Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cây gấc

- Dược liệu
Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cây gấc

Cây gấc Việt Nam vốn là loại dược liệu quý mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nước Việt. Qủa gấc ngoài nấu xôi thì những bộ phận khác trên cây gấc đều trở thành vị thuốc quý của con người như rễ, lá, hạt, dây của cây gấc. Có thể nói, công dụng của cây gấc là vô cùng to lớn.

GIỚI THIỆU CÂY GẤC 

Cây gấc Việt Nam là cây gì?

- Tên gọi khác: Đông y thường gọi là Mộc miết tử. 

- Tên khoa học: Momordic chochinchinesis (Lour)Spreng. 

- Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae), chi mướp đắng. 

Cây gấc thuộc giống cây dây leo, thường mọc bò lên bờ rào, các giàn hoặc thân cây to, sống lâu năm, mỗi năm lại một lần khô đi. Đến mùa xuân, tại gốc cũ sẽ tiếp tục nảy mầm thêm cây mới, mỗi gốc có nhiều dây, thân dây gấc có nhiều đốt, từng đốt đều có lá. Phần dây vươn, rễ đâm ra ngoài, đốt tại gần gốc. Một số đốt xa gốc có thể nảy hoa, lá to như bàn tay xòe ra, thường khoảng từ 3-5 khía, 5 gân, phần cạnh trơn và mọc so le nhau, màu xanh, sờ vào thấy hơi ráp tay, phần cuống dài. 

Cây gấc hay còn được gọi là mộc miết tử

Cây gấc hay còn được gọi là mộc miết tử

Hoa gấc có sắc vàng, sắc xanh rất đẹp, đâm tại những đốt cạnh cuống lá, quả hình tròn, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ cam và hạt màu nâu thẫm. Ngoài có gai mềm lúc chín già thì gấc có màu đỏ tươi rất đẹp, nếu bổ đôi quả gấc ra sẽ thấy cùi dầy thịt, có màu vàng, hạt xếp thành hạt dọc (khoảng trên dưới 30 hạt) Cây gấc ở Việt Nam thường có khoảng 3 loài bao gồm: gấc nếp, gấc tẻ, gấc lai. Trái gấc là bộ phận được dùng nhiều nhất trong y học lẫn ẩm thực. 

 

Bộ phận được dùng 

- Bộ phận dùng làm thuốc: màng hạt (vị ngọt tính ôn, không độc), nhân hạt (vị ngọt, hơi đắng, tính ôn hơi có độc), chất dầu, lá và rễ, chất đỏ (vị ngọt tính ôn, không độc), dầu ở nhân (vị đắng, đại hàn, có độc). 

- Bộ phận dùng ăn được: lá non, quả non, chất đỏ trong quả. 

Bào chế:

- Hạt gấc: Bỏ lẫn cùng với đất và nắm lại, đem nướng cho thật chín, đem ra bỏ cứng ra ngoài lấy nhân, bỏ phần nậm ở giữa, nghiền nhỏ, cho vào giấy bản và gói lại, mang ép bỏ hết dầu thì mới dùng. 

- Lá: Sử dụng lá tươi, không sao chế. 

- Rễ: Thái mỏng, dùng tươi hoặc dùng khô, không sao chế. 

 

CÂY GẤC CHỮA BỆNH GÌ?

Mỗi bộ phận của cây gấc sẽ mang đến các tác dụng khác nhau, cụ thể như sau:

 

Tác dụng của rễ cây gấc 

Dùng để chữa các chứng phong thấp, chữa sán khi thiên trụy. 

 

Tác dụng của chất đỏ và màng hạt gấc

Theo Đông y, phàm là bất cứ thứ gì có màu đỏ và ngọt đều là hàm chất bổ huyết cả. Nếu đem so chất đỏ và màng hạt này với những loại quả khác sẽ thấy cây gấc có nhiều chất bổ hơn cả.

Theo Tây y, cây gấc ép lấy dầu tại màng hạt có công dụng bổ sung vitamin A, dùng cho bệnh chậm lớn, các biến chứng về mắt hoặc dùng chữa các vết loét. Ngoài ra, dầu hạt gấc cũng giúp làm da nhanh lành, chữa bỏng, các vết thương, tăng cường sức đề kháng. 

 

Lá cây gấc ăn được không?

Lá non của cây gấc ăn được, lá bánh tẻ giúp chữa sốt nóng. Đặc biệt, lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị, không thể thiếu trong những món ăn nổi tiếng của người miền Bắc. Ngoài ra, người ta còn dùng chế biến nhiều món ăn khác từ gấc như sườn xào lá gấc, mực nướng ăn kèm lá gấc, salad gấc. 

Tất cả các bộ phận của cây gấc đều mang đến tác dụng chữa bệnh

Tất cả các bộ phận của cây gấc đều mang đến tác dụng chữa bệnh

 

Nhân hạt gấc 

Theo Đông y, dùng nhân hạt gấc để tiêu tích băng, thông lợi đại trường, chuyên chữa tỳ vị, cam tích, làm tan quai bị, hạc tất phong, yết hầu, lỵ, phụ nữ có mụn ở vú, chữa chó dại cắn, cấm khẩu. 

 

CÁCH DÙNG CÂY GẤC 

Cách dùng từng bộ phận của cây gấc

- Cơm quả gấc: Thường dùng để ép lấy dầu gấc, quả chín nấu xôi, quả non nấu canh hoặc xào ăn. Cách dùng này rất phù hợp để trị các bệnh về sa sút trí não, tim mạch, mắt yếu, mờ. 

