Can khương (Gừng) - Tác dụng chữa bệnh của Can khương

- Dược liệu
Can khương (Gừng) - Tác dụng chữa bệnh của Can khương

Vị thuốc can khương nghe lạ lẫm nhưng lại là loại thảo dược thường xuyên có mặt trong tủ bếp nhà bạn. Đó là củ gừng già được đem đi phơi hoặc sấy khô. Gia đình nào cũng nên dự trữ một ít can khương để trị các bệnh ho, cảm lạnh; nôn mửa, tiểu chảy do nhiễm lạnh gây ra; bệnh thấp khớp…

Can khương là gì?

Đó là phần củ rễ của cây gừng già được thái lát phơi/sấy khô. Thật không khó để tìm kiếm hay bào chế loại dược liệu này. Vào mùa thu đông, bạn chỉ cần thu hoạch cây gừng già cỗi (không lấy loại non), loại bỏ phần thân, lá, giữ lại phần củ to, bỏ những rễ nhỏ rồi rửa sạch, có thể thái lát hoặc để nguyên củ phơi khô.

 

Hình ảnh củ gừng khô tức vị thuốc can khương

Hình ảnh củ gừng khô tức vị thuốc can khương 

Can khương có tác dụng dược tính cao là loại củ gừng già cỗi, củ già phình to và chứa nhiều xơ. Quan sát bề ngoài củ gừng già tựa như ngón tay phẳng dẹt, chứa nhiều nhánh và phân đốt rõ ràng, màu sắc thường xám hoặc xám vàng, vỏ ngoài hơi nhăn nheo.

 

Mô tả hình ảnh cây gừng

Cây gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose. Loài cây này có nhiều nơi trên thế giới như: Austraylia, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia… Tại Việt Nam, cây gừng có ở khắp các miền trong cả nước. Cây gừng thường được trồng trong vườn nhà để lấy củ, lá làm gia vị nấu ăn, làm trà; hoặc trồng thành vùng nguyên liệu.

Gừng là loài cân thân thảo sống lâu năm. Cây gừng có chiều cao trung bình từ 40cm đến 80cm. Thân cây gừng là thân rễ nạc, mọc bò ngang dưới mặt đất, từ thân chính phân ra các nhánh tạo thành cụm.

 

Hình ảnh cây gừng cho vị thuốc can khương trị bệnh

Hình ảnh cây gừng cho vị thuốc can khương trị bệnh

Lá cây gừng không cuống cuống mà có dạng bẹ hình lá mác thuôn dài, đầu lá nhọn, nổi các đường gân. Mỗi phiến lá dài chừng 15-20cm, chiều rộng khoảng 2cm, hai mặt lá trơn nhẵn, mặt lá phía trên màu xanh thẫm, phía dưới nhạt hơn. Các lá mọc so le tạo thành hai dãy, trông rất đẹp mắt.

Cây gừng cho hoa quả vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. Hoa gừng mọc thành cụm dài. Từ thân cây mọc lên một cán dài khoảng 20cm, bên ngoài có lớp vảy bao bọc; vảy gần gốc ngắn, càng lên cao các vảy càng xòe rộng và dài hơn; các lá bắc có màu xanh nhạt, mép lá màu vàng tươi. Đài hoa gừng chứa 3 răng ngắn. Tràng hoa gừng chứa ống dài gấp đôi đài, bên trong có 3 thùy hẹp nhọn bằng nhau. Mỗi bông hoa gừng có 1 nhị lép tạo thành thùy bên của cánh môi màu vàng và được chia ra thành 3 thùy tròn. Cây gừng kết quả nang vào khoảng tháng 8 hàng năm.

Tại Việt Nam, người dân thường thu hoạch củ gừng già vào mùa thu khi lá đã vàng úa, tàn lụi, phần củ rễ phình to. Củ gừng già có thể bào chế thành vị thuốc can khương (gừng khô), sinh khương (gừng tươi)… Trong nhân dân, gừng là loại gia vị vô cùng thân thuộc. Gừng được dùng để làm gia vị nấu ăn, làm mứt gừng, gừng ngâm mật ong trị ho hay dùng nước gừng tắm, ngâm chân vào mùa đông giá lạnh…

 

Tác dụng của can khương

Các nhà khoa học hiện đại đã tìm ra trong vị thuốc can khương chứa các thành phần hóa học chính là zingeron, zingerola, zingiberen C15H24, shogaola, α camphen, β phelandren và sesquitecpen… Các hoạt chất này có tác dụng làm tăng nhiệt độ cho cơ thể, phòng chống cảm cúm, cảm lạnh,  sử dụng tốt cho người bệnh bị nhiễm lạnh, đau nhức xương khớp.

