Cách dùng, công dụng và lợi ích của cây hành trong chữa bệnh

- Dược liệu
Cách dùng, công dụng và lợi ích của cây hành trong chữa bệnh

Cây hành vốn là thứ gia vị không thể thiếu trong nét đẹp ẩm thực của Việt Nam. Vậy nhưng, nhiều người lại không biết rằng, hành lá còn được biết đến giống như một nguyên liệu giúp chăm sóc sức khỏe hoàn hảo. Cây hành lá giúp bổ sung nhiều chất quan trọng, hỗ trợ đẩy lùi một số bệnh và tăng sức đề kháng hiệu quả.

Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn có những nhìn nhận khách quan về cây hành, đặc điểm và công dụng của loại cây này ra sao.

I.GIỚI THIỆU VỀ CÂY HÀNH 

Cây hành là gì?

- Tên khoa học: Allium fistulo-sum

- Thuộc họ Hành Alliaceae.

- Tên gọi khác: hành ta, hành hoa, hành xanh, hành non, Thông bạch (vị thuốc, thông là rỗng, bạch là trắng, vì dọc cây hành thì rỗng, do hành có màu trắng), Hom búa (Thái), Sông (Dao).

-Tên tiếng Anh: Welsh onion, Japanese bunching onion, green onion, spring onion,  salad onion, bunching onion, scallion, escallion.

Cây hành là gia vị quen thuộc của người Việt Nam

Cây hành là gia vị quen thuộc của người Việt Nam

Đặc điểm của cây hành

Cây hành gồm hai loại là hành lá và hành tây. Mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau:

- Hành lá 

Cây hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, thuộc cây thân thảo, chiều cao khoảng 0,5m, thân hình hơi phồng, nhỏ, rộng khoảng 0,7-1,5cm. Phần lá có hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở phần dưới, có bẹ. Phần cán hoa hành (trục của cụm hoa) có chiều cao bằng lá. Cụm hoa hành là hình tròn, gồm nhiều hoa khác nhau, có cuống ngắn, phần bao hoa là những mảnh hình trái xoan nhọn, màu trắng sọc xanh, bầu xanh nhạt và quả nang. 

- Hành tây 

Cũng là cây thân thảo, sống khoảng 2 năm, giò phình to (nên thường được gọi là củ), mỗi củ có nhiều vảy thịt (còn gọi là bẹ lá) có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành tây có hình tròn đều (hoặc hình cầu), hình cầu hơi dẹt, hình bầu dục dài hoặc hình bầu dục bình thường, vỏ lớp dạng vảy, lớp ngoài là màu tím nhạt hoặc vàng nâu, lớp bên trong màu trắng. 

Việt Nam chủ yếu nhập hai giống hành tây từ Pháp và Nhật, chủ yếu được trồng ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đà Lạt (Lâm Đồng).

 

Đặc điểm của cây hành 

Hành là giống cây thân thảo, sống lâu năm và phát triển chủ yếu bằng căn hành:

- Phần thân: Thân hành có kích thước nhỏ, cao khoảng 30-50cm, tép trắng hoặc nâu đỏ, to khoảng 7-15mm. 

- Phần rễ: Ít phù, hình bóng đèn, kéo dài, bất đối xứng, phần dưới có rễ chùm màu trắng, mọc khỏe tại đất tơi, xốp. 

- Phần lá: Màu xanh mốc, hình trụ, bọng 3 cạnh ở dưới, phía trên có thể lên đến 50 - 80 cm và 2,5 cm đường kính, bẹ dài bằng ¼ phiến.

- Phần hoa: Hoa hành thuộc giống hoa lưỡng tính, hình chuông.

- Phần quả: Quả hình viên nang, hình cầu, khoảng 5 mm đường kính, khai theo chiều dọc, chứa ít hạt.

- Phần hạt: Hạt 3 -4 mm x 2 - 2,5 mm màu đen.

