Chỉ thực là gì? Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh

- Dược liệu
Chỉ thực là gì? Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh

Chỉ thực là một trong những vị thuốc quý của đông y có chứa các thành phần hóa học hữu ích, có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như tiêu đờm, chống dị ứng, lợi tiểu, rối loạn chức năng xảy ra tại đường tiêu hóa, cường tiêm và làm tăng huyết áp.

Trong bài viết dưới đây ONPLAZA sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về dược liệu chỉ thực cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ chỉ thực mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị.

Chỉ thực là gì?

Chỉ thực là một vị thuốc trong đông y, được lấy từ quả Trấp khi còn non sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô. Quả trấp có hình cầu, có núm, vỏ ngoài sần sùi. Khi chín quả có màu vàng nhạt, ruột có màu vàng lục và có vị chua.

Quả Trấp non
Hình ảnh quả Trấp non vỏ sần sùi

Cây trấp là cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao khoảng từ 2 - 10m. Thân nhẫn có gai ngắn hoặc không có gai. Lá cây có hình trái xoan, thường mọc so le. Phiến lá dài, góc tròn, đầu tù, đôi khi hơi lõm vào. Đầu lá hơi có răng cưa, hai mặt lá nhẵn và mặt trên thường bóng hơn mặt dưới của lá.

Hoa trấp mọc thành cụm, thành chùm, mỗi chùm sẽ có từ 6 - 8 hoa nhỏ. Hoa thường mọc ở kẽ lá, có màu vàng nhạt hoặc màu trắng.

Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: chỉ thực còn được biết với các tên gọi khác như kim quất, trái non của quả trấp, chấp, khổ chanh, niệm chích, Đổng đình, Chùy hông phích lịch (Hòa Hán dược khảo)
  • Tên khoa học: Fructus poncirin Immaturi, Fructus aurantii Immaturi
  • Họ: Cam (danh pháp khoa học: Rutaceae)

Phân bố, thu hái, sơ chế, bảo quản

- Phân bố: Chỉ thực là vị thuốc có nguồn gốc từ Malaysia, Ấn Độ. Sau đó lan rộng ra các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Trung quốc.Tại Việt Nam, cây chỉ thực thường được tìm thấy tại các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Ninh Bình

- Thu hái: hạt trấp được thu hoạch phổ biến vào tháng 9 và tháng 10 khi quả gần chín, có đường kính từ 3 - 5cm, phơi khô (chỉ xác). Và có thể thu hái những quả xanh vào tháng 5 và tháng 6 lúc trời khô ráo. Thu nhặt các quả non, rụng dưới gốc cây, sau đó bổ đôi rồi phơi khô được gọi chỉ thực.

Vị thuốc chỉ thực
Chỉ thực được tháo lát và phơi khô

Vị thuốc chỉ thực

 - Bào chế dược liệu Chỉ thực: nếu quả trấp có đường kính dưới 1cm thì để nguyên, còn nếu trên 1 cm thì bổ đôi theo chiều ngang, rửa sạch rồi ngâm nước cho mềm. Tiếp đó, bỏ phần thịt và hạt quả, chỉ lấy phần vỏ ngoài, thái nhỏ và mang phơi khô. Sau đó lại sao với cám hoặc nếp, đến khi cháy đen thì thu được phần chỉ thực, bỏ phần cám và bảo quản để dùng dần. Lưu ý: Chỉ thực để càng lâu năm càng tốt. 

- Bảo quản: dược liệu chỉ thực sau khi bào chế cần bảo quản ở những nơi khô ráo và tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của Chỉ thực gồm:

  • Tinh dầu
  • Hesperidin
  • Neohesperidin
  • Pectin

Tính vị

- Vị thuốc chỉ thực có vị đắng, tính hàn

Quy kinh

- Quy vào kinh Tâm Tỳ, Vị, Can

Tác dụng, cách dùng chỉ thực

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền, Vị thuốc chỉ thực có những tác dụng sau:

  • Tiêu đờm, hành khí trệ, dẫn khí đi qua đường đại tiện (theo Trung Dược Học)
  • Tả đờm, tả khí, hoa khiếu (theo bản Thảo diễn Nghĩa)
  • Tiêu tích, trừ bỉ tích, tá đàm, hành khí, phá khí (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Tiêu đờm tích, khai đạo liên kết, khứ định Thủy, tả vị thực, thông tiểu bí, phá kết hung (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa)

Theo y học hiện đại, Dược liệu trí thức có những tác vụ sau:

  • Giúp Cường tim, tăng huyết áp nhưng không làm tăng nhịp tim. Làm tăng lưu lượng máu đến động mạch vành, não, thận. Tuy nhiên máu ở động mạch đùi sẽ bị giảm.
  • Ức chế cơ trơn của ruột, chống co thắt dạ dày và làm tăng nhu động ruột
  • Làm tăng hoạt động của tử cung ở phụ nữ có thai và chưa có thai

Cách dùng, liều dùng

- Cách dùng: Vị thuốc chỉ thực có thể sử dụng tươi, phơi khô sắc nước uống hoặc tán thành bột mịn hoặc nấu thành cao hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh.

