Cây ráy - Thực hư vị thuốc giúp kháng khuẩn, tiêu viêm

- Dược liệu
Cây ráy - Thực hư vị thuốc giúp kháng khuẩn, tiêu viêm

Cây ráy thực tế là loại thảo dược không còn quá xạ lạ tại Việt Nam. Loại thực vật này chủ yếu mọc tại những vùng đất ẩm thấp, thường được dùng để trị mụn nhọt, bệnh gout hoặc giảm sốt, đau nhức xương khớp do phong tê thấp. Nhìn chung, công dụng chữa bệnh của cây ráy là rất cao.

GIỚI THIỆU VỀ CÂY RÁY 

Tên gọi - chủng loại cây ráy

- Tên gọi khác: Cây ráy dại, Dạ vũ

- Tên nước ngoài: Giant taro, giant alocasia, kopeh root…

- Tên khoa học: Alocasia macrorrhizos

- Họ: Thuộc họ Ráy (Araceae)

Cây ráy thường mọc hoang, cùng họ với cây khoai môn, khoai sọ…

Cây ráy thường mọc hoang, cùng họ với cây khoai môn, khoai sọ…


Tìm hiểu chung về cây ráy

Cây ráy hoặc cây dáy là giống cây dạng bẹ, chiều cao khoảng từ 0,5-5m. Lá ráy có hình bản to giống hình trái tim, phần trên mặt lá hơi bóng. Trên một cây ráy có từ 4-5 nhánh thân mọc theo từng khóm. Cây củ ráy nằm trong cùng họ với cây khoai môn, cây khoai sọ, cây môn ngứa, cây môn nước thường hay mọc ở ven bờ đất ẩm, ven ao hồ hoặc ven suối. Cuống dài khoảng 15-120cm.  Ở phía dưới gốc và hoa đực phía trên là bông mo, các quả hình trứng, màu đỏ bao quanh mo.

Củ ráy có hình thon giống như củ khoai sọ nhưng dài hơn, bên ngoài là vỏ màu nâu sậm, khi cắt đôi bên trong sẽ thấy ruột có màu trắng đục, chảy nhựa, nếu như bị chạm vào da sẽ thấy rất ngứa, khi dùng phải xử lý thật kỹ. 

 

Khu vực phân bố của cây ráy 

Cây ráy có khu vực phân bố nhiều tại những vùng nhiệt đới, rừng mưa nhiệt đới từ Malaysia đến Queensland. Ban đầu, cây ráy tìm thấy tại Philippines. Ngoài ra, còn được tìm thấy tại Trung Quốc, Campuchia, Trung Quốc, Lào hoặc một số khu vực tại châu Úc. Ở nước ta, cây ráy thường mọc dại, mọc hoang tại những nơi ẩm thấp ở nhiều địa phương nên vẫn được gọi là cây ráy dại, cây ráy tía. 

Bộ phận sử dụng chính để làm thuốc chữa bệnh của cây ráy là củ ráy. 

 

Cách thu hái và sơ chế

Khi cây ráy phát triển được khoảng từ 2-3 năm trở lên thì đào cả cây lên, loại bỏ sạch bụi bẩn, đất cát, cắt những phần rễ con của củ ráy bỏ đi mang phơi khô hoặc dùng tươi. Do tính chất của củ ráy là rất ngứa nên sử dụng các biện pháp để phòng tránh, không nên tiếp xúc trực tiếp, nên dùng đồ bảo hộ hoặc bao tay...

 

Thành phần hóa học trong củ ráy 

Tính đến thời điểm hiện tại, thành phần hóa học trong củ ráy là rất hiếm nhưng theo một số tài liệu dân gian và số ít nghiên cứu về y học cổ truyền đã ghi chép lại thì trong củ ráy có chứa hợp chất đường, tinh bột, cumarin, xianua, flavonoid…

Trong nghiên cứu ở Việt Nam về cây ráy dại mọc hoang ở phía Bắc, đã được phân lập 2 chất: một chất có cấu trúc stigmasterol-5,22-dien-3-ol và chất kia là acetat thuộc loại sterol.

 

Bảo quản củ ráy 

- Sau khi đã đào củ ráy dại về, cắt bỏ hết phần rễ phụ đi. 

- Rửa thật sạch để loại bỏ đất cát, cạo vỏ bên ngoài thật sạch. 

- Thái lát mỏng rồi mang phơi khô. 

- Cho vào trong túi nilon để bảo quản và dùng dần. 

 

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY RÁY, CỦ RÁY 

Tác dụng của củ ráy theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, củ ráy có vị nhạt, tính hàn, được dùng phổ biến trong nền y học cổ truyền tại những quốc gia Đông Nam Á. Ngoài những thành phần hóa học có trong củ ráy như protein, glycozit, flavonoid, đường...mang đến tác dụng giúp tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt đối với sức khỏe con người. 

Cây ráy mang đến nhiều công dụng khác nhau cho con người

Cây ráy mang đến nhiều công dụng khác nhau cho con người

Ngoài ra, cây ráy còn mang đến nhiều tác dụng chuyên điều trị một số bệnh chuyên sâu như:

- Củ ráy chữa ho, điều trị ho. 

- Hỗ trợ làm giảm đau khớp (bao gồm rễ và lá). 

- Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, làm giãn tĩnh mạch (đối với phần lá tươi). 

- Hỗ trợ điều trị một số bệnh như:chàm, vàng da, cảm cúm, tiêu chảy, thương hàn, nhức đầu, lao phổi, giun đũa, rối loạn khớp, áp xe, viêm phế quản mãn tính, viêm ruột thừa. 

