Củ gai có tác dụng gì? Tác dụng an thai cho bà bầu ?

- Dược liệu
Củ gai có tác dụng gì? Tác dụng an thai cho bà bầu ?

Cây lá gai thường được biết đến bởi công dụng của lá cây có thể dùng làm bánh gai hay thân cây dùng để dệt sợi tầm gai đan lưới. Bên cạnh đó, loại cây này còn cho củ gai, rễ gai dùng để trị bệnh. Vậy cu gai có tác dụng gì? Liệu củ gai c An thai và trị động thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

  • Tên tiếng Việt: Cây Củ gai, Cây lá gai, Trữ ma, Tầm ma…
  • Tên khoa học: Boehmeria nivea
  • Họ khoa học:  Urticaceae (tức họ Gai)

hình ảnh cây và củ lá gai

I. MÔ TẢ DƯỢC LIỆU CÂY GAI 

1. Nguồn gốc và phân bố

Cây lá gai là loài cây bản địa của vùng Đông Á. Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ. Sau này được người dân di thực sang nhiều nước trên thế giới. Tại châu Á, thường thấy cây được mọc hoang hay gieo trồng ở các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Lào, Campuchia… Tại Việt Nam, có cả cây mọc hoang và cây trồng thành vùng nguyên liệu lấy lá làm bánh và củ rễ làm dược liệu. Thấy nhiều ở các vùng Thái Bình, Nam Định.

2. Mô tả hình ảnh cây lá gai

Thân cây cao chừng 1m đến 2,5m. Lá cây hình tim, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh bạc có bao phủ lớp lông mỏng xung quanh, viền lá có răng cưa.

Củ gai là phần rễ của cây lá gai. Đào củ gai lên nhận thấy củ có hình trụ dài từ 8-25cm, đôi khi hơi cong. Bề mặt củ gai màu nâu nhiều vết nhăn chạy ngang dọc, nhiều lỗ bì và các rễ con bám xung quanh.

Cắt lát phần củ gai tươi nhận thấy bên trong cứng, thịt củ màu vàng, nhiều xơ; tiếp theo là phần gỗ có màu nâu nhạt; giữa củ có nhiều vòng đồng tâm, chính giữa là phần tủy rồng. Nếm thử củ gai thấy mùi vị nhẹ, nhai thử thì cảm nhận như có chất gì mềm dẻo, dính răng.

3. Bộ phận sử dụng làm thuốc

Cây gai cho củ, rễ để làm dược liệu. Có thể thu hái củ gai quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Khi đó, củ gai sau khi thu hái được người dân rửa sạch, cạo rất nhẹ phần vỏ nâu bên ngoài, sau đó phơi sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp.

Lưu ý không gọt vỏ, chỉ cạo nhẹ lớp màng nâu bên ngoài. Nếu dùng dao gọt sâu phần vỏ sẽ làm mất tính chất dược liệu của củ gai.

4. Thành phần hóa học

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy các chất sau trongcây gai: chất béo, protein, vitamin K, biotin, chất xơ và các khoáng chất như mangan, kẽm, đồng… Chiết xuất từ 100gr cây gai thì có tới 85,3gr protein và nước, 333mg vitamin E, 498,6mcg biotin. Đây là những chất vô cùng cần thiết cho cơ thể.

Riêng trong củ gai chứa các chất chính như sau: axit chlorogenic, axit quinic, axit cafeic, axit protocatechic, rhoifolin 0,7% và apigenin.

 

II. TÁC DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CỦ GAI AN THAI CHO BÀ BẦU

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các thành phần hóa học trong củ gai rất có lợi cho bà mẹ đang mang thai. Trong Đông y, rễ và củ gai có vị ngọt, tính hàn không mang độc tố, quy vào các kinh tâm, can, bàng quang. Theo BS Phạm Thu (Suckhoedoisong.vn ngày 5/12/2019): củ gai được sử dụng làm thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, tán ứ và làm vị thuốc an thai rất tốt cho bà bầu.

tác dụng của củ gai trong việc an thai cho bà bầu

Củ an gai có tác dụng an thai cho bà bầu.

1. Bài thuốc an thai từ củ gai:

Trong dân gian, có lưu truyền bài thuốc an thai từ củ và rễ cây gai tươi như sau: lấy củ gai tươi với lượng khoảng 30gr chế thêm 0,6l nước rồi sắc cô đặc còn khoản 0,2l nước chia ra uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Nước sắc uống trong ngày, không để sang ngày sau. Duy trì trong 2-3 ngày rồi thôi.

Cũng có thể nấu cháo củ gai để dưỡng huyết, an thai. Lấy khoảng 50gr củ gai tươi, 10 quả táo đỏ, 1 lạng gạo nếp. Lấy 3 thứ đó nấu chung đến khi nhừ, bỏ phần bã củ gai, nêm gia vị vừa ăn. Chia làm các phần nhỏ ăn trong ngày. Cũng chỉ nên ăn cháo củ gai táo đỏ trong tối đa 3 ngày, không sử dụng kéo dài.

Bên cạnh đó còn có một món ăn khác từ củ gai giúp an thai. Lấy khoảng 1 lạng đến 2 lạng rễ, củ gai tươi rửa sạch, thái lát mỏng hầm nhừ với chim câu, gà ác, tim lợn, móng giò, chân dê… Ăn như món ăn hàng ngày sẽ đem lại rất nhiều chất bổ dưỡng cho bào thai và người mẹ.

2. Bài thuốc trị động thai từ củ gai:

Người xưa cũng sử dụng củ gai khi phụ nữ có thai gặp các triệu chứng sau đây: bỗng nhiên đi tiểu thấy ra dịch nâu, có lẫn máu đỏ, tiểu đục…

Trên trang của Sở y tế Hà Nội (soyte.hanoi.gov.vn) có đăng bài “Một số bài thuốc từ cây lá gai”. Trong đó có chỉ ra Bài thuốc bị đau bụng hoặc ra huyết dọa sảy thai gồm các vị: Củ gai tươi 48gr, lá tía tô 12gr, lá ngải cứu 12gr. Rửa sạch các vị trên rồi cho vào siêu sắc nước uống trong ngày.

3. Lưu ý cần thiết khi sử dụng cây củ gai

Cây lá gai nếu ăn tươi sẽ gây ngứa nhưng nếu nấu chín, luộc sẽ hết, được người dân sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày cung cấp các dưỡng chất và chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa.

Củ rễ cây lá gai là vị thuốc có tính hàn nên không sử dụng cho những bệnh nhân có thể trạng hư hoàn, không sử dụng với thời gian kéo dài. Nếu sử dụng để an thai, trị dọa xảy thai chỉ dùng trong 2-3 ngày.

Nếu có nhu cầu sử dụng củ gai làm thuốc trị bệnh, cần phải có thăm khám, tư vấn của bác sĩ. Không tùy ý sử dụng, đặc biệt là đối với bà mẹ đang mang thai cần phải vô cùng cẩn trọng. Mời bạn đọc thêm vị thuốc: Bọ ngựa ăn gì ? Tác dụng chữa bệnh của bọ ngựa


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Củ gai có tác dụng gì? Tác dụng an thai cho bà bầu ?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21086 sec| 1630.133 kb