Thành phần và công dụng chữa bệnh của củ bình vôi

- Dược liệu
Thành phần và công dụng chữa bệnh của củ bình vôi

Củ bình vôi vốn là một trong những loại dược liệu từ dân gian mang đến nhiều công dụng dành cho sức khỏe, được xếp là vị thuốc hàng đầu trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi. Nếu bạn đang quan tâm đến công dụng và những bài thuốc chữa bệnh liên quan đến củ bình vôi, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

GIỚI THIỆU VỀ CỦ BÌNH VÔI 

Củ bình vôi là gì?

- Tên thường gọi trong dân gian: Ngoài tên gọi là củ bình vôi thì loại củ này còn có một số tên gọi khác là Củ một, Củ mối trôn, Ngải tượng, Tử nhiên, Cà tom.

- Tên khoa học: Stephania rotunda lour

- Họ khoa học: Thuộc họ tiết dê.

 

Hình dáng 

Củ bình vôi có hình dáng thuộc loại cây mọc leo, thân dưới phát triển to, thường bám vào núi đá, trọng lượng mỗi củ nặng khoảng 20kg, phần da thân có màu nâu xù xì, trông rất giống với bình đựng vôi mà người xưa thường dùng để tôi vôi ăn trầu.

Cây bình vôi có hình dáng như bình đựng trầu tôi vôi thời xưa

Cây bình vôi có hình dáng như bình đựng trầu tôi vôi thời xưa

Lá hình khiên, hình tròn, hình tim hoặc hình bầu dục, mọc so le, đường kính mỗi lá từ 8-9cm, mọc thành tán, phần cuống lá dài khoảng 8-9cm. Hoa có hình dáng nhỏ, màu xanh nhạt. Qủa bình vôi có màu đỏ tươi, ở bên trong có chứa một hạt hình móng ngựa, vị đắng, pha chút ngọt ngọt.  

 

Khu vực phân bố 

Củ bình vôi thường có phân bố rất rộng rãi, chủ yếu tại khu vực châu Á, bao gồm một số nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia... Tại Việt Nam, hình ảnh cây bình vôi được tìm thấy kéo dài từ Bắc đến Nam nhưng tập trung nhiều nhất tại một số tỉnh như Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn... 

Ngoài ra, thường bắt gặp cây bình vôi tại rừng cây bụi, thân dây leo nhỏ tại núi đá vôi ẩm và rất dễ phát hiện. Thậm chí, có khi còn thấy rễ củ nằm gọn tại hỏm đá và xung quanh không có đất, chỉ việc nhấc lên là được. 

 

Bộ phận được lấy chế biến của cây bình vôi 

Cây bình vôi được lấy phần rễ củ để chế biến thuốc. Rễ củ được thu hái vào mùa Thu-Đông (lúc này củ có hoạt chất cao nhất). Phần củ rễ này được cạo sạch vỏ ngoài, thái lát, phơi ở trong bóng râm cho khô.

Có thể sử dụng loại dược liệu khô này để chiết thành các hoạt chất mang đến tác dụng. Một số nơi, người ta cũng dùng rễ củ tươi sát hoặc giả nhỏ, ép lấy nước rồi từ nước này để chiết lấy hoạt chất sử dụng. 

 

CỦ BÌNH VÔI CHỮA BỆNH GÌ?

Theo y học cổ truyền, củ bình vôi có tính khổ-cam-lương, đi vào hai kinh can, tỳ, được dùng để chữa một số chứng bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ, động kinh, viêm phế quản, điên giản, đau dạ dày...nhưng thường kết hợp cùng với một số vị thuốc khác. 

Theo khoa học hiện đại, trong củ bình vôi có chứa chất Rotundin mang đến tác dụng trấn tĩnh thần kinh, an thần, bổ tim, hạ huyết áp, chống co quắp. 

 

Công dụng của củ bình vôi đối với chứng mất ngủ kéo dài

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần hoạt chất cepharanthin có trong củ bình vôi mang đến công dụng giúp điều hòa tuần hoàn bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng mang đến sự kích thích, giúp sản sinh những hoạt chất có lợi cho người mất ngủ. Từ đó, chứng bệnh cũng được cải thiện tốt hơn. 