 

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại 

- Tinh thể canxi oxalat có trong cây ráy có khả năng gây viêm khoang miệng, kích ứng da, niêm mạc. 

- Thân, rễ, cuống lá của cây ráy chứa rất ít các chất độc hại nên thường được dùng làm thực phẩm. 

- Thành phần sapotoxin cùng một số thành phần độc hại gây nên bệnh niêm mạc dạ dày hoặc làm tê liệt các trung tâm thần kinh. 

- Trong cây ráy có chứa chất kích thích tế bào lympo, là nguyên nhân chính gây nên ngộc độc ở người. 

- Chất chymotryspon và trypsin có tác dụng kháng côn trùng. 

Ở Trung Quốc, tác dụng của củ ráy được dùng rộng rãi như hỗ trợ điều trị các vấn đề cúm, khớp, trĩ chảy máu, viêm phế quản, lao phổi, viêm ruột thừa và dùng như một chất chống viêm. Tại Hawaii, củ ráy được dùng để chữa các bệnh về đau dạ dày và bỏng. 

Chiết xuất tinh chất từ củ ráy và lá cây ráy mang đến tác dụng giúp hạ huyết áp, phòng chống viêm, ung thư, giảm đau, kháng khuẩn, gây độc tế bào, chống viêm, chống tăng huyết áp, huyết khối, lợi tiểu, nhuận tràng. 

 

Một số bài thuốc từ cây ráy 

Tuy cây ráy có chứa nhiều chất độc hại gây ngứa nhưng lại mang đến rất nhiều công dụng hiệu quả mà con người cũng phải công nhận. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ráy. 

- Bài thuốc chữa mụn nhọt: 

+ Nguyên liệu: 60g củ nghệ, 80-100g củ ráy. 

+ Thực hiện: Mang tất cả những nguyên liệu này rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho dầu vừng vào rồi nấu nhừ. Đến khi chín thì cho thêm sáp ong và dầu thông, khuấy đều đến khi tan hết rồi để nguội thành cao. 

Khi dùng thì lấy một lượng vừa đủ, phết lên giấy bổi và dán lên mụn nhọt. Loại cao này sẽ giúp hút mủ, giảm sưng tấy hiệu quả. 

- Bài thuốc cho người bị các vấn đề về khớp:

+ Nguyên liệu: Mỗi loại 20g lá lốt khô, củ ráy, chuối hột khô. 

+ Thực hiện: Cho cùng nhau và sắc lấy nước uống mỗi ngày. 

Một số bài thuốc từ cây ráy

Một số bài thuốc từ cây ráy

- Bài thuốc giúp trị ngứa từ cây ráy:

+ Chuẩn bị: Lấy phần củ ráy tươi hoặc khô. 

+ Thực hiện: Cắt cả củ, bổ đôi rồi sát trực tiếp vào vùng da bị nổi mẩn ngứa. 

- Bài thuốc cho những người bị viêm da cơ địa:

+ Nguyên liệu: 50g củ ráy khô, 30g hồng đơn rang khô và 250ml dầu trẩu. 

+ Thực hiện: Củ ráy mang rửa sạch, thái mỏng rồi đun cùng với dầu trẩu cho sôi và cháy đen. Bỏ bã và cho hồng đơn vào, khuấy đều và tiếp tục đun cùng với lửa nhỏ đến khi hồng đơn chảy ra. Tiếp tục thực hiện các thao tác vừa phun nước vừa khuấy đều cho đến khi cao vẫn còn đang nóng để khử độc tố. Rửa sạch vùng a cần phải điều trị rồi thoa cao lên đều đặn mỗi lần.

- Bài thuốc chữa nấm kẽ chân:

Lấy 50g lá ráy, 8g lá trầu không, đổ ngập nước rồi đun sôi để nguội ngâm chân. 

- Bài thuốc bị ong đốt:

Cắt lát củ cây ráy và đắp lên chỗ bị ong đốt. 

- Bài thuốc chữa sốt không ra mồ hôi:

Xắt mỏng củ cây ráy, sao vàng hạ thổ, sắc kỹ ho uống nóng. Bên ngoài thì dùng xoa xát khắp người. 

- Bài thuốc chữa cảm từ củ ráy:

Người sốt cao có thể lấy củ cây ráy tươi cắt đôi và chà thử vào mu bàn tay, nếu không ngứa thì dùng nửa củ ráy chà khắp xương sống và chà khắp lưng. Còn một nửa thì thái mỏng đun cùng nước cho thật sôi, uống lấy 1 bát. Uống 5 lần như vậy sẽ khỏi. 

Củ ráy có thể dùng 6-16g/ngày, ở dạng thuốc bột hoặc thuốc sắt. Tuy nhiên, cần phải lưu ý điều chế kỹ và theo đúng quy định để thuốc không làm gây ngứa trong quá trình dùng. 

- Bài thuốc chữa bệnh gout từ củ ráy:

300g củ ráy tươi rửa sạch và bỏ rễ sau đó, thái lát và phơi khô lại. Lấy chuối hột thái mỏng và phơi khô. Cho chuối hột và củ ráy vào nghiền nhỏ, bỏ vào lọ dùng dần, mỗi lần uống pha khoảng 1 thìa cà phê vào nước ấm, uống vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng liên tục từ 1-2 tháng sẽ giúp bệnh gout thuyên giảm. 

Trên đây là những thông tin về cây ráy, mời tham khảo: Tổng hợp những công dụng và bài thuốc từ rau húng quế


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây ráy - Thực hư vị thuốc giúp kháng khuẩn, tiêu viêm

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22587 sec| 1626.102 kb