 

Nguồn gốc và phân bố của cây hành 

Phần lớn các loài hành đều có nguồn gốc từ Bắc bán cầu, chủ yếu là tại châu Á. Một số loài cũng có nguồn gốc từ châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Loại hành lá nguồn gốc chủ yếu ở châu Á, có thể là Trung Quốc hoặc Siberia, trong thời cận đại, các nhà thực vật học Nga đã tìm thấy những loài hành hoang dã trong dải núi Altai. Ở Việt Nam, người ta thường gọi hành ta để phân biệt với hành tây (loại củ được nhập giống từ châu Âu). Cây hành ta được trồng ở Việt Nam gồm có một số giống như:

- Hành tăm: Hình dáng lá nhỏ và hương vị thơm ngon.

- Hành hương (gốc trắng): Hình dáng lá nhỏ, bụi nhỏ với mùi thơm ngon.

Có rất nhiều loại hành tại Việt Nam

Có rất nhiều loại hành tại Việt Nam

- Hành Đá: Dạng bụi thuộc trung gian

- Hành sậy (gốc tím): Hình dáng lá to, hương vị kém ngon.

- Hành Trâu: Hình dáng lá rất to, bụi lớn, hương vị rất ít ngon.

 

Phân bố, thu hái và chế biến cây hành lá 

Cây hành lá hầu hết được trồng tại khắp mọi nơi, thời gian thu hoạch thường bắt đầu trước khi củ hành to lên. Cả cây hành lá đều được sử dụng để làm gia vị, dược liệu thuốc bằng nhiều cách khác nhau như nấu chín hoặc ăn sống kết hợp cùng với các nguyên liệu khác. 

 

Thành phần hóa học của cây hành 

Theo các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy thì trong thành phần cây hành hoa có chứa khá nhiều tinh dầu, tinh dầu chính là allicin giúp kháng khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra còn các hợp chất khác như diallyl disulfide, đường saccharose, đường glucose, nguồn vitamin A, B1, B2, C, K cùng hệ thống vô cơ Fe, Ca, P. 

Ngoài ra còn có một số thành phần khác như ivertin, pepsin, pancreatin, pectin, acid béo, hợp chất sulfur, chất nhầy giúp nâng cao hệ miễn dịch, xương chắc khỏe.

 

II.TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY HÀNH 

Tác dụng dược lý của cây hành lá

Theo Đông y, cây hành có vị cay, tính nóng mang tác dụng thông dương hoạt huyết, trợ tiêu hóa, sát trùng, hòa trung, lợi khuẩn, được dùng để trị cảm, đầy bụng, ăn uống không tiêu hoặc chữ các bệnh ngoài da. 

 

Các công dụng của cây hành đối với sức khỏe con người 

- Cây hành hỗ trợ tốt cho mắt: Nhờ có hàm lượng vitamin A và caroteinoid cao giúp cho mắt luôn khỏe mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa những bệnh liên quan đến thị lực. 

- Cây hành hỗ trợ giúp xương chắc khỏe: Thành phần vitamin C, vitamin K lớn cũng như nhiều chất dinh dưỡng cần thiết có trong hành lá giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các triệu chứng loãng xương. 

- Cây hành hỗ trợ hệ tiêu hóa: Nhờ có lượng chất xơ cao nên hành lá giúp tiêu hóa tốt hơn và không bị táo bón. 

- Cây hành hỗ trợ phòng chống bệnh tiểu đường: Hành lá có chứa hợp chất lưu huỳnh có tác dụng hỗ trợ làm giảm tiểu đường nhanh chóng. 

- Cây hành hỗ trợ làm giảm bệnh cảm lạnh:  Nếu ăn hành lá thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị mắc bệnh cảm lạnh thông thường do hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virut rất tốt.

- Cây hành hỗ trợ tăng cường sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C và vitamin A có trong hành lá giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng. 