Thông thường, để chữa bệnh mất ngủ, người ta thường hay dùng rượu ngâm củ bình vôi để uống hoặc tán nhỏ củ bình vôi thành bột pha uống cùng nước. 

 

Công dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa của củ bình vôi 

Thành phần rotundin của củ bình vôi giúp mang đến khả năng giúp trấn tĩnh rõ rệt của nhu động đại tràng. Qua đó, giúp cải thiện tình trạng bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, do dược tính trong loại củ này khá cao nên tốt hơn hết là nên tránh lạm dụng kẻo mang đến tác dụng phụ cho cơ thể. 

 

Công dụng của củ bình vôi chữa bệnh gout 

Một số nghiên cứu khoa học đã tìm thấy chất l-tetrahydropalmatin, chất này được đánh giá là mang đến hiệu quả rất tốt trong việc điều trị bệnh gout. 

Cây bình vôi mang đến nhiều công dụng khác nhau cho con người

Cây bình vôi mang đến nhiều công dụng khác nhau cho con người

Công dụng an thần của củ bình vôi 

Nhờ có tác dụng thư giãn thần kinh, an thần nên củ bình vôi rất tốt đối với những người bị lên cơn co giật trấn kinh, làm hạ huyết áp. Đây cũng là phương pháp giúp chữa động kinh hiệu quả, có thể áp dụng đối với những bệnh nhân mắc chứng bệnh này. 

 

Công dụng của củ bình vôi đối với bệnh về huyết áp cao 

Cả hai hoạt chất l-tetrahydropalmatin và rotundin đều mang đến tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa hệ thần kinh, an thần, làm giảm căng thẳng, hạ huyết áp xuống mức ổn định, rất tốt đối với người bị huyết áp cao. 

 

Công dụng của củ bình vôi đối với chứng bệnh viêm phế quản

Rotundin là hoạt chất rất ít độc đối với cơ thể, tác dụng chính là giảm căng thẳng, an thần. Bên cạnh đó còn giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm phế quản, ho, hen suyễn rất hiệu quả. 

 

Cách sử dụng, các bài thuốc từ củ bình vôi

- Ngâm rượu củ bình vôi: Đây được xếp vào loại rượu thuốc được nhiều người dùng pha chế giúp chữa các chứng bệnh như huyết áp, mất ngủ, hen suyễn. Cách làm rất đơn giản, cạo vỏ và rửa sạch củ bình vôi, mang thái lát mỏng, ngâm cùng rượu gạo khoảng 10% trong 3 tháng. Mỗi lần chỉ lấy khoảng 5-15ml pha uống là đủ, dùng hàng ngày. 

- Củ bình vôi nghiền bột: Củ bình vôi cạo vỏ và rửa sạch, sau đó mang phơi khô, thái nhỏ, tán nhuyễn thành bột. Bột củ bình vôi bảo quản trong lọ thủy tinh, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Mỗi lần dùng nên lấy từ 3-6g pha cùng với nước uống là được. 

Cùng tìm hiểu "Tổng quan về thảo dược cây tô mộc (cây vang đỏ)": https://onplaza.vn/duoc-lieu/cay-to-moc-n146.html

Lưu ý tác dụng phụ của củ bình vôi 

Nhìn chung, củ bình vôi hầu như không gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể nên người dùng hoàn toàn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

- Do củ bình vôi có tác dụng an thần, gây buồn ngủ nên không dùng quá liều dễ dẫn đến mất tập trung, buồn ngủ. 

- Không dùng củ bình vôi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ mang thai. 

- Ngoài ra, trong củ bình vôi còn có một hoạt chất khác là roemerin, dễ dẫn đến làm tê liệt niêm mạc và giảm nhịp tim nên cần phải dùng đúng cách, đúng liều lượng và hết sức thận trọng. 

Tóm lại, cũng như nhiều loại thảo dược Đông y khác, củ bình vôi mang đến rất nhiều công dụng nhưng lại không nhanh chóng giống như thuốc Tây y. Vì thế, muốn vị thuốc này mang đến hiệu quả, người dùng cần phải dùng kiên trì, đều đặn mỗi ngày, theo hướng dẫn của các thầy thuốc chuyên môn. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Thành phần và công dụng chữa bệnh của củ bình vôi

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21719 sec| 1625.883 kb