Đối với các thầy thuốc y học cổ truyền, can khương là loại dược liệu có vị cay nồng, mùi thơm nồng ấm; tính nóng; quy vào các kinh Tỳ, Tâm, Vị, Phế. Vị thuốc can khương có công dụng hồi hương, thông mạch, ôn trung tán hàn, táo thấp tiêu đàm. Các thầy thuốc y học cổ truyền Đông phương thường dùng vị thuốc can khương để chữa trị các bệnh:

  • Đau bụng lạnh, nôn mửa, đi ngoài hay bụng trướng khó tiêu.
  • Ho suyễn, nhiều đờm
  • Chân tay nhiễm lạnh
  • Tán khương tăng cường chỉ huyết.

Can khương thường được chỉ định dưới dạng thuốc sắc uống, kết hợp cùng các vị thuốc khác. Liều dùng can khương từ 4-20gram cho một người, một ngày

 

Một số bài thuốc dùng can khương trị bệnh

Từ xa xưa, nhân dân ta đã sử dụng vị thuốc can khương để chữa bệnh. Vị thuốc gừng khô được dùng để đun nước tắm cho người bị cảm lạnh, chữa trị bệnh thấp khớp cho người già, gừng ngâm mật ong trị ho. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh có chứa vị thuốc can khương:

  • Bài 1: Chữa bệnh ho do nhiễm lạnh

Lấy can khương ngâm trong mật ong tự nhiên trong 3 ngày rồi dùng can khương đã ngấm mật ong bỏ vào miệng mà ngậm rồi nhai chậm đến khi nuốt hết. Với cách này, vị thuốc can khương có tác dụng làm ấm cơ thể, sát trùng họng, giảm ho.

  • Bài 2: Chữa chứng tiêu chảy do cảm hàn

Lấy 1 lượng can khương rồi giã nát, đem đi sao vàng, khi can khương còn nóng ấm trên chảo thì nhanh tay đổ vào một tấm vải rồi gấp lại sao cho giữ nhiệt, dùng gói vải này đắp lên bụng tại vị trí dưới rốn khoảng 1-2 tiếng thì thay mới. Hoặc có thể lấy can khương tán thành bột mịn rồi nấu trắng trộn vào một lượng nhỏ ăn cùng khi cháo còn nóng ấm.

  • Bài 3: Chữa viêm khớp dạng thấp

Lấy can khương 3gram; các vị đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa, mỗi vị 9gram; cùng với phụ tử 6gram. Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào siêu sắc nước uống ngày 1 thang, chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày.

  • Bài 4: Chữa băng huyết ở nữ giới

Lấy 6gram can khương cùng với ô mai, tông bì mỗi vị 9gram. Đem đốt cháy thành than các vị trên rồi tán bột mịn hòa với nước uống. Chia làm nhiều liều nhỏ uống trong ngày. Bài thuốc này được ghi nhận cải thiện được chứng băng huyết, cầm máu ở người nữ.

  • Bài 5: Cải thiện sức khỏe cho người bị suy nhược cơ thể

Lấy vị thuốc can khương tán thành bột mịn rồi trộn bột này với mạch nha. Đem hỗn hợp trên sao dưới lửa nhỏ cho mạch nha tan chảy quyện vào với bột can khương. Sau đó để nguội rồi vo viên thành những viên đậu nhỏ. Ngày uống khoảng 30 viên. Tác dụng cải thiện sức khỏe cho người ăn uống kém, cơ thể suy nhược do bị chấn thương.

 

Những lưu ý khi dùn can khương trị bệnh

Can khương là vị thuốc giân dã, có nhiều công dụng trị bệnh tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau trong sử dụng can khương trị bệnh:

  • Có vị cay, tính nóng ấm có thể gây tổn hại đến khí huyết nên không dùng can khương trong thời gian dài.
  • Không nên dùng cho người đang mang thai; người có âm hư nội nhiệt; người bị ho do âm hư; người bị nôn mửa ra huyết kèm theo sốt, ra mồ hôi trộm, đại tiện ra máu.
  • Can khương rất kỵ khi dùng chung với các vị thuốc hoàng cầm, hoàng liên, tần tiêu, dạ minh sa.

=> Nhiều người tò mò về rặng trâm bầu, cùng tìm hiểu tại đây: Cây Trâm Bầu - Các Công Dụng Trị Bệnh - Lưu Ý Khi Dùng


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Can khương (Gừng) - Tác dụng chữa bệnh của Can khương

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22095 sec| 1638.188 kb