- Hạt gấc: Hay còn được gọi là mạch miết tử, thường dùng ngâm với dấm bôi giúp trị mụn hạch, quai bị, tràng nhạch hạch đàm kết, huyết tích khối rắn chắc và sưng đau. Nếu ngâm cùng rượu sẽ trị chứng sang thương huyết, giảm sưng đau, huyết ứ bầm tím. 

- Rễ gấc: Hay còn được gọi là mộc miết căn. Dùng ngâm rượu hoặc sắc uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 12-14g giúp chữa đau nhức khớp. 

- Lá gấc: Hay còn được gọi là mộc miết diệp, dùng giã để đắp bên ngoài giúp chữa sưng đau, lá non dùng làm rau, xào ăn hoặc nấu canh giúp nhuận tràng, bổ mát. 

 

Cách làm rượu xoa bóp từ hạt gấc 

Hạt gấc có vị hơi ngọt, đắng, tính ấm, có độc, dùng ngời giúp tiêu sưng. 

- Trước tiên, tách lấy hạt gấc ra khỏi lớp màng bên ngoài rổi rửa sạch, phơi khô cho vỏ hạt giòn thì mang đập vỡ vỏ để lấy nhân hạt bên trong. 

- Nướng chín hạt rồi ngâm cùng rượu trắng 40 độ, để khoảng 1-2 tháng thì dùng để xoa bóp chỗ đau nhức, tê mỏi. Lưu ý, chỉ dùng bôi ngoài da, không dùng uống. 

 

Cách làm tinh dầu gấc 

Tinh dầu gấc có tính bình, vị ngọt, giúp làm sáng mắt, điều trị khô mắt. Có thể dùng để bôi trực tiếp giúp làm lành, liền sẹo và các vết thương. 

- Lấy các múi gấc (phần hạt gấc vẫn còn lớp áo đỏ sệt bên ngoài) đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh hoặc phơi nhẹ giúp áo hạt se lại, dễ tách ra khỏi hạt hơn. 

- Dùng áo hạt để làm dầu gấc. 

- Xay nát áo hạt rồi cho vào dầu ăn (loại dầu dừa là tốt nhất), đun cùng với lửa nhẹ, đảo đều liên tục đến khi sôi và chuyển sang màu đỏ nâu thì tắt bếp, để nguội (không nên đun quá sôi). 

- Cuối cùng, lọc bỏ bã và chỉ lấy phần dầu gấc trong suốt để dùng, bảo quản trong chai lọ thủy tinh. 

Gấc có thể dùng để làm tinh dầu gấc

Gấc có thể dùng để làm tinh dầu gấc

Lưu ý: Nếu dùng dầu gấc bằng cách uống thì chỉ dùng lượng nhỏ, khoảng 5-10 lần trước mỗi bữa ăn, ngày dùng 2 lần. Nếu như dùng cùng trong món ăn thì trộn vào thức ăn sau khi đã nấu chín, tránh nấu với nhiệt độ cao. 

 

Một số cách dùng gấc để chữa bệnh 

- Bài thuốc cho người bị vàng da do uống nhiều rượu, đi tiểu vàng khiến mệt mỏi: Lấy 2-3 hạt gấc mài cùng dấm gạo, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30ml nếu tiểu tiện thông sẽ mang đến nhiều hiệu nghiệm. 

- Bài buốc chữa hai chân sưng đau lâu ngày: Lấy nhân của hạt gấc thái lát và trộn cùng cám gạo, sao vàng, ép bỏ dầu tán nhỏ cùng 20g bột quế, 40g bột, mỗi lần dùng 8g pha cùng rượu trắng, nước, uống mỗi ngày vài lần đến ra mồ hôi. 

- Bài thuốc chữa quai bị: Dùng 40g đại hoàng, 40g nhân hạt gấc, xích tiểu đậu, tất cả các vị tán nhuyễn, hòa cùng dầu mè bôi vài lần. 

- Bài thuốc chữa răng lợi thường xuyên bị viêm sưng, đau chảy máu: Lấy hạt gấc dã nhỏ, hòa cùng nước ngậm trong khoảng 30 phút rồi nhổ đi. 

- Bài thuốc chữa chứng hạch nổi ở cổ sưng đau: Nhân hạt gấc lấy khoảng 7-9 cái, tán nhuyễn, hòa cùng với dấm gạo và bôi đắp vài lần. 

- Bài thuốc chữa dịch hoàn sưng đau: 30g nhân hạt gấc hoặc hơn mài cùng dấm thanh, bôi đắp vài lần. 

Dược liệu giúp trị mụn nhọt, bệnh gout hoặc giảm sốt, đau nhức xương khớp: https://onplaza.vn/duoc-lieu/cay-ray-n155.html

Lưu ý khi sử dụng các bộ phận trên cây gấc

Trong nhân hạt gấc hơi có độc nên chủ yếu dùng để bôi đắp ngoài da. Không sử dụng cho những người bị hư nhược, không có huyết ứ. Những người không có kinh nghiệm thì không nên dùng. Nếu uống nhân thì chỉ dùng 1-2 nhân mà thôi. 

Trong quả gấc rất giàu vitamin A nên không nên lạm dụng sẽ dễ gây thừa, tạo nên các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, vàng da, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, còi xương ở trẻ em. 

Hi vọng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ mang đến sự hữu ích dành cho quý vị và các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cây gấc Việt Nam. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cây gấc

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18912 sec| 1634.086 kb