- Liều dùng khuyến cáo: 4 – 12g/ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Chỉ thực

Trong các bài thuốc chữa bệnh đông y, chỉ thực có thể dùng độc vị hoặc dùng để kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh.

✓   Bài thuốc 1. Chỉ thực hỗ trợ điều trị chữa bệnh dạ dày

  • Đơn thuốc: chỉ thực 200mg, ô tặc cốt 300mg, cao dạ cẩm 380mg, cao chè dây 625mg, mật ong 500 mg, cam thảo 150mg, minh phàn chế 150mg, tinh nghệ đen 1500mg, cao bình vôi 250mg, hương phụ 150mg
  • Cách dùng, liều dùng: sắc với 1.5 lít nước, đun trong 1 tiếng. Sau đó chia nước thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày.

✓   Bài thuốc 2. Chữa trẻ nhỏ tiêu ra cơm nước không đều, lỵ lâu ngày với vị thuốc chỉ thực

  • Đơn thuốc: sử dụng 4 - 8 gam chỉ thực
  • Cách dùng, liều dùng: tán chỉ thực thành bột mịn, sau đó pha với nước và uống hằng ngày.

✓   Bài thuốc 3. Chỉ thực giúp thuận khí, cầm lỵ

  • Đơn thuốc: chỉ thực đã sao qua 96 gam, cam thảo 24 gam.
  • Cách dùng, liều dùng: tán các vị thuốc trên thành bột mịn, sau đó trộn đều. Mỗi lần sử dụng 8 gam và uống với nước ấm.

✓  Bài thuốc 4. Trị chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ với dược liệu chỉ thực

  • Đơn thuốc: chỉ thực, cam thảo, mỗi vị 4 gam.
  • Cách dùng, liều dùng: sắc nước uống.

✓  Bài thuốc 5. Giảm đau nhức răng với chỉ thực

  • - Đơn thuốc: chỉ thực, rượu
  • - Cách dùng, liều dùng: đem ngâm chỉ thực với rượu, dùng để súc miệng hằng ngày.

✓  Bài thuốc 6. Trị lở loét sưng đau

- Cách 1: sử dụng chỉ thực nướng nóng sau đó chườm vào chỗ đau.

- Cách 2: sử dụng bột chỉ thực, sau đó bỏ vào bình nấu sôi thật lâu và rồi rửa vùng da bị lở loét sưng đau.

✓  Bài thuốc 7. Chữa nấc cụt do phong hàn, cảm mạo

  • Đơn thuốc: 20 gam chỉ thực, bốn gam mộc Hương
  • Cách dùng, liều dùng: tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g bột với nước sôi. 

✓  Bài thuốc 8. Tránh động thai

  • Đơn thuốc: 120 gam chỉ thực đã sao qua, 40 gam hoàng cầm
  • Cách dùng, liều dùng: tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 20 gam với 1,5 chén nước. Lưu ý nếu bụng phù căng, có thể cho thêm 40g Bạch truật.

✓  Bài thuốc 9. Trị trẻ con động kinh, co giật, nghẹt đờm, nôn mửa

  • Đơn thuốc: chỉ thực bỏ múi, đạn đậu khấu, mỗi vị một lượng bằng nhau.
  • Cách dùng, liều dùng: tán thành bột mịn. Mỗi lần uống ½  muỗng cà phê. Lưu ý với trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng thêm vị thuốc bạc hà giã lát, lọc lấy nước, dùng uống kèm với thuốc bột chỉ thực. Nếu trường hợp bị giật kinh phong có thể dùng thêm kinh giới nấu với 3 - 5 giọt rượu và uống kèm với thuốc. Mỗi ngày uống 3 - 5 lần. 

✓  Bài thuốc 10. Chữa thương hàn

  • Đơn thuốc: chỉ thực, bình Lang, mỗi vị một lượng bằng nhau.
  • Cách dùng, liều dùng: tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 12 gam bột với nước sắc từ vị thuốc hoàng liên.

Kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng chỉ thực

Vị thuốc chỉ thực không sử dụng cho những đối tượng dưới đây:

  • Người bệnh bị tỳ vị khí hư, Hàn mà không có thấp tích
  • Phụ nữ có thai thân thể gầy yếu
  • Nếu không có khí trệ thực tà thì không nên dùng vị thuốc chỉ thực

Trên đây, ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về dược liệu trị thực. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn sử dụng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để đạt được hiệu quả chữa bệnh và an toàn cho người sử dụng, không gặp những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Chỉ thực là gì? Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.19879 sec| 1633.945 kb