Cam thảo dây: công dụng và những lưu ý về hạt cam thảo dây

- Dược liệu
Cam thảo dây: công dụng và những lưu ý về hạt cam thảo dây

Cây Cam thảo dây là loài cây thân leo có hình dáng rất đẹp. Nó mọc hoang ở các vùng đồi núi, đôi khi được trồng làm cảnh trong sân nhà bởi cây cho ra những chùm quả đẹp lấp lánh tựa như chuỗi hạt cườm.

Cây cam thảo dây cho lá cành, rễ làm trà thanh nhiệt trong dân gian, và là thuốc quý chữa các bệnh viêm phế quản, mụn nhọt chốc lở, tiêu chảy… Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, cam thảo dây kết quả đẹp nhưng vô cùng độc nên cần phải cẩn trọng trong sử dụng, gieo trồng, thu hái và bảo quản.

Một loại thuốc quý mà cũng rất dễ kiếm trong dân dan đó chính là bạch đầu ông vậy bạch đầu ông có tác dụng thế nào mọi người có thể xem thêm bài viết này nhé :https://onplaza.vn/duoc-lieu/bach-dau-ong-n193.html

Hình ảnh cây cam thảo dây

 

Tên tiếng Việt: Cam thảo dây, Cườm thảo, Dây chi chi, Dây cườm cườm…

Tên khoa học: Abrus precatorius L

Họ khoa học: Fabaceae (Papilionaceae)

 

  1. Mô tả hình dạng cây cam thảo dây

Cây cam thảo dây là loài ưa sáng, mọc hoang ở ven đường hoặc các vùng núi. Đôi khi được trồng làm cảnh. Ngày nay, cam thảo dây được trồng nhiều để làm dược liệu.

Đúng như tên gọi, đây là loài thảo mộc dây leo, thân gỗ mảnh, những nhánh rất nhỏ chứa rất nhiều chất xơ.

Lá cây cam thảo dây kép, có cuống ngắn, hình dáng bên ngoài tựa như lông chim. Mỗi lá kép chứa 8-20 cặp lá chét. Cuống của lá chét rất ngắn, phiến lá cũng nhỏ hẹp hơn.

Hoa cây cam thảo mọc theo chùm, màu hồng, trổ ra từ đầu cành hoặc các nách lá.  Mỗi cánh hoa tựa hình cánh bướm xinh xắn. Hoa kết quả có hình dạng nhỏ thon, dài chừng 5cm, bao phủ một lớp lông ngắn. Trong giữa quả có khoảng 3 đến 7 hạt nhỏ màu sắc đỏ bóng, vỏ vô cùng cứng rắn.

  1. Bộ phận thu hái để làm dược liệu

Cam thảo dây cho lá, cành, rễ và hạt làm dược liệu:

  • Thân cành và rễ:

 Vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, người ta tiến hành thu hái thân cành và lá và rễ cam thảo dây. Đây là thời kỳ cây cam thảo dây phát triển mạnh mẽ nhất. 

Thu hái xong cần loại bỏ quả cam thảo dây ở đầu ngọn hoặc nách lá, rửa sạch, có thể cắt ngắn rồi phơi, sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp.

  • Hạt:  Hạt cam thảo dây là vị thuốc Tương tư tử nhưng dùng rất hạn chế vì tính độc. Thường được thu hái cây vào cuối mùa thu, phơi khô rồi đập lấy hạt.
  1. Thành phần hoá học trong cây cam thảo dây

- Các chất có trong lá và rễ: chứa các hợp chất có vị ngọt hơn đường nhưng lại chứa ít calorie như asabrusoside và glycyrrhizin. Bên cạnh đó còn có các chất khác như abrasine, abrol, precol và pre-casine…

- Các chất có trong hạt:

Như đã lưu ý ở trên, người dân thu hái cành lá bỏ phần quả để tránh độc. Vậy trong hạt của cam thảo dây chứa những chất độc nào? Trước tiên,hạt cam thảo dây có abrin thuộc nhóm phytotoxin. Abrin này là chất độc gây vón hồng cầu, ức chế quá trình tổng hợp protein, gây chết tế bào. Ngoài ra trong hạt cam thảo dây còn có một số các protid gây độc khác như: aglucosideabrussic acid, heamagglutinin, ure…

Hạt cam thảo dây

 

  1. Tác dụng dược lý:

Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm về những loại dược chất có trong dược liệu từ các bộ phận thân cành, lá, rễ và hạt cây cam thảo dây để đưa ra những kết luận về tác dụng dược lý mà loại thảo mộc này mang lại. Dưới đây là một số những tác dụng điển hình được ghi nhận:

  • Kháng viêm: Thử nghiệm dịch chiết từ lá cam thảo dây trên tai chuột bị tổn thương cho thấy dịch này có tác dụng kháng viêm.
  • Giảm khả năng sinh sản: Thử nghiệm dịch chiết từ hạt cam thảo dây trên chuột cho thấy lũ chuột đực có hiện tượng thoái hóa tinh hoàn.
  • Tính độc: chất abirin trong hạt cam thảo dây gây ngộ độc, có các triệu chứng ban đầu như nôn ói nhiều kèm theo sốt rất cao, tiêu chảy liên tục… Nếu không giải độc kịp thời sẽ dẫn đến co giật, chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu mắt, liệt bang quang.
  • Làm giãn phế quản: Khi chiết xuất lá cam thảo dây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy methanol. Thử nghiệm cho thấy dịch methanol từ lá cây làm giãn phế quản, có khả năng kiểm soát cơn hen.

 

  1. Công dụng

  1. Một số nước trên thế giới dùng cam thảo dây chữa bệnh:

  • Tại Inđônêxia, người dân dùng lá cam thảo đất chữa bệnh tiêu chảy thường gặp ở vùng nhiệt đới.
  • Tại Ấn Độ, hạt cam thảo dây được sử dụng để làm thuốc tẩy, gây nôn, cũng có khi được sử dụng như thuốc kích dục…
  • Tại Philippin, người dân dùng nước sắc cành lá và rễ cam thảo để chữa bệnh ho, bệnh viêm giác mạc mãn tính.
  • Tại Xênêgan, lá cam thảo đất được coi như một loại thần dược làm thanh giọng cho những ca sĩ dân gian.
  • Tại Châu Phi, một số bộ tộc tại phía Đông dùng lá cam thảo dây để đắp lên vết rắn cắn…
  1. Tại Việt Nam

Cam thảo dây được sử dụng rộng rãi trong dân gian và trong y học cổ truyền Việt Nam. Theo Đông y, cành lá cam thảo dây có vị ngọt, tính mát, không có độc. Tác dụng  sinh tân, chỉ khát, nhuận phế, thanh nhiệt, lợi tiểu, trị viêm phế quản. Các thầy thuốc Đông y vẫn thường sử dụng cam thảo dây để để điều hòa các vị thuốc trong một thang.

Ở nước ta vị thuốc vị thuốc tương tư tử (tức hạt cam thảo dây) rất ít khi được sử dụng bởi các độc tố có trong đó. Trước đây, có ghi nhận vị thuốc này được dùng chữa các bệnh ngoài da như làm cho mụn bọc có mủ chóng vỡ, dùng sát trùng cho các vết thương hở, hay chữa viêm tắc tuyến vú. Nhưng khoa học ngày nay đã chỉ ra: Chất độc có trong hạt cam thảo dây nếu dính vào da sẽ gây lở loét, ngấm vào máu với lượng lớn có thể gây tử vong trong 48 giờ đồng hồ.

  1. Những điều cần lưu ý về hạt cam thảo dây

Như đã nhắc rất nhiều lần trong bài viết: hạt cây cam thảo dây có độc tố. Bởi vậy, trong thu thu hái và sử dụng cũng cần phải vô cùng thận trọng.

  • Trong sử dụng

Chỉ dùng khi có thăm khám, tư vấn và chỉ định của nhân viên y tế.

  • Trong gieo trồng, thu hái và bảo quản:

Trên báo Đà Nẵng online ngày 2/11/2017 có đăng: tại Cẩm Lệ (Đà Nẵng) đã có trường hợp một cháu bé mẫu giáo hái quả cam thảo dây để chơi, vô tình nuốt phải hạt và bị nôn mửa, co giật. May mắn, người nhà đã phát hiện kịp thời, đưa cháu bé đi cấp cứu nên thoát chết.

Cây cam thảo dây có tác dụng chữa bệnh, lại có quả rất đẹp, màu đỏ, xâu lại như chuỗi cườm nên rất thu hút trẻ nhỏ. Hơn nữa, loài cây này còn được một số gia đình trồng làm cảnh. Nhưng bên cạnh những tác dụng tốt từ lá, thân cành, cam thảo dây có hạt rất độc, bởi vậy khi thu hái dược liệu cần gom quả hạt, để riêng, không để vung vãi tránh  trẻ nhỏ nhặt chơi, ăn phải gây ngộ độc. Hơn nữa, cũng nên loại bỏ cây này trong danh mục cây cảnh của gia đình bạn. An toàn là trên hết.

Theo dõi thêm chúng tôi tại : 

Facebook : https://www.facebook.com/congtyonplazavietphap
Twitter : https://twitter.com/onplazavietphap


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cam thảo dây: công dụng và những lưu ý về hạt cam thảo dây

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.30986 sec| 1633.484 kb