- Cây hành hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Lượng hợp chất allyl sulfide và flavonoid giúp hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư.

Hành có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả

Hành có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả

Cây hành lá được dùng trong chế biến thực phẩm 

Với vị cay nhẹ, hương thơm đặc trưng, hành lá trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các đầu bếp khi chế biến món ăn ngon mỗi ngày. Cùng hương thơm quyến rũ, màu sắc bắt mắt, hành lá càng khiến người dùng cảm thấy thích thú, ngon miệng. Đặc biệt, trong món phở Việt Nam không thể thiếu vị thơm của hành lá. 

 

Cây hành lá được dùng để làm đẹp 

Cây hành có đặc tính kháng khuẩn nên mang đến tác dụng chăm sóc da, điều trị mụn hiệu quả. Chỉ cần sử dụng hành lá trộn cùng 1 thìa mật ong, giã thật nhuyễn rồi lấy phần nước thoa lên phần da bị mụn, thực hiện kiên trì 1 tuần ít nhất 3 lần. Sau khi thoa xong thì để yên hỗn hợp thẩm thấu trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch với nước ấm.

Mục sở thị: Cây Hoa súng - Cách trồng và công dụng chữa bệnh của hoa súng: https://onplaza.vn/duoc-lieu/cay-hoa-sung-n158.html

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hành lá 

- Bài thuốc cầm vết thương 

Với những phần vết thương bị rỉ máu, khó cầm, chỉ cần lấy một hành lá tươi, nướng chín lên trên bếp cho mềm, dùng tay bóp mạnh để lấy được phần nước cốt, thoa nhẹ nhàng lên vết thương, lượng máu sẽ chảy ra ít hơn và kháng khuẩn nhanh chóng. 

- Bài thuốc cây hành chống đông máu 

Mỗi ngày chỉ cần dùng một chút hành lá sống hoặc cắt ở phần củ trắng ăn chung cùng bún, phở, mỳ xào, thịt, đậu để ăn. Thực hiện đều đặn sẽ mang đến hiệu quả giúp chống đông máu, giảm lượng cholesterol và cân bằng huyết áp. 

- Bài thuốc dùng hành tươi chữa đau bụng, lạnh chân tay 

Dùng một nắm hành lá tươi (chỉ lấy nguyên phần củ, bỏ rễ và lá đi), nướng trên bếp cho đến khi nóng hơi già. Đắp phần củ này lên lòng bàn tay, rốn, gan bàn chân, để giữ cho phần củ nóng lâu hơn, có thể dùng một chai nước ấm để đè lên trên. 

- Bài thuốc cây hành chữa đau đầu, cảm sốt 

Dùng 20 cây hành lá, cắt bỏ phần lá xanh phía trên, chỉ giữ lại phần rễ và một chút củ trắng. Lấy thêm một nắm gạo nhỏ, cắt khoảng 5 lát gừng rồi cho vào nấu thành cháo. Ăn cháo ngay khi còn nóng để mồ hôi toát ra, ăn như vậy sẽ giảm bệnh tức thì.

- Bài thuốc cây hành dùng trị tả 

Dùng 100g củ hành lá, lấy thêm khoảng 20 quả táo tàu và 3 lít nước cùng nhau. Đun trong lửa nhỏ khoảng 1 giờ đồng hồ, đun đến khi 3 lít nước chỉ còn 1 lít thì tắt bếp đi, bắc nồi nước ra rồi để nguội bớt. Uống nước này thay cho nước lọc trong ngày, uống khi còn hơi ấm. 

Tuy cây hành mang đến nhiều công dụng tốt nhưng theo một số thầy thuốc Đông y, hành có tính phát tán, không nên dùng quá nhiều sẽ hại mắt. Đặc biệt, không nên ăn hành chung cùng đường, mật, thịt chó. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cách dùng, công dụng và lợi ích của cây hành trong chữa bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.27528 sec| 1638.031 kb