệnh. Ngày nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về dược liệu dâu tằm dựa trên những kinh nghiệm dân gian mà họ thu thập được để so sánh đối chiếu. Kết quả cho thấy, đa số các tác dụng và một số bài thuốc trong dân gian về cây dâu tằm là chính xác.
Tựu chung lại, cây dâu tằm có nhiều công dụng. Các thầy thuốc y học cổ truyền đã đưa ra những tác dụng cụ thể của vị thuốc dâu tằm phân theo bộ phận sử dụng:
- Vị thuốc tang diệp (tức lá dâu tằm): có tác dụng chữa trị bệnh cảm mạo, sốt cao, tiêu đờm, dùng cho người bệnh cao huyết áp, đồng thời có tác dụng làm cho đôi mắt thêm tinh anh.
- Vị thuốc Tang chi (tức cành dâu tằm): có tác dụng phát tán phong thấp, thông kinh, giảm phù. Bên cạnh đó, cao nước chiết xuất từ thân và cành dâu còn có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram dương.
- Vị thuốc Tang thầm (tức quả dâu tằm): Có tác dụng bổ thận, làm cho mắt sáng, ăn ngon, tiêu hóa tốt, giúp bạn dễ ngủ và trị chứng tóc bạc sớm
- Vị thuốc Tang bạch (tức phần vỏ của thân và rễ cây dâu tằm): Có tác dụng lợi tiểu, dùng chữa bệnh phù thũng, bệnh ho có đờm đặc.
- Vị thuốc Tang ký sinh (tức phần cây ký sinh trên cây dâu tằm): Có tác dụng bổ gan thận, chữa trị đau nhức xương khớp, dùng tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm.
- Tang phiêu diêu (tức tổ bộ ngựa trên cành dâu): Có tác dụng trị bệnh di tinh, liệt ương, bạch đới và chứng tiểu tiện nhiều lần do thận suy yếu.
Lá dâu tằm có tác dụng gì?
Lá dâu tằm tức là vị thuốc Tang diệp như đã nhắc phía trên. Ngoài ra, lá dâu tằm còn có tên khoa học là Folium Mori. Trong y học cổ truyền Đông phương, lá dâu tằm là dược liệu có vị nhạt, hơi ngọt và pha chút đắng; tính mát; quy vào kinh can và phế.
Hình ảnh lá dâu tằm
Vị thuốc Tang diệp có một phạm vi ứng dụng lâm sàng rộng rãi trong nền y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các thầy thuốc y học cổ truyền đã đưa ra những tác dụng cụ thể của lá dâu tằm qua những thực nghiệm lâm sàng như sau:
- Ổn định: huyết áp, nhịp tim và đường huyết,
- Làm giảm nguy cơ đột quỵ ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp và biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
- Khi kết hợp các vị: lá dâu, lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo quyết minh, hạt tơ hồng, hạt keo giậu, củ sâm đại hành mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh bị mất ngủ kinh niên.
VIII. NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÂY DÂU TẰM
Bài 1: Canh lá dâu ổn định huyết áp cho người bị tăng huyết áp thể can thận âm hư.
Hái lấy những búp lá dâu non mới hé nở hoặc những lá bánh tẻ dùng thái nhỏ nấu canh với hến, nghêu hoặc cá diếc ăn hàng ngày.
Bài 2: Lá dâu kết hợp với vừng đen giúp da tươi nhuận, mịn màng, tăng thính lực.
Gồm các vị: Lá dâu và vừng đen với lượng bằng nhau, thục địa 1 kg, liên nhục 200 gram, mật ong rừng tự nhiên lượng vừa phải.
Vị thuốc từ dâu tằm
Trước hết cần phải trộn đều lá dâu và vừng đen. Sau đó đem đi đồ 9 lần, phơi 9 lần thì được. Rồi đem tất cả các vị nêu trên trộn đều, tán bộn mịn, trộn bột này cùng mật ong, cuối cùng vo viên hoàn bằng khoảng hạt ngô.
Dùng mỗi ngày 5 gram chia ra 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài 3: Chữa trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em
Lấy lá dâu non thái nhỏ rồi nấu canh cùng tôm, tép băm nhỏ rồi cho trẻ ăn hàng ngày.
Cũng có thể dùng bài thuốc từ các vị: lá dâu 12 gram (chọn những lá bánh tẻ), Cúc hoa 12 gram, Liên kiều 12 gram, Hạnh nhân 12 gram, Bạc hà 4 gram, Cam thảo 4 gram, Cát cánh 8 gram, Lô căn 20 gram. Đem tất cả các vị trên sắc thành nước, uống nhiều lần trong ngày.
Bài 4: Chữa bệnh viêm khớp, tay chân sưng phù, hoặc bị cước vào mùa đông giá lạnh.
Lấy các vị Tang chi 12 gram, Kê huyết đằng 12 gram, Uy linh tiên 12 gram. Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi sắc nước uống. Ngày 1 thang.
Bài 5: Chữa người da xanh, hay chóng mặt do thiếu máu, mất ngủ.
Lấy quả dâu chính ngâm với đường phèn thành siro để dùng mỗi ngày.
Cũng có thể lấy các vị: Tang thầm (quả dâu) 10 gram, Cây kỷ tử 10 gram, Hà Thủ ô đỏ 10 gram, Nhân hạt táo 10 gram; sắc nước thuốc uống ngày 1 thang.
Bài 6: An thai, bổ máu
Lấy Tang ký sinh (tầm gửi trên cây dâu) và rễ cây Củ gai. Rửa sạch 2 vị rồi cắt thành nhữn đoạn nhỏ, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7: Chữa cảm ho, mất ngủ
Lấy khoảng 6 đến 18 gram vị Tang diệp sắc nước hoặc hãm trà uống trong ngày.
Bài 8: Làm cho mắt sáng, tinh anh
Lấy quả dâu chín rồi ngâm rượu hoặc ngâm thành siro. Uống mỗi ngày khoảng từ 12 – 20 gram.
>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Nhân trần là gì? Tác dụng chữa bệnh của cây nhân trần
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm